Các thiết bị nhà thông minh sẽ phục hồi bất chấp Covid-19
Hãng nghiên cứu thị trường IDC cho biết họ hy vọng các thiết bị nhà thông minh sẽ tiếp tục được phục hồi trong năm nay, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế thế giới.
Người tiêu dùng vẫn sẽ chi tiêu mạnh cho thiết bị nhà thông minh trong năm nay
Theo Neowin, IDC cho biết lĩnh vực này sẽ có mức tăng trưởng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, với lượng xuất xưởng đạt 854 triệu chiếc. Trong thời gian dài, IDC kỳ vọng doanh số thiết bị thông minh trên toàn thế giới sẽ là hơn 1,4 tỉ vào năm 2024 với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 14%. Công ty nói thêm sự tăng trưởng này bắt nguồn từ việc mọi người chi tiêu nhiều hơn và tiếp tục đầu tư vào các thiết bị cũng như dịch vụ tự động hóa gia đình.
Nói về vấn đề, nhà phân tích cấp cao Adam Wright của IDC cho biết: “Từ góc độ nhu cầu, các thiết bị gia đình thông minh vẫn khá bền bỉ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 toàn cầu. Thị trường đã mất điểm vào năm 2020 so với các dự báo trước đó – kết quả của tỷ lệ thất nghiệp cao và các biện pháp đóng cửa biên giới cùng với các yếu tố khác – nhưng chúng tôi dự đoán mức tăng trưởng tích cực qua từng năm vào năm 2020 trên tất cả danh mục thiết bị. Khi người tiêu dùng thay đổi ưu tiên chi tiêu của họ từ các lĩnh vực khác như kỳ nghỉ, du lịch và đi ăn, các thiết bị nhà thông minh vẫn phổ biến rộng rãi”.
Năm 2024, thị phần thiết bị nhà thông minh giải trí video dự kiến sẽ tăng 31,3%, đây là mức giảm khoảng 10% kể từ năm 2020 nhưng vẫn đưa nó trở thành lĩnh vực nhà thông minh lớn nhất. Giám sát và an ninh gia đình tăng từ 19,5% vào năm 2020 lên 21,1% vào năm 2024, trong khi các thiết bị giải trí và loa thông minh dự kiến sẽ giảm từ 15,6% xuống 14,1% trong cùng thời kỳ.
Video đang HOT
IDC nói rằng trong khi lĩnh vực nhà thông minh sẽ phát triển trong những năm tới, các lo ngại về an ninh và quyền riêng tư sẽ vẫn còn. Công ty cũng cho biết chi phí trả trước và liên tục của các thiết bị và dịch vụ có thể là một thách thức cho ngành, bên cạnh sự không chắc chắn trong thị trường lao động và tài chính trên toàn thế giới.
Công ty Trung Quốc lo bị 'tách biệt công nghệ'
Nỗ lực đẩy mạnh công nghệ nội địa của Trung Quốc đang tăng tốc, nhưng cũng đặt ra nguy cơ tách biệt với phần còn lại của thế giới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 5 công bố chiến lược "lưu thông kép", trong đó dựa vào sự đổi mới và nhu cầu mạnh mẽ ở trong nước làm động lực chính của nền kinh tế, nhưng vẫn duy trì thị trường và nhà đầu tư nước ngoài như một động lực tăng trưởng thứ hai.
Quan hệ Mỹ - Trung đã xuống mức thấp nhất trong hàng chục năm qua, khi hai cường quốc đối đầu trong hàng loạt lĩnh vực như Covid-19, công nghệ và thương mại.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang áp đặt nhiều lệnh cấm đối với các công ty Trung Quốc như Tencent và Huawei nhằm ngăn họ tiếp cận công nghệ của Mỹ. Nỗ lực phát triển công nghệ nội địa để đối phó thử thách của Mỹ trở thành cơ hội vàng với một số doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, nhưng cũng tạo ra không ít lo ngại.
"Chúng tôi nhận thấy sự nhiệt tình trong việc thay thế linh kiện nhập khẩu bằng sản phẩm trong nước, trái với những năm trước. Nhiều công ty Trung Quốc từng ngại sử dụng thiết bị nội địa, nhưng điều đó hiện thay đổi đáng kể. Chúng tôi chắc chắn hưởng lợi từ động thái này", Zhong Musheng, người sáng lập công ty Dongguan VIDE Technology chuyên về thiết bị quang - điện tử, cho hay.
Aaron Zhang, chủ startup Simtoo Tech, cho biết công ty của ông vẫn nhập khẩu chip và các bộ phận lõi từ Mỹ, nhưng đang xây dựng danh sách các nhà cung ứng nội địa trong trường hợp hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tách rời nhau.
Chen Jianhua, Phó giám đốc phụ trách mảng thiết bị thông minh trong gia đình của Newtempo Tech, cũng khẳng định họ từng mua nhiều thiết bị ngoại nhập chất lượng cao để bảo đảm năng lực cạnh tranh khi xuất khẩu, nhưng đang dần thay đổi cách vận hành.
"Chúng tôi tập trung nhiều hơn vào thị trường trong nước. Thực tế là thị trường này không cần sản phẩm chất lượng cao mà ưu tiên những thứ có giá rẻ hơn", Chen cho hay.
Giới chức Trung Quốc đang thúc đẩy "độc lập và bảo đảm kiểm soát" trong các ngành khoa học và công nghệ. "Mục tiêu là thiết lập hệ thống riêng trong 6-7 năm tới cho 'ba nội địa' gồm nghiên cứu phát triển nội địa, sản xuất nội địa và thị trường nội địa", tiến sĩ Frank Cui tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Mới có trụ sở tại Hong Kong, nhận xét.
Trong chiến lược này, chính quyền địa phương và tập đoàn nhà nước sẽ đẩy mạnh hỗ trợ những công ty công nghệ dùng linh kiện nội địa, nhằm tăng khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất, đề phòng trường hợp bị cắt đứt hoàn toàn quyền tiếp cận công nghệ nước ngoài.
Bộ xử lý Hygon được chế tạo tại Trung Quốc. Ảnh: AnandTech.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại nỗ lực thúc đẩy phát triển nội địa của Trung Quốc có thể phản tác dụng.
"Chiến tranh công nghệ leo thang sẽ khiến những kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ không được chia sẻ rộng rãi. Điều này dẫn tới khả năng Trung Quốc và phương Tây áp dụng hai hệ sinh thái khác biệt hoàn toàn về phần cứng và thuật toán phát triển, chúng sẽ không tương thích với nhau", tiến sĩ Cui nói.
James Yang, cựu kỹ sư của Huawei, cảnh báo nguy cơ khi dựa quá nhiều vào phát triển công nghệ nội địa. "Ngay cả khi thị trường Trung Quốc đủ lớn để duy trì các doanh nghiệp khổng lồ, rất ít kỹ sư và chuyên gia nghiên cứu chào đón sự tách biệt công nghệ hoặc dựa hoàn toàn vào lưu thông nội địa", ông nói.
Dù vậy, nhiều doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Trung Quốc vẫn ủng hộ mạnh mẽ chiến lược của ông Tập. Tập đoàn viễn thông China Telecom đã tham gia chiến dịch thay thế linh kiện sản xuất bởi những công ty Mỹ như Intel, Microsoft và IBM. Hồi tháng 5, China Telecom đã đặt nhiều đơn hàng lớn để mua chip xử lý Kunpeng từ Huawei, phá vỡ thế độc quyền từ lâu của Intel.
China Telecom dự kiến mua 56.314 máy chủ trong năm nay, khoảng 20% trong số đó sẽ dùng chip Kunpeng và Hygon Dhyana của Trung Quốc thay cho sản phẩm của Intel và AMD.
Công ty startup chuyên về robot CloudMinds, nằm trong danh sách đen tài chính của Mỹ, đã từ bỏ kế hoạch chào bán công khai ở thị trường chứng khoán Mỹ và chuyển trụ sở đến Thượng Hải. Họ cũng nhận được hỗ trợ kinh tế và hàng loạt hợp đồng từ chính phủ.
Startup Nhật Bản giới thiệu khẩu trang thông minh, thần thánh' không kém bảo bối của Doraemon Với mức giá 40 USD, tính năng đáng tiền nhất của c-mask là khả năng dịch thuật nhiều cặp ngôn ngữ khác nhau. Khi khẩu trang trở thành một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống "bình thường mới" được tạo ra do đại dịch COVID-19, một startup Nhật Banr có tên Donut Robotics đã phát riển một thiết bị "khẩu trang...