Các tỉnh ĐBSCL đã có phương án đối phó sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào
Các địa phương đầu nguồn trong khu vực ĐBSCL đã có phương án đối phó với trường hợp nước dâng cao do vỡ đập thủy điện ở Lào.
Trước thông tin vỡ đập thủy điện ở Lào có thể ảnh hưởng đến các tỉnh ĐBSCL, trao đổi với VOV, ông Lê Minh Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú, tỉnh An Giang cho biết: Ngay từ đầu năm địa phương đã có kế hoạch dự phòng cho trường hợp lũ sớm bất thường và xả lũ ở các đập thuỷ điện phía thượng nguồn.
Trong điều kiện lũ về sẽ kịp thời thông tin cho người dân nắm về lũ, mưa, bão. Vụ lúa Hè Thu năm nay huyện An Phú có hai vùng sản xuất kiểm soát lũ và một vùng đê bao chưa an toàn cần phải bảo vệ trong mùa lũ với diện tích hơn 8.000ha.
Đối với những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng lên phương án thu hoạch dứt điểm lúa và hoa màu ở vùng trũng và vùng ngoài đê bao
Bên cạnh đó, sẽ tăng cường kiểm tra đê bao, cống, các điểm xung yếu, vùng trũng thường xuyên bị ảnh hưởng để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.
“Qua thông tin tình hình diễn ra vỡ đập thủy điện ở Lào với cái huyện đầu nguồn ở tỉnh chắc có lẽ bị ảnh hưởng, trong điều kiện hiện nay đang thu hoạch vụ Hè Thu thì huyện cũng đã chủ động kiểm tra hệ thống đê bao. Những đoạn xung yếu thì cần phải gia cố, chỉ đạo các địa phương gia cố thêm, để bảo vệ bờ bao bảo vệ lúa, thường xuyên kiểm tra hệ thống đê bao toàn tuyến để mà có cái xử lý kịp thời”, ông Thuận cho biết.
Tại tỉnh Đồng Tháp, từ đầu năm đã có nhiều phương án đối phó với lũ ở thượng nguồn đổ về.
Ông Võ Thành Ngoan, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp cho biết: Hàng năm để đối phó với lũ địa phương cũng đã có kế hoạch chủ động rà soát đê bao, gia cố các điểm xung yếu, vận động các chủ đầu tư máy bơm chuẩn bị các trang thiết bị máy bơm sẵn sàng bơm khi có lũ kết hợp với mưa đổ về. Đồng thời bố trí các lực lượng tuần tra, canh gác sẵn sàng khi các sự cố vỡ đập, vỡ cống xảy ra.
Các tỉnh đầu nguồn thường xuyên theo dõi thông tin để chủ động ứng phó với lũ.
“Vấn đề lũ lúc nào cũng tuyên truyền thường xuyên, đưa bản tin về dự báo khí tượng thủy văn hàng tuần, rồi hàng ngày đến Ban chỉ huy phòng chống thiên tai ở cấp huyện, để tuyên truyền ra đến cấp xã để cho người dân không có lơ là, lúc nào cũng cảnh giác cao”, ông Ngoan cho biết.
Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Theo tính toán của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam thì vào khoảng ngày 28 – 29/7, lượng nước từ sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào sẽ về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp với mực nước tăng thêm từ 7 – 8 cm. Tuy nhiên với mực nước này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các tỉnh đầu nguồn bởi các địa phương đã có hệ thống đê bao vững chắc.
“Dư luận hiện nay rất là quan tâm đến tác động của việc vỡ đập thủy điện ở Lào, thì tính toán mới nhất của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam thì cho thấy khoảng cuối tuần này nước sẽ về đến An Giang và Đồng Tháp với mực nước có thể tăng lên từ 7 – 8cm. Đó là cái tính toán như vậy, ảnh hưởng sẽ không lớn tới các tỉnh này”, ông Sơn cho hay.
Để chủ động ứng phó với lũ ở thượng nguồn đổ về, các tỉnh đầu nguồn ở ĐBSCL đã yêu cầu các địa phương thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, triều cường nhằm kịp thời thông báo cho dân biết để chủ động phòng tránh. Đối với những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng lên phương án thu hoạch dứt điểm lúa và hoa màu ở vùng trũng và vùng ngoài đê bao./.
Phạm Hải/VOV-ĐBSCL
Theo VOV
Vỡ đập thuỷ điện tại Lào: Tiến sâu vào tâm điểm ngập
Hiện công tác cứu hộ và cứu trợ người dân Lào sau thảm hoạ vỡ đập thuỷ điện Xe Pian-Xe Namnoy đang rất khẩn trương. Đến trưa 26-7, nhóm phóng viên Báo Người Lao Động đã tiến sâu vào tâm điểm ngập để cùng phát nước suối, thực phẩm cho người dân.
Khung cảnh tiêu điều, tang tóc, đâu cũng chỉ thấy bùn và nước. Lúc này nước suối và thực phẩm đang cần nhất đối với người dân vùng ngập.
Theo quan sát của nhóm phóng viên Báo Người Lao Động, vụ vỡ đập làm cho nhiều trâu bò và nhiều động vật chết nằm vùi trong bùn đất.
Nhiều người dân cố gắng thoát khỏi nơi ngập, đang tìm đến những nơi an toàn hơn. Nhiều nhóm nạn nhân di chuyển các xe cứu trợ để nhận thức ăn và nước uống.
Nhóm phóng viên Báo Người Lao Động sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đó về tình hình mới nhất vụ vỡ đập Xe Pian-Xe Namnoy.
Giang Nam - Lê Phong - Hồng Hải - Thanh Long
Theo NLD
Sau sự cố vỡ đập thủy điện, Lào tiếp tục vật lộn với cuộc chiến về thức ăn, thuốc Ngày 26/7, các lực lượng cứu hộ đang vật lộn để có thể tiếp cận những người vô gia cư và bị mắc kẹt ở mũi phía Nam xa xôi của Lào, 3 ngày sau khi đập thủy điện của Lào bị vỡ, gây ra dòng nước lũ cuốn trôi các cánh đồng lúa và làng mạc. Quy mô của thảm họa vỡ...