Các trường hợp thực phẩm hóa “chất độc” khi chế biến mà nhiều người không biết
Nhiều người nghĩ thực phẩm mua về, sau khi rã đông cần phải chế biến nhanh ở nhiệt độ cao mới giữ được dưỡng chất trong thực phẩm. Đó là một trong những trường hơp thực phẩm có thể biến thành chất độc khi chế biến nhiều người không biết.
Trên thực tế, nhiều người thường chỉ chú trọng việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, rã đông cần phải làm sao cho đảm bảo dinh dưỡng mà ít chú ý đến nhiệt độ chế biến thực phẩm sao cho phù hợp. Nhiều người nghĩ thực phẩm mua về, sau khi rã đông cần phải chế biến nhanh ở nhiệt độ cao mới giữ được dưỡng chất trong thực phẩm.
Theo PGS.TS Trương Bạch Mai ( Viện Dinh dưỡng quốc gia), cùng với việc lựa chọn thực phẩm, bảo quản, thực hiện rã đông thực phẩm đúng thì việc chế biến thức ăn cũng quan trọng không kém để quyết định khả năng giữ được các chất dinh dưỡng của thực phẩm đến đâu. Cách chế biến phù hợp sẽ làm giảm tối thiểu lượng các chất dinh dưỡng bị hao hụt của thực phẩm, hạn chế thực phẩm có thể biến thành chất độc.
Trong số các cách chế biến món ăn, cách ăn tươi sống hoặc hấp vẫn được cho là tốt hơn cả vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm, trong khi cách chế biến theo kiểu luộc/hầm, nướng/rang, rán/chiên mất chất dinh dưỡng hơn.
Ảnh minh họa
Một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư – acrylamide. Trong đó, thói quen nhiều người vẫn làm là thực phẩm sau khi rã đông sẽ chế biến nhanh ở nhiệt độ cao để thực phẩm giữ được dưỡng chất. Nhưng việc nấu ở nhiệt độ cao nhiều người không để ý đó lại dễ sinh ra độc chất. Dùng lửa quá lâu để chiên rán, hầm ninh quá kỹ đều không tốt làm thực thẩm biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hợp chất acrylamide được tạo ra một cách tự nhiên khi thức ăn giàu carbonhydrate, tinh bột được chiên, ran, nương ở nhiệt độ cao (từ 170 – 180 độ C). Các loại thực phẩm giàu carbohydrate, ít protein như khoai tây, bánh mì,… Ở nhiệt độ cao, đặc biệt trong môi trường không có nước các thành phần của tinh bột bị biến đổi khó tiêu hóa.
Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng, để đảm bảo an toàn sức khỏe, mọi người cần lưu ý tất cả nhóm thực phẩm tươi, sống khi mua về hay sau khi bỏ từ tủ lạnh bảo quản ra rã đông xong cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế. Bên cạnh đó chú ý với mỗi loại thực phẩm lựa chọn cách chế biến, nhiệt độ phù hợp.
Một số trường hợp thực phẩm có thể biến thành chất độc, không còn chất dinh dưỡng:
Video đang HOT
Nướng, rán ở nhiệt độ cao
Các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa… khi nướng, rán ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu. Thực phẩm trong dầu mỡ bốc khói có thể lên đến trên 200 độ C, khi nướng trên bếp than nhiệt độ có thể lên đến trên 300 độ C. Sau khi rã đông, mua về cần phải sử dụng nhiệt độ trên 70oC, tốt nhất là 100oC để nấu chín, diệt khuẩn.
Dùng dầu mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao
Các axit béo không no sẽ bị oxi hóa khi đun lâu ở nhiệt độ cao làm mất đi tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo cũng bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit aldehyt, aldehyt gây hại với cơ thể.
Đun quá nâu
Các vitamin thường bị tác động bởi nhiệt còn các khoáng chất không bị tác động bởi nhiệt. Một số nghiên cứu cho thấy lượng vitamin C mất 50%; vitamin B1 mất 30%; caroten mất 20% do quá trình nấu nướng. Cần chú ý giới hạn thời gian, nhiệt độ vừa phải.
Các chất khoáng như canxi, phospho, kali, magiê… trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước nên khi ăn cần ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.
P.Thuận
Chuối có đốm đen có thể ăn được, bắp cải có đốm đen không rửa sạch được tuyệt đối đừng bao giờ ăn
Trong thế giới rau quả, chúng ta dễ dàng bắt gặp những loại thực phẩm xuất hiện các đốm màu đen hoặc màu thẫm, có loại có thể ăn được, thậm chí ăn ngon hơn là đằng khác nhưng có loại tuyệt đối đừng nên ăn.
Các loại rau quả khi được bảo quản trong một thời gian nhất định sẽ bắt đầu xuất hiện những đốm đen hoặc đốm màu thẫm. Nhiều người cho rằng điều này ảnh hưởng đến sự ngon mắt của thực phẩm và bỏ chúng đi, số khác lại cho rằng đốm đen không ảnh hưởng gì đến chất lượng của rau quả nên tiếp tục sử dụng.
Có hai lý do chính khiến cho rau quả xuất các đốm đen nhỏ:
- Do sự thay đổi sinh lý bình thường, không ảnh hưởng đến tiêu dùng.
- Do các chất có hại đã được tạo ra bên trong thực phẩm, không thể ăn được.
Do đó, việc quyết định giữ lại sử dụng hay loại bỏ lại phụ thuộc loại thực phẩm có xuất hiện đốm đen đó. Chuối và bắp cải là 2 trong số những loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày mà thường xuất hiện đốm đen.
1. Chuối có đốm đen vẫn ăn được, thậm chí ngon tuyệt hảo
Là loại trái cây ngon và tiện lợi, chuối rất phổ biến trong mỗi gia đình. Hạn chế duy nhất của loại quả này là chỉ trong một thời gian ngắn, phần vỏ chuối sẽ xuất hiện các đốm màu đen, thẫm.
Đốm đen xuất hiện trên vỏ chuối là do chuối chín dễ bị vi khuẩn bệnh thán thư (một loại bệnh chỉ gây hại trên cây trồng) xâm chiếm và tạo thành các đốm. Do bệnh thán thư vô hại với con người nên bạn vẫn có thể ăn chuối có đốm đen mà không phải lo lắng liệu nó có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không.
Ngoài ra, đốm đen trên chuối còn là ảnh hưởng từ quá trình oxy hóa. Do các oxit carbon (có vai trò bảo vệ màng tế bào biểu bì) trong các tế bào biểu bì bị oxy hóa, làm tổn thương màng tế bào, tạo ra những vết thâm đen trên vỏ chuối.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực tế, chuối có một chút đốm đen lại mang lại hương vị ngon nhất cho loại quả này. Bởi khi xuất hiện đốm đen tức là chuối đã chín hoàn toàn, có độ mềm ngon miệng và độ ngọt vừa ăn. Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ chuối càng để lâu, càng nhiều đốm đen thì càng ngon, điều đó chỉ khiến chuối thối và buộc bạn phải vứt nó đi.
2. Bắp cải có đốm đen không rửa sạch được, tuyệt đối không ăn
Vào mùa đông lạnh, bắp cải là loại rau rất phổ biến, thích hợp để chế biến thành các món ăn nhẹ, ngon miệng, ấm áp và tốt cho sức khỏe.
Bắp cải có nhiều hoặc ít đốm đen có thể rửa sạch bằng nước thì đó đơn giản chỉ là phân của sâu hoặc đất cát, bụi bẩn bám vào bắp cải. Chỉ cần rửa sạch là bạn có thể sử dụng được ngay.
Tuy nhiên, nếu đốm đen rửa với nước không sạch thì đừng nên chọn nó để chế biến món ăn. Điều này là bởi những đốm đen này đã phát triển trong các sợi của bắp cải, thành tế bào của những cây cải này đã bị biến dạng.
Đó thường là dấu hiệu của nấm mốc phát triển, chúng tạo ra các chất độc hại như nitrite, được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế IARC xếp vào loại chất gây ung thư loại 2A (nguy cơ cao). Bạn chỉ cần tiêu thụ khoảng 0.3-0.5g bắp cải có đốm đen do nấm mốc này thì cơ thể sẽ bị nhiễm độc, nếu ăn khoảng 3g, nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
Nguồn: QQ và Healthline/Helino
Người tự cách ly tại nhà cần làm gì để tăng sức đề kháng chống lại COVID-19? Tăng cường vi chất, ăn đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, vận động hợp lý... là các biện pháp tăng sức đề kháng, tránh mắc COVID-19 trong giai đoạn người dân ở nhà, nhất là với những người đang cách ly tại nhà. Tháp dinh dưỡng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Ảnh: VDDQG Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, cách tốt...