Các trường đại học Mỹ nỗ lực đối phó với số ca mắc COVID-19 tăng cao
Số ca mắc COVID-19 trong các trường đại học đang gia tăng trên toàn nước Mỹ.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho sinh viên tại trường đại học ở Long Beach, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong tuần đầu tiên của học kỳ mùa Xuân, Đại học Georgia đã báo cáo gần 1.000 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Đây cũng là tuần có số ca mắc cao nhất mà đại học này ghi nhận kể từ khi đại dịch bùng phát. Tại Đại học Dartmouth ở New Hampshire, 7 ngày qua đã ghi nhận 1.196 ca mắc mới. Trong khi đó, số trường hợp dương tính tại Đại học Penn State tăng lên mức cao nhất trong 12 tháng.
Nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tăng đột biến tại các trường đại học là do bất chấp sự lây lan mạnh mẽ của biến thể Omicron, hầu hết các trường học đang bắt đầu nối lại việc giảng dạy trực tiếp trong học kỳ mùa Xuân. Theo dữ liệu mới từ College Crisis Initiative, chỉ có 14% trường đại học bắt đầu học kỳ theo hình thức trực tuyến. Thời điểm này năm ngoái, trước khi có vaccine ngừa COVID-19, khoảng 40% trường đại học đã chuyển sang giảng dạy trực tuyến.
Cô Aisha Ghorashian, sinh viên năm cuối tại Đại học Oregon, chia sẻ luôn cảm thấy lo lắng mỗi khi đến trường. Mặc dù có hơn 96% sinh viên đã tiêm vaccine ngừa COVID-19, Đại học Oregon đã ghi nhận 960 ca mắc COVID-19 trong tuần đầu tiên của tháng 1 khi sinh viên quay trở lại trường. Ghorashian là một trong số đó và đã bình phục.
Video đang HOT
Trong hai năm qua, các trường đại học đã nỗ lực để thích ứng với đại dịch và khôi phục việc giảng dạy trực tiếp một cách an toàn. Đến mùa Thu năm 2021, hơn 1.100 trường yêu cầu sinh viên và giáo viên tiêm vaccine ngừa COVID-19, cũng như áp dụng nhiều biện pháp chống dịch như đeo khẩu trang trong không gian kín. Các trường đại học cũng có tỷ lệ sinh viên tiêm chủng cao nhất trong cả nước. Theo một nghiên cứu của Dự án COVID States, đến tháng 9/2021, đã có 74% sinh viên đại học tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 so với 54% dân số nói chung.
Tuy nhiên, biến thể Omicron xuất hiện đã khiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt tại các trường đại học. Bà Gerri Taylor, đồng Chủ tịch Đội phòng chống COVID-19 tại Hiệp hội Y tế đại học Mỹ, nhận định: “Đây là một cuộc khủng hoảng. Tôi nghĩ rằng những con số mà chúng ta đang nghe tới, tại thời điểm này, chưa được báo cáo đầy đủ”. Bà Taylor cho biết mối lo lớn nhất đối với các trường đại học là khả năng trong việc xử lý số ca mắc COVID-19 đang “tăng nhanh”. Để có thể cách ly sinh viên, các trường cần tập trung nguồn lực cho việc cung cấp nơi cách ly, đội ngũ theo dõi, xét nghiệm và ghi lại số liệu các ca mắc.
Hiện nhiều trường đại học đang triển khai các biện pháp khẩn cấp nhằm khống chế sự gia tăng số ca mắc COVID-19. Một số trường học đang sử dụng khách sạn để cách ly những sinh viên có kết quả xét nghiệm dương tính. Tại Đại học Bách khoa bang California, những sinh viên có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ được tặng một thẻ quà tặng trị giá 400 USD để mua sắm tại các cửa hàng trong khuôn viên trường nếu họ chuyển về nhà cách ly.
Đối với các sinh viên, có rất nhiều điều không chắc chắn về học kỳ hiện tại. Sinh viên Sophia Kriz của trường Đại học Dartmouth cho biết nhà trường yêu cầu tất cả sinh viên phải tiêm mũi vaccine tăng cường vào cuối tháng này. Việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cũng được thực hiện hằng tuần và các hoạt động xã hội đều được chuyển sang trực tuyến, dù các lớp học vẫn diễn ra trực tiếp. Ngay cả với tất cả những biện pháp phòng ngừa đó, cô Kriz vẫn lo lắng rằng số lượng lớn các ca mắc có thể khiến trường phải đóng cửa. Kriz chia sẻ: “Tất cả những gì tôi có thể làm chỉ là hy vọng rằng mọi thứ sẽ dần trở nên bình thường”.
Nhiều trường đại học Mỹ chuyển sang học trực tuyến do lo ngại biến thể Omicron
Nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus SARS-CoV-2, ngày càng nhiều trường đại học tại Mỹ đã chọn phương án tổ chức học trực tuyến trong mùa đông này.
Học sinh học trực tuyến do các trường học đóng cửa vì dịch COVID-19 tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cụ thể, Đại học California, Los Angeles (UCLA), và 6 phân viện của Đại học California (UC) đã thông báo mở các lớp học từ xa vào học kỳ tới. Nếu tình hình dịch bệnh không cải thiện, các trường sẽ khó quay trở lại học trực tiếp trong tương lai gần.
Trong khi đó, 10 phân viện của UC, với 280.000 sinh viên và 227.000 nhân viên, còn yêu cầu tất cả sinh viên và nhân viên phải có chứng nhận đã tiêm phòng và tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19. Nguyên nhân là do có nhiều quan ngại rằng so với các biến thể khác, Omicron có khả năng lây nhiễm nhanh hơn đối với những người chưa tiêm phòng, cũng như dẫn đến các ca nhiễm đột phá dù ở mức độ nhẹ đối với cả những người đã tiêm phòng. Đại học UC cho biết các quy định an toàn mới này sẽ giúp họ nhanh chóng xác định được các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, đồng thời giúp hạn chế nguy cơ làm gián đoạn các hoạt động tại phân viện, giảm thiểu nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng khi mắc COVID-19.
Đại học tư thục Loyola Marymount tại Los Angeles cũng chuyển sang hình thức học trực tuyến trong hai tuần đầu của tháng 1/2022. Trong khi đó, Đại học Stanford sẽ bắt đầu học kỳ mới từ ngày 3/1 - 18/1/2022 theo hình thức trực tuyến.
Về phần mình, Đại học bang California đã yêu cầu toàn bộ sinh viên và nhân viên phải tiêm mũi tăng cường để chuẩn bị cho học kỳ mùa xuân. Trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh, trường cũng đã hủy các sự kiện thể thao và các hoạt động nhóm khác.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh, giới chức y tế Mỹ ngày 22/12 cho biết trong 24 giờ qua, số ca mắc COVID-19 mới tại hạt Los Angeles đã tăng gấp đôi từ 3.052 ca lên 6.509 ca. Hạt Los Angeles là khu vực đông dân nhất của bang California, Mỹ.
Sở y tế hạt Los Angeles cho biết đây là một trong những đợt tăng mạnh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, qua đó cho thấy sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Nhà chức trách đã ghi nhận thêm 162 ca nhiễm biến thể Omicron trong ngày 22/12, trong khi con số này chỉ là 4 ca một ngày trước đó.
Tính đến ngày 22/12, tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại hạt Los Angeles là 1.576.702 ca và 27.488 ca. Nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng mạnh như hiện nay, nhiều khả năng hạt này sẽ ghi nhận hơn 20.000 ca/ngày vào cuối năm nay. Báo Los Angeles Times cho hay nhà chức trách chưa có kế hoạch áp đặt phong tỏa vào thời điểm này do vaccine và các biện pháp an toàn khác vẫn đóng vai trò hữu hiệu trong việc chống dịch.
Los Angeles từng là khu vực ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch COVID-19 tại Mỹ. Tháng 1 năm nay, đây là hạt đầu tiên tại Mỹ có tổng số ca nhiễm vượt 1 triệu ca kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Theo trang worldometers.info, tính đến hết ngày 22/12, Mỹ có tổng cộng trên 52,5 triệu ca nhiễm và trên 833.000 ca tử vong do COVID-19.
Mỹ ghi nhận mức thâm hụt thương mại 80,2 tỷ USD trong tháng 11/2021 Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 6/1, Cơ quan phân tích kinh tế và Cơ quan điều tra dân số Mỹ công bố, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng vọt lên 80,2 tỷ USD vào tháng 11/2021, gần với mức kỷ lục 81,4 tỷ USD được thiết lập vào tháng 9/2021. Bốc dỡ hàng hóa tại cảng ở Long Beach,...