Các vùng của Anh nới lỏng hạn chế phòng dịch COVID-19
Ngày 2/3, Bắc Ireland trở thành vùng cuối cùng ở Anh nhất trí nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 trong khi Scotland đang cân nhắc dần dỡ bỏ lệnh phong tỏa do số ca nhiễm có chiều hướng giảm.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Dublin, Ireland. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo quan chức vùng Bắc Ireland, bà Michelle O’Neill, chính quyền vùng sẽ cẩn thận, cảnh giác song cảnh báo tình hình dịch bệnh vẫn chưa lắng dịu. Bà O’Neill cho biết các hoạt động giải trí, thể thao, đi lại, cầu nguyện sẽ được nối lại theo giai đoạn, từ phong tỏa đến thực hiện một cách thận trọng, dần nới lỏng theo các mức và chuẩn bị cho tương lai.
Bà O’Neill nêu rõ kế hoạch nới lỏng hạn chế sẽ được triển khai dựa trên tình hình dịch bệnh thực tế, chứ không đặt ra thời gian cụ thể như các vùng England, xứ Wales và Scotland đang làm. Quan chức này khẳng định sẽ làm mọi cách để đây là lần cuối cùng vùng Bắc Ireland phải áp đặt lệnh phong tỏa.
Trong 4 vùng của Anh, England là vùng duy nhất hiện ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm hơn 100 người trên mỗi 100.000 người dân. Cho tới nay, nước Anh đã ghi nhận 4.188.400 ca mắc COVID-19, trong đó có 123.296 ca tử vong, trở thành một trong những ổ dịch tồi tệ nhất thế giới. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa và chương trình tiêm chủng đại trà đã giúp số ca mắc mới giảm, nhờ đó các nhà chức trách cân nhắc nới lỏng các biện pháp kiểm dịch.
Video đang HOT
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết đang cân nhắc đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng trong bối cảnh trường học dự kiến mở cửa trở lại từ ngày 15/3 tới, tức là 1 tuần sau khi vùng England mở cửa trường học trở lại.
* Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel dự kiến nhất trí với chính quyền các khu vực về kế hoạch nới lỏng từng phần các biện pháp phòng dịch. Chính phủ Thủ tướng Merkel đang đối mặt với nhiều áp lực về việc xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm khôi phục hoạt động sau nhiều tháng thực hiện lệnh phong tỏa, dù rằng số ca mắc trong ngày đang tăng trở lại và tiến độ tiêm vaccine có dấu hiệu chậm lại.
Theo một dự thảo kế hoạch, nhiều khả năng, từ ngày 8/3, chính phủ sẽ cho phép tụ tập hai hộ gia đình với tối đa là 5 người, không bao gồm trẻ em dưới 14 tuổi. Cửa hàng bán hoa, hiệu sách, cửa hàng cây cảnh, tiệm làm móng hay massage cũng được phép mở cửa trở lại.
Theo thống kê ngày 3/3, nước Đức đã ghi nhận thêm 9.091 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này cho tới nay lên 2.460.030 ca, tăng hơn 1.000 ca so với tuần trước. Trong khi đó, số ca tử vong trong 24 giờ qua là 418 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 70.881 ca. Tuy nhiên, dự thảo kế hoạch cũng nêu rõ chính phủ sẽ tái áp đặt các biện pháp phòng dịch nếu tỷ lệ lây nhiễm vượt mức 100 ca trên mỗi 100.000 người.
Chính phủ Đức đặt tỷ lệ nhiễm ở mức 50 ca trên mỗi 100.000 người là điều kiện để thực hiện nới lỏng lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, Berlin đang đối mặt nhiều sức ép yêu cầu nới lỏng phong tỏa, trong bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm hiện nay duy trì ở mức hơn 60 ca trên mỗi 100.000 người, số ca tử vong và bệnh nhân điều trị tích cực giảm.
IMF hy vọng các nước Mỹ Latinh duy trì chính sách kích thích kinh tế
Giám đốc phụ trách khu vực Tây bán cầu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Alejandro Werner nhấn mạnh các nước Mỹ Latinh cần phải duy trì các biện pháp kích thích kinh tế và tài khóa trong năm 2021.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Buenos Aires, Argentina. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 25/2, Giám đốc phụ trách khu vực Tây bán cầu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Alejandro Werner nhấn mạnh các nước Mỹ Latinh cần phải duy trì các biện pháp kích thích kinh tế và tài khóa trong năm 2021 để có thể thúc đẩy đà phục hồi kinh tế trong bối cảnh Tổng sản phẩm khu vực trong năm vừa qua đã suy giảm 7,4%.
Trong một hội nghị với sự tham gia của Tổng thư ký Tổ chức liên Mỹ Rebeca Grynspan và Bộ trưởng Thương mại Tây Ban Nha Xiana Méndez, ông Werner cho rằng các quốc gia Mỹ Latinh cần tiếp tục các chính sách hỗ trợ người dân, đồng thời nhấn mạnh việc cắt giảm lãi suất nói chung có thể sẽ là biện pháp hữu ích.
Quan chức cấp cao của IMF cảnh báo nền kinh tế của khu vực Mỹ Latinh chỉ có thể trở lại mức trước đại dịch COVID-19 vào năm 2022 và Tổng sản phẩm bình quân đầu người chỉ được phục hồi vào năm 2025. Ông Werner cũng dẫn số liệu của IMF, trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Mỹ Latinh sẽ đạt mức 4,1% trong năm 2021 và 3% vào năm 2022.
Về phần mình, Bộ trưởng Thương mại Tây Ban Nha Xiana Méndez cho rằng yếu tố quan trọng nhất đối với quá trình phục hồi kinh tế tại Mỹ Latinh là việc triển khai hiệu quả và nhanh chóng các loại vắcxin ngừa COVID-19, vì sự chậm trễ trong việc cung cấp vắcxin cho người dân sẽ khiến cho quá trình nối lại hoạt động kinh doanh sản xuất bị chậm lại.
Ông Méndez cho biết Tây Ban Nha sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động thương mại với khu vực Mỹ Latinh. Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên đã đạt dơn 35 tỷ USD.
Người đứng đầu Bộ thương mại Tây Ban Nha cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì cam kết chung về vấn đề mở cửa thương mại, đồng thời khuyến cáo tránh những căng thẳng liên quan đến bảo hộ thương mại trong một số lĩnh vực./
Tổng thống Iran cảnh báo về làn sóng thứ 4 của đại dịch COVID-19 Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 13/2 cảnh báo về nguy cơ "làn sóng thứ 4" của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này, trong bối cảnh nhiều khu vực chứng kiến số ca nhiễm tăng mạnh. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tehran, Iran, ngày 8/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu trên truyền hình, ông...