Các tỉnh thành phía Nam tiếp tục được cấp 30.000 lọ thuốc Remdesivir
Ngày 21/8, Bộ Y tế xuất cấp 30.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 đợt 3 để phục vụ nhu cầu điều trị của các cơ sở y tế phía Nam.
Theo quyết định của Bộ Y tế, đợt 3, thuốc Remdesivir được cấp cho 11 bệnh viện (trong đó có các Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19), 13 sở y tế các tỉnh TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang và Cục Y tế, Cục Quân Y.
Chiều nay (21/8), lô thuốc Remdesivir gồm hơn 50.000 lọ tiếp theo đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Như vậy đến nay đã có hơn 120.000 lọ thuốc Remdesivir về đến Việt Nam.
Đây là các lọ thuốc nằm trong số 500.000 lọ Remdesivir được Tập đoàn Vingroup nhập khẩu, tặng cho Bộ Y tế để phục vụ chữa trị khẩn cấp.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 17/8, Bộ Y tế cũng có quyết định xuất cấp lần 2 thuốc Remdesivir cho 17 đơn vị gồm các bệnh viện và một số cơ sở y tế phía Nam. Lần cấp thuốc đầu tiên là ngày 8/8 với số lượng 10.000 lọ Remdesivir đã được đưa vào điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam.
Như vậy, đến nay, 70.000 lọ thuốc Remdesivir phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 đã được Bộ Y tế xuất cấp.
Remdesivir là thuốc kháng virus được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt khẩn cấp để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Với khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ…đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020.
Remdesivir được sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 thể trung bình và nặng theo hướng dẫn trong phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ, chống chỉ định với trường hợp phản ứng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc; suy chức năng thận; tăng enzyme gan; suy chức năng đa cơ quan nặng. Đồng thời, phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng Remdesivir do chưa có dữ liệu đầy đủ.
Bộ Y tế chi viện thuốc, nhân lực cho Bình Dương
Trước tình hình số ca nhiễm ở Bình Dương tăng cao, bệnh nhân nặng nhiều, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết tiếp tục hỗ trợ thuốc kháng đông, kháng viêm, đặc biệt là thuốc kháng virus remdesivir.
Làm việc với Bộ trưởng Long chiều 17/8, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ Y tế tăng cường nhân lực y tế hỗ trợ chống dịch, đặc biệt là trong công tác điều trị, thêm trang thiết bị, thuốc chuyên khoa và phân bổ thêm vaccine.
Đến nay Bình Dương đã ghi nhận hơn 49.000 ca nhiễm, theo Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hồng Chương. Khoảng 80% F0 không triệu chứng điều trị ở tầng 1 , theo mô hình điều trị tháp 3 tầng của Bộ Y tế. Tầng 1 được bố trí ở các khu cách ly tập trung có điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo, đủ lực lượng bác sĩ, điều dưỡng và các xét nghiệm cơ bản tối thiểu, máy chụp X-quang di động.
Tầng 2 điều trị gần 6.700 bệnh nhân triệu chứng nhẹ. Tầng này là hệ thống các trung tâm y tế tuyến huyện. Tầng 3 điều trị 532 bệnh nhân nặng, nguy kịch, gồm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương và Bệnh viện dã chiến Hồi sức cấp cứu bệnh nhân Covid-19 Bình Dương.
Tổng cộng Bình Dương có 22 cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19, tổng số giường là 15.627, nhân lực phục vụ 2.851 người.
Số bệnh nhân quá đông, hệ thống điều trị và nhân lực y tế tại Bình Dương đang chịu nhiều áp lực. Bộ trưởng Long cho biết "tiếp tục hỗ trợ ngay thuốc kháng đông, kháng viêm, remdesivir để điều trị, tuy nhiên tỉnh cần chủ động về vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch".
Bộ Y tế cũng điều động 50 y bác sĩ từ Bệnh viện C Đà Nẵng vào hỗ trợ Bình Dương điều trị bệnh nhân. Song, ông Long cho rằng "tỉnh đang sắp xếp chưa hợp lý, có phần lãng phí nhân lực điều trị".
Ví dụ, Bộ trưởng cho rằng Bình Dương cần xem xét ngay việc sắp xếp điều tiết nhân lực y tế phù hợp với thực tế ở tầng 1, tăng cường cho tầng trên, "tránh nơi dư nơi thiếu". Thuốc kháng đông và kháng viêm được sử dụng cho bệnh nhân ở tầng 1, trang bị cơ số bình oxy vừa đủ để kịp thời dùng khi cần và biến cơ sở cách ly F1 thành cơ sở thu dung, điều trị.
Tầng 2 đặc biệt quan trọng, phải đảm bảo trang bị đủ cả 3 yếu tố gồm oxy bồn, thuốc kháng đông và kháng viêm. "Ở tầng này điều trị kịp thời, tốt sẽ giúp hạn chế tình trạng bệnh nhân nặng phải lên tuyến 3", Bộ trưởng nói.
Với tầng 3, ngoài việc tính toán xây dựng thêm bệnh viện dã chiến, việc cần làm ngay của Bình Dương là phải tổ chức giao ban thường xuyên giữa tầng 3 với tầng 2 để chia sẻ thông tin về số giường trống, số máy thở... kịp thời điều phối bệnh nhân khi cấp cứu. Đồng thời, giao quyền cho bác sĩ chuyên môn tầng trên được chỉ đạo chuyên môn tầng dưới.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu (trái) báo cáo với Bộ trưởng Long về công tác điều trị tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 đặt tại Bệnh viện Becamex, Bình Dương. Ảnh: MOH
Bộ trưởng cũng đề nghị tỉnh Bình Dương nghiên cứu, áp dụng công thức 5 điểm chống dịch mà Bộ trưởng đã đề nghị triển khai tại TP HCM, bao gồm: Thực hiện nghiêm giãn cách là cơ bản, quan trọng và quyết định; An sinh xã hội là trọng yếu và thường xuyên; Xét nghiệm là then chốt; Giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu; Vaccine là chiến lược lâu dài.
Vắc xin còn ăn đong sao có tỉnh lại 'bình chân như vại'? TP.HCM còn thiếu hơn 1 triệu liều vắc xin để đạt mục tiêu tiêm cho 70% người dân trên 18 tuổi trong tháng này. TP.HCM có 7 triệu người dân từ 18 tuổi trở lên. Để đạt được độ bao phủ tiêm cho 70% trong số này, TP cần 5,5 triệu liều vắc xin. Hiện TP đã tiêm 4,3 triệu liều, trong đó...