Các thiết bị hỗ trợ giọng nói được sử dụng tăng gấp đôi vào năm 2024
Một báo cáo mới đây từ Công ty nghiên cứu thị trường Juniper Research đã phát hiện ra rằng người tiêu dùng sẽ tương tác với trợ lý giọng nói trên hơn 8,4 tỷ thiết bị vào năm 2024
Con số này sẽ vượt qua dân số thế giới vào thời điểm đó và tăng 113% so với 4,2 tỷ thiết bị dự kiến sẽ được sử dụng vào cuối năm 2020. Mặc dù vậy, việc kiếm tiền từ chính các ứng dụng trợ lý giọng nói vẫn là một thách thức đối với các nhà cung cấp.
Các thiết bị hỗ trợ giọng nói được sử dụng tăng gấp đôi vào năm 2024
Nghiên cứu về thị trường trợ lý giọng nói trong giai đoạn 2020-2024 đã phát hiện ra rằng, trợ lý giọng nói được tích hợp trên ô tô và những thứ kết nối với TV sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, chủ yếu nhờ vào khả năng sử dụng trợ lý giọng nói thông qua các thiết bị ngoại vi thay vì phải bổ sung thêm phần cứng mới. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
Mặc dù có sự tăng nhanh về các loại thiết bị trợ lý giọng nói khác nhau nhưng Juniper Research hy vọng rằng điện thoại thông minh sẽ tiếp tục thống trị lĩnh vực này. Các thiết bị khác sẽ được sử dụng tương đối ở nhiều thị trường. Mặc dù có dân số nhiều hơn gấp đôi dân số Bắc Mỹ nhưng số lượng thiết bị trợ lý giọng nói ở châu Âu sẽ chỉ vượt Bắc Mỹ vào năm 2022 và sau đó chỉ nhỉnh hơn một ít do có ít thiết bị được tung ra thị trường.
Nghiên cứu lưu ý rằng, trong khi một số nhà cung cấp ứng dụng trợ lý giọng nói đang hướng đến năng suất và sử dụng trong văn phòng, đây sẽ là một thị trường tương đối nhỏ. Ít hơn 354 triệu máy tính cá nhân (PC) sẽ có trợ lý giọng nói, đặc biệt là sau khi Microsoft hoàn thiện ứng dụng trợ lý ảo thông minh Cortana. Juniper Research khuyến nghị các công ty trợ lý giọng nói nhắm vào thị trường PC như một phần của hệ sinh thái thiết bị mở rộng và quản lý dữ liệu với sự tự động hóa nhiều hơn cho ứng dụng trợ lý giọng nói của người tiêu dùng.
Huawei công bố trợ lý giọng nói Celia hoàn toàn mới
Loạt smartphone P40 mà Huawei vừa ra mắt không sử dụng trợ lý ảo Google Assistant, vì vậy công ty Trung Quốc đã tạo ra trợ lý giọng nói của riêng mình có tên Celia.
Huawei Celia nhằm thay thế sự thiếu vắng của Google Assistant
Theo 9to5Google, trong nỗ lực lấp đầy khoảng trống mà Google Assistant để lại, Celia của Huawei có khả năng nhận ra các lệnh bằng tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Điều này cho thấy Celia được thiết kế hoàn toàn cho thị trường phương Tây.
Ở giai đoạn hiện tại, Celia khá giống với những ngày đầu của Google Assistant hay Apple Siri. Về cơ bản, nó có thể trả lời các truy vấn về thời tiết, các lệnh để bắt đầu cuộc gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn văn bản, đặt lời nhắc lịch, phát nhạc và thậm chí thực hiện các bản dịch. Ngoài ra còn có một yếu tố camera AI có thể làm những việc như xác định thực phẩm và ước tính số lượng calo. Huawei cho biết trong tương lai, trợ lý mới có thể bổ sung thêm nhiều tính năng và xuất hiện trên các thiết bị ngoài smartphone.
Ngoài ra, Huawei cũng mang đến lệnh đánh thức "Hey Celia" hoạt động giống với Hey Google hay Hey Siri để khởi động trợ lý ảo. Trên thực tế, hai lệnh Hey Celia và Hey Siri phát âm khá giống nhau, vì vậy nếu Hey Celia được nói to có thể kích hoạt Siri trên thiết bị Apple ở gần đó.
Cuối cùng, Huawei sẽ cập nhật một số smartphone khác của mình với trợ lý giọng nói này. Đây sẽ là một phần của EMUI 10.1 trên các thiết bị khác, mặc dù không chắc liệu nó có tồn tại cùng với Google Assistant trên một số thiết bị cũ của Huawei vẫn cài đặt ứng dụng Google hay không.
Thị phần toàn cầu của Windows 10 sụt giảm trong tháng 4/2020 Số liệu khảo sát mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Netmarketshare công bố trong tháng 4/2020 cho thấy, thị phần toàn cầu của Windows 10 có sự sụt giảm so với kỷ lục tháng 3/2020. Số liệu khảo sát mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Netmarketshare được công bố trong tháng 4/2020 cho thấy, thị phần toàn...