Các thỏa thuận F-35 của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ hiện ra sao?
Tính tới thời điểm này, các thỏa thuận bán máy bay phản lực F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị chưa ảnh hưởng
Một chiếc tiêm kích tàng hình F-35A của Không quân Mỹ
Theo RT, quan hệ đối tác của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ trong chương trình F-35 vẫn không thay đổi vào thời điểm 1,5 tháng trước thời hạn của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis để trình bày trước Quốc hội về giá trị chiến lược của việc bán các máy bay phản lực cho Ankara.
Đạo luật Ủy quyền quốc phòng John S. McCain 2019 (NDAA), ký ngày 13/8, đã yêu cầu Lầu Năm Góc phải làm rõ mối quan hệ chiến lược của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ Quốc phòng có 90 ngày kể từ khi thông qua dự luật (tới 13/11) để tuân thủ các yêu cầu của NDAA. Cho đến lúc đó, việc giao hàng các máy bay F-35 đang bị hoãn lại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo RT, dường như các hợp đồng F-35 vẫn được tiến hành. Miễn là Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không đưa ra lý do nào khác để ngăn chặn việc chuyển giao máy bay phản lực thì 2 chiếc F-35 sẽ được chuyển tới Ankara vào mùa Hè tới.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Lockheed Martin kiêm Tổng Giám đốc chương trình F-35, ông Greg Ulmer nói trên trang tin Quân sự Mỹ (Military.com) hồi đầu tháng này: “Không có sự thay đổi nào đối với hợp đồng hay mối quan hệ đối tác giữa chúng tôi với Thổ Nhĩ Kỳ”.
“Quyết định liên quan đến NDAA thực sự là vấn đề giữa các chính phủ với nhau”, ông Ulmer nói thêm.
Bên cạnh đó, nhân sự tại căn cứ Không quân Luke ở Arizona, nơi Mỹ đào tạo phi công Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng F-35, nói rằng: “Không có sự thay đổi hay tạm dùng nào về chương trình đào tạo hoặc giao máy bay tại Căn cứ Không quân Luke”.
Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cũng nói với Military.com rằng, chương trình F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục cho đến khi báo cáo được gửi đến Quốc hội.
Thùy Dương (Theo Sputnik)
Theo baogiaothong
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thẳng thừng tuyên bố "vỗ mặt" Trump
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thẳng thừng tuyên bố rằng, Ankara không cần sự cho phép của bất cứ ai để mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga vài ngày sau khi bị Mỹ hăm dọa, ép từ bỏ thương vụ này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
"Chúng tôi đã thực hiện thương vụ S-400 với Nga. Chúng tôi không cần sự cho phép của bất cứ ai để mua nó", nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh tại Diễn đàn doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ-Kyrgyzstan ở thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan hôm 1.9.
Vài ngày trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã lên tiếng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ép Ankara từ bỏ việc mua các hệ thống S-400 của Nga.
"Thổ Nhĩ Kỳ có quyền lựa chọn để và đưa ra quyết định. Nhưng rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia NATO mà lại sở hữu một hệ thống phòng không, chống máy bay, chống tên lửa của Nga. Chúng tôi không thể tích hợp hệ thống đó vào NATO", ông Mattis nhấn mạnh và nói thêm rằng, thương vụ S-400 vữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan đến Mỹ và Washington không khuyến khích việc này.
Hệ thống phòng không S-400 tối tân của Nga.
Những tuyên bố trên của ông Erdogan và ông Mattis được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và đồng minh ruột Thổ Nhĩ Kỳ đang rạn nứt nghiêm trọng sau khi chính quyền Trump tung ra một loạt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Ankara.
Những biện pháp trừng phạt đó nhằm trả đũa việc Ankara không chịu thả mục sư người Mỹ Andrew Brunson đang bị Ankara giam giữ vì tội khủng bố. Căng thẳng giữa Ankara và Washington cuối cùng đã gây ra cuộc khủng hoảng tiền tệ lịch sử cho Thổ Nhĩ Kỳ khiến nền kinh tế nước này điêu đứng.
Theo Danviet
Mỹ quan ngại Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không của Nga Ngày 28/8, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tuyên bố Mỹ quan ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga, vốn không thể tích hợp vào hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của NATO. (Nguồn: DW) Phát biểu trước báo giới, ông Mattis nhấn mạnh: "Rõ ràng, Thổ Nhĩ Kỳ mang một hệ...