Các tổ chức tín dụng kỳ vọng dư nợ tín dụng tăng 11,4% trong 2020
Theo kết quả của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý IV năm 2020, mặt bằng lãi suất huy động, cho vay được kỳ vọng giảm trong Quý IV/2020 và cả năm 2020. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD kỳ vọng tăng 4,7% trong Quý IV/2020 và tăng 11,4% trong năm 2020.
Vụ Dự báo, Thống kê Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý IV năm 2020.
Theo kết quả điều tra, 50% TCTD kỳ vọng nhu cầu vay vốn của khách hàng trong quý III/2020 sẽ “tăng”, thấp hơn so với 59,2% TCTD kỳ vọng tại quý trước. Nhu cầu vay vốn của khách hàng vẫn được đánh giá “tăng” nhiều hơn nhu cầu dịch vụ thanh toán và nhu cầu gửi tiền (45,3% TCTD kỳ vọng).
Các TCTD kỳ vọng trạng thái thanh khoản tiếp tục được cải thiện trong quý IV/2020 nhưng có thể ảnh hưởng do yếu tố thời vụ. Nhận định năm 2020, 54,6% TCTD đánh giá tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục cải thiện so với năm 2019.
Các chính sách điều hành (tín dụng, lãi suất, tỷ giá) thời gian qua của Ngân hàng Nhà nước được các TCTD đánh giá là nhân tố tác động cải thiện tình hình kinh doanh của TCTD (50% TCTD lựa chọn). Đồng thời, TCTD cũng đánh giá “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” có chuyển biến tích cực hơn trong quý III/2020 và kỳ vọng trong cả năm 2020.
Các tổ chức tín dụng kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động, cho vay sẽ giảm tiếp.
Video đang HOT
Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu, huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 3,4% trong Quý IV/2020 và tăng 8,7% trong năm 2020. Đa số các nhóm TCTD nâng mức dự báo về tăng trưởng huy động vốn năm 2020 so với kỳ điều tra tháng 6/2020, nhưng vẫn thấp hơn so với mức tăng thực tế và kỳ vọng của cùng kỳ năm trước. Huy động vốn kỳ hạn trên 1 năm được dự báo tăng cao hơn kỳ hạn dưới 1 năm.
Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD kỳ vọng tăng 4,7% trong Quý IV/2020 và tăng 11,4% trong năm 2020. So với kỳ điều tra tháng 6/2020, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn và nhóm ngân hàng nước ngoài đều tăng mức kỳ vọng về tăng trưởng tín dụng của đơn vị mình trong năm 2020.
Về tình hình kinh doanh, nhiều TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh “cải thiện” (67,6% TCTD) hơn các quý trước. Tuy nhiên, dự kiến cả năm 2020, số TCTD đánh giá tình hình kinh doanh năm 2020 “suy giảm nhẹ” so với năm 2019 tiếp tục tăng so với kỳ điều tra trước, có 48,6% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tổng thể “cải thiện” hơn so với năm 2019..
Cùng xu hướng đánh giá tình hình kinh doanh không thuận lợi, số tổ chức tín dụng quan ngại lợi nhuận trước thuế tăng trưởng âm năm 2020 tăng lên dẫn đến kỳ vọng bình quân về tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống tiếp tục điều chỉnh giảm so với các kỳ điều tra trước.
Về xu hướng lãi suất huy động, cho vay từ nay đến cuối năm, ông Trương Văn Phước, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng dự báo, trong các tháng cuối năm vẫn sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp, thậm chí có thể giảm nhẹ.
Theo ông Phước, lý do là các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí để có thể giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Trong bối cảnh thanh khoản đang dư thừa và lãi suất đầu ra giảm, có rất ít khả năng tăng lãi suất huy động.
Trông chờ lãi suất giảm thêm
Các ngân hàng kỳ vọng trạng thái thanh khoản tiếp tục cải thiện trong những tháng cuối năm 2020, từ đó kéo giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm bình quân khoảng 0,1 điểm phần trăm.
Chú thích ảnh: Cộng đồng doanh nghiệp vẫn đợi ngân hàng giảm lãi suất. (ảnh minh họa).
Tăng cầu tín dụng
Vụ Dự báo - Thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố một số kết quả chính của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong quý IV/2020.Theo đó các tổ chức tín dụng tiếp tục kỳ vọng giảm giá bình quân sản phẩm và dịch vụ trong quý còn lại của năm, trong đó tập trung giảm biên độ lãi suất nhiều hơn so với phí dịch vụ.
Kết quả điều tra chỉ ra huy động vốn toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 3,4% trong quý 4/2020 và tăng 8,7% trong cả năm nay. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng 4,7% trong quý cuối năm và tăng 11,4% trong cả năm. Như vậy, con số trong kỳ vọng của các ngân hàng tăng đáng kể đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, cùng với đó là mưa lũ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như người dân.
Do sức hấp thụ của nền kinh tế suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến cho tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức thấp so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng đã bật tăng mạnh trong 2 tuần cuối tháng 9, từ mức 4,81% tính tới ngày 16/9.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), việc hồi phục tăng trưởng tín dụng cho thấy nỗ lực trong chính sách tài chính - tiền tệ của NHNN nhằm phục vụ mục tiêu khôi phục sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng GDP. Ngày 1/10, NHNN đã quyết định giảm lãi suất điều hành thêm 0,5%.
Thống kê của NHNN cho biết, mặt bằng lãi suất tiền gửi bằng VND có xu hướng giảm so với cuối năm 2019. Hiện lãi suất tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,5-3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4-6,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,0-7,0%/năm.
Cùng với đó mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của các ngân hàng cũng có xu hướng giảm, nhiều ngân hàng còn tiếp tục đưa ra gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Dự báo về xu hướng lãi suất huy động, cho vay từ nay đến cuối năm, ông Trương Văn Phước - thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng dự báo, trong các tháng cuối năm vẫn sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp, thậm chí có thể giảm nhẹ.
Lý do là các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí để có thể giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN. Trong bối cảnh thanh khoản đang dư thừa và lãi suất đầu ra giảm, có rất ít khả năng tăng lãi suất huy động.
Trong khi đó Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng nhận định lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm từ 0,8 - 1%/năm tại các kỳ hạn trong cả năm 2020. Ngoài nguyên nhân do thanh khoản ngân hàng dồi dào vì nhu cầu tín dụng giảm, còn do NHNN giãn lộ trình giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm một năm so với quy định cũ.
Đưa vốn đúng địa điểm
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết tính đến ngày 30/9, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 8,69 triệu tỷ đồng, tăng 6,09% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,4%). Trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ước đạt 2,12 triệu tỷ đồng với 14,17 triệu khách hàng còn dư nợ, chiếm 24,67% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế, tăng 5% so với cuối năm 2019. Tính đến cuối tháng 8/2020, tín dụng ngành công nghiệp tăng 3,24%, chiếm 18,75% tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng ngành xây dựng tăng 7,13%, chiếm 9,99% tổng dư nợ ngành kinh tế; tín dụng với ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng gần 5%, chiếm 20,52% tổng dư nợ.
Ông Hoàng Công - Giám đốc Công ty Sư tử vàng (Hà Nội) cho biết, ngoài nguồn vốn mà công ty huy động được từ người thân để làm hoạt động xuất nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, Công ty vẫn muốn vay thêm ngân hàng để "chạy hàng" dịp cuối năm. Tuy nhiên theo tìm hiểu, anh Công cho biết với năng lực và hồ sơ mà Công ty chuẩn bị sẵn, ngân hàng cũng gợi ý mời vay vốn song lãi suất vẫn ở mức 10,5% là khá cao. Công ty đang tìm kiếm ngân hàng có lãi suất hợp lý hơn để vay.
Giai đoạn cuối năm này, nhiều doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tết, hoàn thành các đơn hàng với đối tác.Cộng đồng doanh nghiệp cũng mong muốn sẽ tiếp cận được dòng tiền giá rẻ để thuận bề kinh doanh.
Ngân hàng kỳ vọng lãi suất cuối năm giảm Hầu hết ngân hàng kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động - cho vay giảm trong quý IV và cả năm. Bình quân toàn hệ thống, mặt bằng lãi suất được kỳ vọng giảm 0,1 điểm % quý cuối năm. Đây là kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý IV/2020 vừa được Vụ...