Các trang tin giả kiếm tiền như thế nào?
Những tin tức giả thường có tiêu đề gây sốc, thu hút lượng lớn người đọc và giúp người tung ra tin tức này kiếm bộn tiền quảng cáo.
Các trang tin giả kiếm tiền như thế nào?
Tin tức giả mạo trên truyền thông xã hội đã là vấn đề gây chú ý từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Nổi bật là sự lan truyền của thông tin Giáo hoàng Francis ủng hộ ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ.
Video đang HOT
Bị chỉ trích vì có quá ít nỗ lực ngăn chặn tình trạng này, các hãng công nghệ Mỹ gần đây đã công bố nhiều biện pháp mới. Khi các chiến dịch tranh cử tại châu Âu khởi động, Facebook và Google đã đưa ra hàng loạt sáng kiến và công cụ để làm chậm lại tốc độ lan truyền của tin tức giả.
Tuần này, tổ chức phi lợi nhuận do Google bảo trợ – First Draft News cho biết đã lên danh sách 15 hãng truyền thông Pháp cho chương trình phát hiện và kiểm duyệt nội dung online trước thềm bầu cử tại nước này. Chương trình tương tự cũng đang được thảo luận tại Đức.
Trong khi đó, Facebook cũng đang tham gia tích cực hơn vào chiến dịch này, khi tuyển người dẫn chương trình trước đây của CNN – Campbell Brown và lên kế hoạch làm việc sát sao với các tổ chức truyền thông. Họ cũng sẽ triển khai các công cụ kiểm tra và gắn mác “tin nghi ngờ” để giảm tần suất hiển thị của chúng trên newsfeed người dùng.
Cả hai hãng cũng cam kết sẽ cấm các trang tin giả dùng công cụ quảng cáo của mình.
(Theo VnExpress)
Tin tặc tấn công trang thông tin điện tử của Quốc hội Áo
Trang thông tin điện tử của Quốc hội Áo vừa trở thành nạn nhân tiếp theo trong loạt tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) của tin tặc.
Tin tặc tấn công trang thông tin điện tử của Quốc hội Áo
Theo thông báo Quốc hội Áo, vụ tấn công mạng xảy ra vào ngày 5/2, khiến hoạt động truy cập trang mạng này này bị gián đoạn trong 20 phút. Đây là phương thức tấn công phổ biến nhằm vào các cơ quan Chính phủ Áo trong 4 tháng gần đây.
Mặc dù, không có dữ liệu nào bị đánh cắp, song nhà chức trách Áo vẫn đang điều tra vụ tấn công. Quốc hội Áo cho rằng nhiều khả năng vụ tấn công được thực hiện theo phương thức DDoS, kiểu tấn công làm cho hệ thống máy tính hay hệ thống mạng quá tải, không thể cung cấp dịch vụ hoặc phải dừng hoạt động.
Tháng 11/2016, trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng của Áo cũng bị tấn công theo phương thức này. Cũng trong tháng này, tin tặc cũng đã thực hiện các cuộc tấn công tương tự nhằm vào mạng lưới máy tính của Ủy ban châu Âu (EC).
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) gần đây cũng trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công DDoS./.
(Theo Vietnam )
Tin tặc Nga bị cáo buộc xâm nhập các cơ quan Chính phủ Hà Lan trước ngày bầu cử Ngày 4/2, truyền thông đưa tin những tin tặc Nga bị cáo buộc tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016 đã cố xâm nhập các bộ của Hà Lan thông qua hàng loạt các vụ tấn công mạng. Tin tặc Nga bị cáo buộc xâm nhập các cơ quan Chính phủ Hà Lan Hành động này...