Các vấn đề tình dục ở phụ nữ
Khi bạn có những vấn đề về “chuyện ấy”, các nhà chuyên môn gọi đó là rối loạn chức năng tình dục (RLCNTD). RLCNTD thường xảy ra ở cả hai giới, riêng ở phụ nữ có 4 biểu hiện điển hình.
- Rối loạn chức năng ham muốn là khi bạn không cảm thấy thích thú hoặc ít ham muốn về “chuyện ấy” hơn bình thường.
- Rối loạn chức năng kích thích là khi cơ thể bạn không có sự phản ứng hoặc mất cảm giác khi bị kích thích trong lúc “lâm trận”.
- Rối loạn chức năng “cực khoái” là khi bạn không thể đạt được cảm xúc “cực khoái” hoặc có triệu chứng đau trong thời điểm “cực khoái”.
- Rối loạn chức năng đau liên quan đến tình dục là khi bạn cảm thấy đau trong lúc quan hệ chăn gối hoặc sau đó.
Nguyên nhân gây RLCNTD ở phụ nữ:
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những trục trặc trong đời sống tình dục của bạn. Những loại thuốc đặc biệt (như thuốc ngừa thai, hoặc thuốc hóa trị sau ung thư), những chứng bệnh (đái tháo đường hoặc cao huyết áp), uống rượu quá độ hoặc bị viêm nhiễm âm đạo đều có thể gây nên sự bất thường trong cơ thể chị em trong sinh hoạt tình dục.
Bạn sẽ ít có ham muốn tình dục trong suốt thời gian thai nghén, ngay sau khi sinh nở hoặc trong thời gian cho con bú. Sau giai đoạn mãn kinh, nhiều phụ nữ thường ít có cảm giác ham muốn chuyện chăn gối vì tình trạng âm đạo bị khô, hoặc bị đau trong khi ân ái bắt nguồn từ việc sụt giảm lượng estrogen – một loại hoocmon sinh dục nữ trong cơ thể.
Video đang HOT
Chứng trầm cảm trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ham muốn của bạn. Mệt mỏi do công việc hoặc chăm sóc con cái cũng có tác động tiêu cực nhất định đến chuyện chăn gối. Một lý do khác là bạn có cảm giác nhàm chán với chuyện “quan hệ” một cách bình thường ngày này qua ngày khác.
Làm thế nào để nhận biết những trục trặc về tình dục?
Khoảng 70% cặp vợ chồng thỉnh thoảng gặp một vài vấn đề về tình dục khi “quan hệ”. Hầu hết phụ nữ có sinh hoạt tình dục không cảm thấy hứng thú về một điểm nào đó trong cuộc sống. Điều này không có nghĩa là bạn đang có vấn đề về tình dục.
Chỉ khi bạn không còn muốn chuyện ái ân hoặc không bao giờ cảm thấy khoái cảm trong “chuyện ấy”, lúc ấy bạn có thể đã bị những vấn đề về tình dục. Hãy trao đổi những lo lắng của bạn với bác sĩ. Nên nhớ rằng, bất cứ điều gì bạn trao đổi với bác sĩ đều là riêng tư. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra lý do và cách điều trị phù hợp với sự bất thường về tình dục trong trường hợp của bạn.
Những điều cần làm
Nếu bạn không cảm thấy ham muốn, nên cố gắng thay đổi thói quen “quan hệ” bình thường lâu nay như “ân ái” vào thời điểm khác trong ngày thay vì chỉ vào buổi tối, hoặc thay đổi những tư thế khác trong “chuyện ấy”.
Trong trường hợp bạn bị rối loạn chức năng kích thích thường có thể giải quyết bằng việc sử dụng các loại kem bôi trơn âm đạo hoặc các chất nhờn khác. Khi trong giai đoạn mãn kinh, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung estrogen (nội tiết tố sinh dục nữ) hoặc sử dụng kem có chứa chất estrogen.
Nếu bạn đang có những trục trặc hoặc không đạt được “cực khóai”, có thể thời gian dành cho “khúc dạo đầu” hoặc quá trình kích thích chưa đủ. Bạn nên sử dụng những dụng cụ giúp tăng cường kích thích hoặc mát xa cơ thể trước khi “lâm trận”. Nhiều phụ nữ không đạt được trạng thái “cực khóai” trong quá trình giao hợp và để đạt được điều này, bạn hoặc bạn tình cần tăng cường kích thích nhẹ nhàng điểm “G”. Đôi khi hành vi “tự sướng” cũng rất có lợi, vì nó giúp bạn tìm ra được các “kỹ thuật” để tạo hưng phấn trong “chuyện ấy”.
Trong trường hợp bạn bị đau trong lúc “ân ái”, hãy áp dụng các tư thế thích hợp khác, giúp bạn kiểm soát được nhịp độ “trận đấu”. Giải quyết “bầu tâm sự”, sử dụng các chất nhờn bổ sung hoặc tắm nước ấm trước khi quan hệ cũng có thể giúp cải thiện được tình trạng này. Sau khi áp dụng những kỹ thuật trên mà vẫn có cảm giác đau, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau trong “chuyện ấy”, các bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân và quyết định phương pháp điều trị thích hợp để giúp bạn vượt qua một cách tốt nhất.
Có thể dùng thuốc?
Trong trường hợp bạn mãn kinh hoặc đã qua phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hay tử cung, hãy uống nguồn bổ sung hocmon estrogen có thể giúp giải quyết được một số vấn đề về tình dục. Nếu bạn chưa sử dụng phương pháp này, hãy trao đổi với bác sĩ để tiến hành thử nghiệm.
Có thể bạn đã từng nghe đến việc uống chất sildenafil (Viagra) hoặc testosterone (nội tiết tố sinh dục nam) có thể giúp chị em cải thiện được các trục trặc về tình dục. Tuy nhiên, chưa có nhiều cuộc nghiên cứu về tác dụng phụ của Viagra hoặc testosterone đối với chị em, nên các bác sĩ có thể không biết chính xác những liệu pháp này thực sự có lợi hay không. Vì cả hai loại Viagra và testosterone đều có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, có thể mang đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe của bạn.
Bạn có thể làm gì nữa?
Hãy tìm hiểu kỹ về cơ thể bạn và chức năng của bộ phận sinh dục. Hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ về tầm ảnh hưởng của các loại thuốc, các căn bệnh, phẫu thuật, tuổi tác, mang thai hoặc mãn kinh đối với tình dục.
Luyện tập những bài tập về sự tập trung cảm giác trong lúc bạn tình mát xa cho bạn, bạn cần cho anh ta biết cảm giác của bạn thế nào và yêu cầu thay đổi (ví dụ mát xa nhẹ hơn, nhanh hơn…) để giúp bạn tạo thêm hưng phấn. Trạng thái mơ màng trong khi mát xa cũng giúp bạn tăng thêm cảm giác ham muốn. Sự co thắt các cơ âm đạo nhịp nhàng (gọi là tập Kegel) và thư giãn cũng có thể giúp bạn tăng cảm giác khi bị kích thích. Hãy luyện tập những hành vi tình dục khác hơn “giao hợp”, như xoa bóp… để giúp bạn có thêm cảm giác.
Về phía bạn tình thì sao?
Trao đổi với bạn tình về những điều bạn cảm thấy thích, không thích, hoặc những điều bạn còn thắc mắc về “chuyện ấy”. Qua đó, có thể giúp hai người đạt được cảm giác thoải mái và hòa hợp về mặt tình dục. Trong trường hợp bạn không thể nói chuyện với bạn tình, các bác sĩ hoặc các chuyên gia có thể giúp bạn thông suốt được vấn đề này.
Các bác sĩ có thể giúp bạn?
Các bác sĩ chỉ có thể đề nghị phương pháp điều trị những trục trặc về tình dục của bạn. Họ sẽ giới thiệu giúp bạn những chuyên gia về tình dục hoặc các nhà tư vấn nếu bạn cảm thấy cần thiết.
Theo PLXH