Các vệ tinh của sao Mộc có thể ’sưởi ấm’ cho nhau
Các nhà khoa học cho biết, 3/4 vệ tinh lớn nhất của sao Mộc: Ganymede, Callisto và Europa, được cho là chứa những đại dương nước bên dưới lớp vỏ băng giá của chúng. Trong khi đó, vệ tinh Io có thể chứa đại dương magma.
Vệ tinh Io có thể chứa đại dương magma.
Một trong những lý do khiến những vệ tinh này đủ ấm để chứa nước hoặc magma chính là lực hấp dẫn, hay lực thủy triều từ sao Mộc. Khối lượng khổng lồ của sao Mộc tác động đến các vệ tinh khi chúng quay quanh, tạo ra ma sát và sinh nhiệt.
Nhà khoa học hành tinh Hamish Hay thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Pasadena, California (Mỹ) cho biết: “Bởi vì các vệ tinh nhỏ hơn rất nhiều so với sao Mộc, về cơ bản, thủy triều do Io nâng lên trên Europa chỉ nhỏ đến mức chúng thậm chí không đáng để nghĩ đến”.
Video đang HOT
Cùng các nhà khoa học hành tinh Antony Trinh và Isamu Matsuyama tại Trường Đại học Arizona ở Tucson, Hay đã tính toán phạm vi thủy triều mà các vệ tinh của sao Mộc nâng lên.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, tầm quan trọng của thủy triều phụ thuộc vào độ dày của đại dương. Nhưng với đại dương có kích thước phù hợp, các vệ tinh lân cận có thể đẩy và kéo các sóng thủy triều lên nhau ở tần số thích hợp, nhằm tạo ra sự cộng hưởng.
“Khi bạn gặp phải một trong những điểm cộng hưởng này, sóng thủy triều bắt đầu lớn hơn”, ông Hay cho biết.
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, những làn sóng này sau đó sẽ tiến vào bên trong vệ tinh và tạo ra nhiệt do ma sát. Nếu các điều kiện phù hợp, nhiệt từ sóng thủy triều có thể vượt quá nhiệt từ sao Mộc.
Nhà khoa học hành tinh Cynthia Phillips thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, người không tham gia vào nghiên cứu mới này, cho biết: “Về cơ bản, mọi người đều bỏ qua những hiệu ứng này. Tôi chỉ ngạc nhiên về “mức độ sưởi ấm” mà các vệ tinh có thể mang lại cho nhau”.
Phát hiện hành tinh "xuyên không" nặng gấp 922 lần Trái Đất
Trên hành tinh kỳ lạ này, 2 mùa hè và 2 mùa đông trôi qua chỉ trong vòng... 36 giờ!
Hành tinh kỳ lạ mang tên KELT-9b, thuộc dạng "Sao Mộc nóng", tức một hành tinh khí khổng lồ tương tự Sao Mộc của Hệ Mặt Trời, nhưng lại quay quá gần sao mẹ nên có nhiệt độ "địa ngục".
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ John Ahlers từ Trung tâm Hàng không Vũ trụ Goddard của NASA đã phát hiện ra điểm có 1 không 2 của hành tinh này: nó quá lớn, có lực hấp dẫn quá mạnh và lại nằm quá gần sao mẹ, nên đã làm sao mẹ biến dạng.
Ảnh đồ họa mô tả hành tinh "xuyên không" kỳ lạ khi nhìn từ ngôi sao mẹ méo mó của nó - ảnh: NASA's Goddard Space Flight Center / Chris Smith, USRA.
Cụ thể, ngôi sao mẹ mang tên KELT-9 nóng gần gấp đôi Mặt Trời (9.900 độ C) như bị nén phẳng ở 2 cực, phình ra ở vùng xích đạo chứ không hoàn toàn tròn nữa. 2 cực sao trở nên nóng khủng khiếp, trong khi xích đạo thì bị nguội đi.
Điều này tác động trở ngược lại hành tinh KELT-9b. Mặt phẳng quỹ đạo của nó gần như trùng khớp với mặt phẳng chứa đường thẳng nối 2 cực. Vì vậy mỗi năm nó sẽ có 2 mùa hè "địa ngục" mỗi lần ở gần các cực của ngôi sao mẹ; đồng thời lại có 2 mùa đông rõ rệt khi đi ngang vùng xích đạo mát hơn.
Hành tinh này lại quay rất nhanh, chỉ mất khoảng 36 giờ để hoàn thành 1 "năm", tức cứ mỗi 36 giờ ở đây đã kịp trôi qua 2 mùa hè và 2 mùa đông. Vì vậy nếu bạn ở đó, bạn sẽ có cảm giác như lọt thỏm vào một câu chuyện xuyên không: ngủ một giấc đêm dậy là cảnh vật, thời tiết đã chuyển hẳn từ hè sang đông hay ngược lại, như bị đem đến một vùng không - thời gian khác trong chớp mắt.
Tuy nhiên, chắc chắn bạn sẽ không có cơ hội đó, bởi các Sao Mộc nóng rất nóng, và KELT-9b thuộc dạng siêu nóng: trung bình 4.327 độ C ở mặt ban ngày. Hành tinh này chia làm 2 mặt như mặt trăng của chúng ta, 1 ban ngày, 1 ban đêm, vì nó cũng bị khóa vào sao mẹ theo cách mặt trăng bị khóa vào Trái Đất.
Nghiên cứu vừa công bố trên Astronomical Journal này cũng tiết lộ sự khổng lồ của hành tinh: đường kính gấp 1,8 lần và khối lượng gấp 2,9 lần Sao Mộc, tức nặng gấp 922 lần Trái Đất!
NASA tìm thấy nơi lý tưởng cho sự sống trong Hệ Mặt trời Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học NASA đã tìm thấy một nơi ngay trong Hệ Mặt trời có khả năng hỗ trợ các sinh vật sống. Nơi đó chính là Europa, mặt trăng của sao Mộc. Các phát hiện này đã được trình bày tại Hội nghị Goldschimidt năm 2020, cho thấy có một số dấu hiệu xảy ra trong...