Các thuốc dùng điều trị bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột mạn tính. Khi viêm lan rộng có thể dẫn đến phì đại cơ, xơ hóa và hình thành chỗ hẹp, có thể dẫn đến tắc nghẽn ruột.
Điều trị bệnh khá phức tạp, bằng phối hợp các thuốc và có thể phải phẫu thuật.
1. Bệnh Crohn ảnh hưởng thế nào đến hệ tiêu hóa?
Mặc dù bệnh Crohn có thể ảnh hưởng ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, nhưng thường ảnh hưởng đến đoạn xa của hồi tràng và ruột kết. Trong đó:
- Khoảng 35% trường hợp xảy ra ở hồi tràng.
- Khoảng 45% xảy ra ở hồi tràng và đại tràng, chủ yếu ở đại tràng phải.
- Khoảng 20% xảy ra ở đại tràng. Bệnh không giống như viêm đại tràng thể loét và không ảnh hưởng đến trực tràng.
- Đôi khi toàn bộ ruột non bị ảnh hưởng, tuy nhiên, các bộ phận khác của đường tiêu hóa như: Dạ dày, tá tràng, thực quản hiếm khi bị ảnh hưởng trên lâm sàng, mặc dù những bằng chứng rõ ràng trên vi thể thường có thể phát hiện được ở môn vị.
Bệnh Crohn bệnh viêm ruột xuyên thành mạn tính, có thể ảnh hưởng đến ruột non và trực tràng.
Khi bệnh tiến triển, phổ biến nhất là tình trạng áp xe và lỗ rò (thường rò vào các cấu trúc bên cạnh, bao gồm các quai ruột khác, bàng quang, hoặc cơ thắt lưng). Các lỗ rò có thể lan rộng đến da vùng bụng phía trước hoặc mạng sườn. Các lỗ rò và áp xe quanh hậu môn xảy ra khoảng 1/4-1/3 các trường hợp. Những trường hợp này là biến chứng phức tạp nhất của bệnh Crohn.
Ngoài ra còn xuất hiện các u hạt không hoại tử ở các hạch bạch huyết, phúc mạc, gan và tất cả các lớp của thành ruột.
Bệnh Crohn cũng làm nguy cơ gia tăng ung thư ở những phần ruột non bị ảnh hưởng. Trường hợp có tổn thương đại tràng, về lâu dài có nguy cơ ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, bệnh Crohn còn gây ra tình trạng kém hấp thu mạn tính, dẫn đến suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin D và vitamin B12.
Trường hợp phình đại tràng nhiễm độc tuy là biến chứng hiếm gặp, nhưng là một biến chứng nặng, cần điều trị bằng phẫu thuật.
Video đang HOT
2. Điều trị bệnh thế nào?
Bệnh Crohn hiếm khi được chữa khỏi. Việc điều trị bằng thuốc nhằm mục đích thuyên giảm bệnh, hạn chế các đợt viêm cấp. Dù vậy, các thuốc nếu được sử dụng thích hợp, hầu hết bệnh nhân đáp ứng tốt và giảm đáng kể các triệu chứng.
Các thuốc điều trị bệnh Crohn bao gồm: Acid 5-aminosalicylic, corticosteroid, thuốc điều hòa miễn dịch, kháng sinh, lợi khuẩn…
2.1 Acid 5-aminosalicylic (5-ASA)
Thuốc có tác dụng ngăn cản quá trình sản sinh prostaglandin và leukotrienes, cũng có những tác dụng có lợi khác trên một chuỗi dây truyền viêm. 5-ASA có nhiều dạng chế phẩm (thuốc uống, thuốc đạn, thuốc thụt…) để phù hợp cho các vị trí viêm hoặc giai đoạn bệnh.
Một số thuốc trong nhóm như: Sulfasalazine, olsalazine, balsalazide, asacol HD và delzicol…
2.2 Corticosteroid
Là thuốc rất cần thiết cho các đợt bùng phát cấp tính ở hầu hết các dạng viêm ruột mạn tính khi các hợp chất 5-ASA không phù hợp. Cụ thể:
- Hydrocortisone hoặc methylprednisolone dùng đường tĩnh mạch được sử dụng cho bệnh nặng.
- Prednisone hoặc prednisolone đường uống có thể được sử dụng cho bệnh mức độ vừa.
Dùng thuốc cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm (thường từ 7 đến 28 ngày). Sau đó giảm dần liều tùy theo đáp ứng lâm sàng của mỗi bệnh nhân. Trong khi dùngcorticosteroid vẫn tiến hành điều trị duy trì bằng 5-ASA hoặc các thuốc điều hòa miễn dịch.
Tác dụng bất lợi của corticosteroid ngắn hạn khi dùng liều cao bao gồm tăng đường huyết, cao huyết áp, mất ngủ, tăng động…
Khi điều trị bằng corticosteroid, bệnh nhân cần được bổ sung vitamin D và canxi. Thận trọng dùng thuốc ở bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính bao gồm cả xơ gan.
Các thuốc điều trị bệnh Crohn nếu được sử dụng thích hợp, hầu hết bệnh nhân đáp ứng tốt và giảm các triệu chứng.
2.3 Thuốc điều hòa miễn dịch
Azathioprine và 6-mercaptopurine: Các thuốc này có hiệu quả kéo dài, có thể làm giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid và duy trì sự thuyên giảm bệnh trong nhiều năm. Thuốc cần sử dụng từ 1-3 tháng để có lợi ích lâm sàng. Do đó khi bắt đầu dùng thuốc vẫn cần sử dụng corticosteroid cho đến ít nhất là tháng thứ 2. Liều lượng cần điều chỉnh phù hợp dựa trên đáp ứng lâm sàng của mỗi bệnh nhân.
Tác dụng bất lợi thường gặp nhất là buồn nôn, nôn và mệt mỏi.
Trước khi bắt đầu sử dụng các thuốc điều hòa miễn dịch, bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm để loại trừ các nguy cơ có hại.
Methotrexate: Thuốc dạng uống hoặc tiêm dưới da có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh Crohn kháng corticosteroid hoặc phụ thuộc corticosteroid. Thuốc cũng có lợi đối với bệnh nhân không đáp ứng với azathioprine hoặc 6-mercaptopurine.
Tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn và các bất thường ở gan không có triệu chứng.
Lưu ý, cả nam và nữ khi dùng thuốc nên sử dụng biện pháp tránh thai. Nếu muốn có thai, nên ngừng methotrexate ít nhất 3 tháng.
Bệnh Crohn – Những điều cần biết
Cyclosporine và tacrolimus: Thuốc có ích cho bệnh nhân viêm đại tràng thể loét nặng không đáp ứng với corticoid; các thuốc sinh học và những người cần phẫu thuật cắt đại tràng.
Thuốc có hiệu quả với bệnh nhân bị bệnh Crohn kèm lỗ rò kháng trị hoặc bệnh mủ da. Không được dùng thuốc quá 6 tháng, bởi có nhiều tác dụng bất lợi như: Độc tính trên thận, động kinh, nhiễm trùng cơ hội, tăng huyết áp, bệnh thần kinh…
Tacrolimus: Là thuốc ức chế miễn dịch (cũng được sử dụng ở bệnh nhân cấy ghép) có hiệu quả như cyclosporine. Thuốc có thể được xem xét để sử dụng ở những bệnh nhân viêm đại tràng thể loét nặng hoặc kháng trị mà không cần phải nằm viện. Có thể dùng để điều trị ngắn hạn các lỗ rò quanh hậu môn và lỗ rò ở da trong bệnh Crohn.
Thuốc ức chế sinh học là thuốc được biến đổi gen, nhằm vào một số phân tử trong cơ thể liên quan đến việc gây viêm; được kê cho những bệnh nhân bị bệnh Crohn khó chữa, không đáp ứng với các loại thuốc khác hoặc cho những người có các triệu chứng nghiêm trọng. Thuốc cũng có thể được sử dụng lâu dài để giúp duy trì thời gian thuyên giảm.
Việc sử dụng loại thuốc ức chế sinh học nào, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và vị trí của bệnh. Trong đó thuốc kháng TNF hiện có chỉ định trong bệnh Crohn như infliximab, certolizumab, adalimumab và golimumab.
Tác dụng bất lợi như phản ứng quá mẫn tức thì (phát ban, ngứa, đôi khi phản ứng phản vệ), sốt, ớn lạnh, nhức đầu và buồn nôn. Các phản ứng quá mẫn muộn cũng có thể xảy ra.
Chống chỉ định dùng khi bệnh nhân có nhiễm khuẩn không kiểm soát được. Ngoài ra, những người mắc bệnh lao, viêm gan B có nguy cơ tái tái phát khi dùng thuốc kháng TNF. Do đó, bắt buộc phải sàng lọc bệnh lao, viêm gan B trước khi điều trị bằng thuốc này…
2.5 Kháng sinh
Kháng sinh: Có thể dùng trong bệnh Crohn, nhưng hạn chế ở viêm đại tràng thể loét, ngoại trừ viêm đại tràng nhiễm độc.
- Metronidazole có thể kiểm soát bệnh Crohn mức độ nhẹ và giúp làm lành đường rò. Tuy nhiên, các tác dụng bất lợi (đặc biệt là độc tính trên thần kinh) thường gián đoạn việc hoàn tất điều trị.
- Ciprofloxacin có thể ít độc hơn metronidazole, có thể sử dụng metronidazole và ciprofloxacin kết hợp để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ.
- Rifaximin là một loại kháng sinh có thể có lợi khi điều trị bệnh Crohn thể hoạt động.
Đắk Lắk ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh Whitmore
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhân thêm 1 trường hợp nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" (mắc bệnh Whitmore) tại huyện Krông Pac.
Bệnh nhân là nữ, sinh năm 1982. Theo hồ sơ bệnh án, vào ngày 10/10, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng dữ dội nên đi khám tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân bị Whitmore
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị áp xe lá lách và được phẫu thuật và điều trị. Sau khi xuất viện về nhà, bệnh nhân vẫn tiếp tục có biểu hiện đau bụng, nên ngày 31/10, lại nhập viện tái khám.
Lúc này, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Whitmore trên nền đái tháo đường type 2 và hiện đang được điều trị tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Sau gần 10 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, hiện bệnh nhân đang được chỉ định điều trị bằng kháng sinh mạnh.
Đây là trường hợp thứ 3 ở Đắk Lắk mắc bệnh Whitmore trong năm nay. Hai trường hợp trước, được ghi nhận tại huyện Ea Súp và Cư Kuin.
Giun dài 12 cm ký sinh trong má sau khi bị muỗi đốt Các bác sĩ Nga đã lấy một con giun dài 12 cm ra khỏi má của một người phụ nữ sau khi người này bị muỗi đốt. Con giun dài 12 cm được các bác sĩ lấy ra khỏi má của nữ bệnh nhân. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH RT Đài RT dẫn lại thông báo của cơ quan y tế Moscow ngày 1.12...