Các tỉ phú công nghệ hướng tới điều gì trong cuộc đua lên vũ trụ?
Cùng chinh phục vũ trụ, các tỉ phú công nghệ như Jeff Bezos, Elon Musk và tỉ phú Richard Branson ấp ủ những tham vọng khác nhau.
Cuộc đua vũ trụ giữa các tỉ phú đang tăng nhiệt
Theo Yahoo Finance, trong thập kỷ qua, các công ty hàng không vũ trụ đã cố gắng thương mại hóa hoạt động bay vào không gian, và đây là thời điểm nỗ lực của họ gặt hái quả ngọt. Virgin Galatic, Blue Origin và SpaceX hiện là những tên tuổi tiên phong trong ngành. Dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng ba công ty đặt ra những mục tiêu và cách thức thực hiện khác nhau.
Jeff Bezos với mục tiêu du hành không gian giá rẻ
Tỉ phú giàu nhất thế giới muốn giảm biến đổi khí hậu và giúp mọi người tiếp cận du hành vũ trụ với giá rẻ
Thành lập từ năm 2000, công ty Blue Origin đặt mục tiêu dài hạn là giúp mọi người tiếp cận du hành không gian với giá phải chăng và đáng tin cậy, dùng các phương tiện phóng có thể tái sử dụng. Theo số liệu tính đến tháng 6.2021 của trang Craft.co , Blue Origin có khoảng 3.390 nhân viên. Vốn hóa của công ty vẫn nằm trong vòng bí mật.
Ngày 20.7, Blue Origin trở thành công ty đầu tiên thực hiện chuyến bay dưới quỹ đạo mà không có người lái, với phi hành đoàn là người dân. Khi trở về hành tinh xanh, Jeff Bezos bày tỏ mong muốn đưa các ngành công nghiệp gây ô nhiễm ra ngoài không gian để giữ Trái đất được trong sạch, và chuyến bay của ông góp phần củng cố lời hứa đó.
Video đang HOT
Jeff Bezos cùng phi hành đoàn bay trên tàu New Shepard cất cánh thẳng đứng. Những thử nghiệm cho thấy tàu có thể đạt đến độ cao tối đa 343.000 feet (hơn 100 km), cao hơn phương tiện của Virgin Galactic, với tốc độ hơn 2.200 dặm/giờ (hơn 3.500 km/giờ). Tàu có thể chứa tối đa 6 hành khách. Tuy nhiên giá vé chính thức cho chuyến bay vẫn chưa được công bố.
Richard Branson và ước mơ thống trị ngành du lịch vũ trụ
Tỉ phú Richard Branson nhắm tới vị thế dẫn đầu
Từ năm 2004, Virgin Galactic đã hướng đến dẫn đầu thị trường du lịch vũ trụ thông qua dòng máy bay cho phép khách hàng trải nghiệm cảm giác không trọng lượng ở độ cao dưới quỹ đạo. Theo ước tính từ năm 2020 của Macrotrends, Virgin Galactic có 823 nhân viên, vốn hóa đạt 7,5 tỉ USD.
Dù chuyến bay ngày 11.7 không phải là chuyến bay có người lái thành công đầu tiên của công ty, nhưng đây là hành trình mang tính biểu tượng có tỉ phú Richard Branson tham dự, đồng thời đánh dấu thử nghiệm quan trọng trước khi Virgin Galactic bắt đầu hoạt động thương mại.
Khác với Blue Origin, Virgin Galactic sử dụng máy bay vũ trụ chứ không phải tên lửa tái sử dụng. Bản thân máy bay vũ trụ phải được bệ phóng trên tàu sân bay đưa lên một độ cao nhất định, rồi sẽ tự bay xa hơn bằng tên lửa đẩy bên trong. Máy bay VSS Unity có thể chứa tổng cộng 8 người, gồm 2 phi công và 6 hành khách. Máy bay có thể đạt đến độ cao tối đa khoảng 282.000 feet, tốc độ 2.435 dặm/giờ. Giá vé cho một chuyến là 250.000 USD.
Elon Musk cùng tham vọng “chiếm đóng” sao Hỏa
Sao Hỏa là đích đến của Elon Musk
Ra đời năm 2002, SpaceX không chỉ là công ty hàng không vũ trụ mà còn cung cấp dịch truyền thông và vận tải không gian. Đây là công ty tư nhân đầu tiên phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo và thu hồi thành công, đưa tàu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), đồng thời là nhà sản xuất tư nhân đầu tiên cho máy bay cất cánh thẳng đứng và tên lửa quỹ đạo hạ cánh thẳng đứng. Với khoảng 9.500 – 10.000 nhân viên, Forbes ước tính SpaceX có giá trị thị trường 74 tỉ USD.
Mục tiêu lâu dài của Elon Musk và SpaceX có hơi khác thường, thay vì hướng tới thương mại hóa việc bay vào vũ trụ, ông lại muốn biến sao Hỏa thành thuộc địa của Trái đất.
Trong khi các đối thủ trong ngành đã đưa hành khách bay vào không gian, SpaceX lại gây chú ý với sứ mệnh Crew-1 đưa các phi hành gia lên ISS trong Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Phương tiện của họ là tàu vũ trụ SpaceX Dragon, được phóng bằng tên lửa Falcon 9 có thể tái sử dụng.
Dù vậy, SpaceX chưa hé lộ chi tiết về sứ mệnh chinh phục sao Hỏa. Chỉ biết công ty vẫn duy trì các chương trình của mình và hợp tác với NASA cùng nhiều chuyên gia khác để phác thảo kế hoạch. Hệ thống Starship – phương tiện phóng có thể tái sử dụng của SpaceX có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa con người đặt chân lên hành tinh Đỏ.
Jeff Bezos chúc mừng tỷ phú Richard Branson
Người sáng lập Amazon, Jeff Bezos, đã gửi lời chúc trên Instagram tới Richard Branson sau khi tỷ phú này bay vào rìa vũ trụ.
"Chúc anh và phi hành đoàn có một chuyến bay thành công, an toàn và may mắn nhất", Jeff Bezos viết trên Instagram, kèm hình ảnh Richard Branson trước thời điểm tỷ phú này chuẩn bị bay vào không gian.
Tỷ phú Richard Branson (trái) đã vượt Jeff Bezos (phải) để trở thành tỷ phú đầu tiên chinh phục vũ trụ.
Việc người sáng lập Amazon gửi lời chúc đối thủ là động thái hiếm hoi. Trước đây, cả hai thường không nhắc đến nhau, nhất là về lĩnh vực hàng không vũ trụ. Bên cạnh đó, hai tỷ phú cũng đua tranh về việc bay lên vũ trụ đầu tiên thời gian qua.
Hồi tháng 6, Jeff Bezos tuyên bố sẽ bay vào vũ trụ vào 20/7 tới và trở thành tỷ phú đầu tiên chinh phục không gian bên ngoài Trái đất. Nhưng Richard Branson đã "vượt mặt" khi thực hiện chuyến bay với tàu VSS Unity SpaceShipTwo của Virgin Galactic vào 21h40 ngày 11/7 (giờ Hà Nội).
Trên Twitter, Blue Origin - công ty hàng không vũ trụ của Jeff Bezos - cho rằng chuyến đi của Branson không được tính là chuyến bay vào vũ trụ mà chỉ ở rìa vũ trụ, vì nó sẽ không vượt qua được đường Kármán - ranh giới tưởng tượng giữa bầu khí quyển và không gian, có độ cao 100 km. Chuyến bay của tàu VSS Unity SpaceShipTwo chỉ đạt độ cao 80 km.
Blue Origin đã lập bảng so sánh việc bay vào vũ trụ của Blue Origin và Virgin Galactic và cho rằng đối thủ chưa thực sự bay vào vũ trụ.
Trong khi đó, chuyến bay ngày 20/7 tới của Jeff Bezos sẽ dùng tàu New Shepard bay vượt qua đường Kármán và ở trên đó vài phút trước khi quay lại Trái đất. Toàn bộ hành trình dự kiến kéo dài khoảng 11 phút.
Blue Origin được Jeff Bezos thành lập năm 2000. Ngày từ thuở nhỏ, ông đã có ước mơ sẽ bay vào vũ trụ và Blue Origin đang giúp ông hiện thực hóa giấc mơ đó. "Tôi muốn đi trên chuyến bay này vì đó là điều tôi muốn làm trong suốt cuộc đời mình", Bezos viết trên Instagram. "Đó là một cuộc phiêu lưu và là sự kiện trọng đại trong đời tôi".
Virgin Galactic là công ty hàng không vũ trụ thuộc tập đoàn Virgin Group của Richard Branson. Vào tối qua, tàu VSS Unity SpaceShipTwo đã bay vào rìa vũ trụ và trở về Trái đất thành công. Sau chuyến thử nghiệm này Virgin Galactic chuẩn bị cho việc khai trương dịch vụ du lịch vũ trụ trong năm 2022.
Theo thống kê của Virgin Galactic, đã có 600 người chi 250.000 USD đặt vé cho dịch vụ, trong đó có nhiều người nổi tiếng như Leonardo DiCaprio, Tom Hanks, Brad Pitt, Angelina Jolie.
Jeff Bezos cảm ơn công nhân của Amazon vì 'đã trả tiền' cho chuyến bay vào vũ trụ của mình Nhưng một số công nhân của Amazon cho biết họ muốn được trả lương và điều kiện làm việc tốt hơn, chứ không phải một lời cảm ơn. Sau khi người sáng lập Amazon và Blue Origin, Jeff Bezos, bay vào không gian dưới quỹ đạo khoảng ba phút hôm qua 20/7, ông đã nói lời cảm ơn một số người đã giúp...