Các tỉnh Tây Bắc ưu tiên phát triển đường cao tốc
Hiện vẫn còn nhiều xã chưa có đường ô tô đến trong 4 mùa; đường đất còn nhiều, liên kết vùng còn hạn chế. Thậm chí, ngay trong tỉnh việc đi lại giữa các huyện vẫn còn khó khăn.
Tại Hội nghị công tác phát triển kết cấu hạ tầng GTVT vùng trung du và miền núi phía Bắc sáng nay (31/12), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trong 5 năm qua, GTVT cả nước nói chung và giao thông nông thôn 14 tỉnh Tây Bắc đã có sự phát triển. Nhiều tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ đã được đầu tư đưa vào khai thác tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại Hội nghị sáng 31/12.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều xã chưa có đường ô tô đến trong 4 mùa; đường đất còn nhiều, liên kết vùng còn hạn chế. Thậm chí ngay trong nội bộ tỉnh việc đi lại giữa các huyện vẫn còn khó khăn.
Thêm vào đó giao thông đường thủy nội địa cũng còn nhiều bất cập như quy hoạch bến, phương tiện đường thủy còn hạn chế. Do vậy cần phải có khảo sát và có chương trình tập trung hơn để phát triển giao thông vùng Tây Bắc.
Ông Phúc cũng nói rõ, trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp thì cần phải chọn lựa đầu tư theo thứ tự, theo hình thức nào đó cho phù hợp. Để thực hiện việc này các Sở GTVT phải tham mưu tốt, tránh để tình trạng “quả trứng con gà”.
Video đang HOT
Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết, trong 5 năm tới các tỉnh Tây Bắc cần ưu tiên kết nối các tuyến cao tốc, việc này sẽ thực hiện được dù trong điều kiện nguồn lực có hạn.
Theo Bộ trưởng Thăng, phía Trung Quốc đã cho Việt Nam vay 300 triệu USD làm cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, nhưng do dự án này đã có chủ đầu tư nên nguồn vốn sẽ được chuyển sang làm đường kết nối Cao Bằng – Lạng Sơn.
Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ đầu tư gần 4.300 cầu dân sinh (chủ yếu cho miền núi phía Bắc) cho bà con vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho bà con đi lại thuận tiện, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng nông thôn miền núi phía Bắc.
Liên quan đến vấn đề đầu tư bến xe, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt lưu ý cần hoàn thiện thể chế pháp luật, xã hội hóa đầu tư, cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn. Các địa phương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh tình trạng có nhiều DN đầu tư bến xe nhưng không có xe vào bến, trong khi xe lại vòng vo bên ngoài bắt khách dẫn đến tình trạng xe dù bến cóc.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Nhiều thanh niên gặp trở ngại khi tiếp cận dịch vụ sức khỏe tình dục
Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình là các ưu tiên của Việt Nam cho Chương trình nghị sự Phát triển bền vững sau năm 2015.
Ngày 18/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị Công bố các định hướng ưu tiên quốc gia về Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục và Kế hoạch hóa gia đình (SKSS/SKTD/KHHGĐ), giai đoạn sau năm 2015 do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Thông tin tại hội nghị cho biết, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong việc đạt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), bao gồm cả mục tiêu 5a và 5b. Độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD, bao gồm cả các dịch vụ lồng ghép trong kế hoạch hóa gia đình đã được mở rộng. Chất lượng dịch vụ bao gồm cả dịch vụ về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh đã được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch trong tỷ lệ tử vong và bệnh tật giữa các vùng miền và giữa các nhóm dân số khác nhau, đặc biệt là trong nhóm dân tộc thiểu số. Vẫn còn có sự khác biệt và thiếu công bằng trong tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD có chất lượng giữa các vùng miền khác nhau trên toàn quốc. 1/3 thanh niên vẫn gặp cản trở trong việc tiếp cận đầy đủ thông tin và dịch vụ về chăm sóc SKSS/SKTD.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nêu rõ: Cần xây dựng các chương trình và can thiệp SKSS/SKTD/KHHGĐ có hiệu quả kinh tế, phù hợp với văn hóa và tôn trọng quyền con người, đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương. Ngành Y tế cần mở rộng và xây dựng quan hệ đối tác công-tư trong lĩnh việc SKSS/SKTD/KHHGĐ để tăng cường cung cấp các dịch vụ cần thiết và chất lượng cho cộng đồng.
Các ưu tiên về SKSS/SKTD và KHHGĐ sẽ là cơ sở để ngành Y tế xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch y tế 5 năm và Chiến lược Dân số và SKSS trong giai đoạn 2016-2020, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã đạt được mức thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, các ưu tiên này cần được lồng ghép vào các chính sách và chương trình của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và các đối tác phát triển hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn sau năm 2015.
Một hoạt cảnh tuyên truyền về sức khỏe tình dục của Tỉnh đoàn Hòa Bình
Hội nghị đã công bố các định hướng ưu tiên về SKSS/KHHGĐ cho giai đoạn sau năm 2015 như: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho các khu vực có tỷ lệ tử vong mẹ đạt tới mức độ thấp, tăng cường tiếp cận dịch vụ đi kèm với nâng cao chất lượng dịch vụ ở những vùng có tỷ lệ tử vong mẹ duy trì ở mức độ cao.
Phối hợp với các nhà cung cấp viễn thông tư nhân để chủ động cung cấp thông tin cho thanh thiếu niên và thanh niên chưa lập gia đình; cải thiện sự hợp tác giữa các cơ sở công và tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ thân thiện và các biện pháp phòng tránh thai; xây dựng các chính sách riêng cho SKSS/SKTD và tăng cường cơ chế hợp tác đa ngành trên lĩnh vực SKSS/SKTD của thanh niên; đẩy mạnh sự tham gia của thanh thiếu niên trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát các dịch vụ về SKSS/SKTD và các can thiệp.
Xây dựng chiến lược toàn diện quốc gia và các chính sách về phòng, chống và kiểm soát bệnh ung thư sinh sản; tăng cường hệ thống y tế, cải thiện các mối liên kết và lồng ghép vấn đề HIV với SKTD/SKSS-KHHGĐ trong các chính sách, các chương trình và các dịch vụ ở tất cả các cấp, hoàn thiện các chính sách và biện pháp can thiệp cho thích hợp về mặt văn hóa, đảm bảo cung cấp dịch vụ SKTD/SKSS-KHHGĐ có chất lượng, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Tại hội nghị, Bộ Y tế và UNFPA cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ để tăng cường hơn nữa tiếp cận tới sức khỏe tình dục và sinh sản ở Việt Nam, bao gồm kế hoạch hóa gia đình. Đầu tư cho tiếp cận phổ cập tới các dịch vụ sức khỏe sinh sản là một đầu tư quan trọng vì xã hội khỏe mạnh và tương lai bền vững hơn./.
Lại Thìn
Theo_VOV
Không nước nào có 2 hệ thống tiêm chủng vắc-xin như Việt Nam "Việt Nam là nước duy nhất hiện nay trên thế giới có 2 hệ thống tiêm chủng vaccine, đó là Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, không nước nào có 2 hệ thống như vậy", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ điều này tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày...