Các thiết bị đeo chăm sóc sức khỏe “hốt” tiền về cho Google, Amazon, Apple và Microsoft như thế nào?
Những năm vừa qua các cơ sở y tế dần đưa công nghệ vào hỗ trợ việc khám sức khỏe để giảm bớt chi phí. Vì thế các gã khổng lồ Alphabet, Amazon, Apple và Microsoft tập trung phát triển các thiết bị đeo y tế, sau đây là cách tiếp cận người dùng của các hãng.
Theo Trung tâm Dịch vụ Medicare và Medicaid (CMS), nước Mỹ bỏ ra 3 nghìn tỷ USD mỗi năm cho chi phí chăm sóc sức khỏe nhưng các nhà cung cấp vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, dự kiến sẽ tăng thêm 5% trong năm nay.
Chính vì thế các tổ chức y tế đang phải đối mặt với việc bị cắt giảm chi phí , các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe truyền thống đang dần chuyển đổi thành các công ty công nghệ, bằng cách chăm sóc người bệnh dưới sự hỗ trợ của công nghệ và giảm được chi phí y tế.
Nắm bắt được cơ hội lớn này, các gã khổng khổ như Alphabet, Amazon, Apple và Microsoft cũng tung ra các thiết bị chăm sóc sức khỏe vào thị trường y tế đầy béo bở. Chỉ riêng trong 5 năm qua, kinh phí chăm sóc sức khỏe mà 10 công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ bỏ ra đã tăng từ 277 triệu USD lên 2,7 tỷ USD.
Các công nghệ mới bao gồm công nghệ chăm sóc sức khỏe telehealth, thiết bị đeo, ứng dụng di động và tích hợp AI đang tạo điều kiện thuận lợi cho y học dự phòng và trở nên chất lượng hơn. Từ đó đáp ứng được nhu cầu, lợi ích, cũng nhưu giảm được phí bảo hiểm và tăng giá trị lâu dài của bệnh nhân.
Sau đây là cách hoạt động cũng như các mảng y tế mà 4 công ty công nghệ lớn nhất gồm Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Apple và Microsoft đang tập trung vào, bao gồm các đánh giá về SWOT (Ưu điểm – Nhược điểm – Cơ hội – Nguy cơ):
Video đang HOT
Alphabet
Công ty mẹ của Google, hãng Waymo và một số công ty con khác tận dụng điểm mạnh về điện toán đám mây và khả năng phân tích dữ liệu để nhắm vào các xu hướng về sức khỏe của người tiêu dùng. Công ty đã lên kế hoạch thúc đẩy mối quan hệ đối với nhiều đối tác về hệ thống y tế, bằng cách xác định khả năng tương tác đối với khách hàng .
Tuy nhiên điểm yếu của Alphabet là sự phân mảnh trong nền tảng vì chưa có chuyên môn về lâm sàng, cũng như hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) và cơ sở hạ tầng máy tính hiện đang còn giới hạn.
Amazon
Việc mua lại hệ thống cửa hàng thuốc trực tuyến PillPack gần đây là một bước tiến xa trong việc tích hợp y tế, dược phẩm vào nền tảng phân phối của mình. Công ty cũng đang tăng cường tích hợp AI để biến trợ lý ảo Alexa thành nhân viên trợ giúp y tế tại nhà. Sau đó thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng trên trang web để lấy toa thuốc và mua các vật tư y tế cơ bản.
Điểm yếu của Amazon cũng là nền tảng chưa có sự chuyên nghiệp dành cho chuyên môn y tế và chưa có các mối quan hệ với các đối tác để nâng cao hệ thống.
Apple
Với thế mạng là nhà tiên phong về điện thoại thông minh và thiết bị đeo, Apple đang tìm cách biến các sản phẩm tiêu dùng của mình thành các công cụ chăm sóc sức khỏe. Như việc dựa vào các người tiêu dùng có sẵn của iPhone, thiết bị đeo Apple Watch và các ứng dụng trên App Store để giám sát người dùng mang lại lợi ích cho bệnh nhân và cả các nhà cung cấp.
Điểm yếu của Apple chính là người tiêu dùng chỉ gói gọn trong hệ sinh thái iOS, cần nâng cấp hệ thống dành cho y tế để tiếp cận người dùng trên diện rộng hơn.
Microsoft
Giống như Alphabet, Microsoft đang tận dụng khả năng phân tích dữ liệu mạnh mẽ của mình để có thể thấy những dữ liệu về sức khỏe của toàn dân số. Công ty đang khai thác dịch vụ đám mây thông minh Azure, để cho phép các nhà cung cấp và người thanh toán nhắm mục tiêu đến các nhóm người cụ thể với loại thuốc phù hợp cho họ để có được sức khỏe tốt hơn.
Điểm yếu của Microsoft chính là chưa lắng nghe nhu cầu của người dùng và cộng đồng người dùng còn ở diện hẹp.
Bản phác thảo trên cũng cho thấy để thúc đẩy sự thay đổi về công nghệ trong y tế, cũng như tác động mạnh được đến nhà cung cấp và người tiêu dùng. Các gã khổng lồ nên vượt qua rào cản của mình để tiến xa hơn trong thị trường chăm sóc sức khỏe bằng các phương pháp kĩ thuật số.
Theo Business Insider
Mảng điện toán đám mây của Amazon tìm thêm hướng đi mới, đăng tuyển người làm việc cho dự án vũ trụ nhưng rồi lại gỡ đi một cách bí ẩn
"Điện toán đám mây" bay lên mây cũng không lạ lắm nhỉ?
Bộ phận điện toán đám mây của Amazon, Amazon Web Services đang tìm thuê người cho một sáng kiến liên quan đến không gian, cụ thể là các hệ thống vệ tinh. Phải nói thêm rằng công ty chưa bao giờ công khai thảo luận về một dự án như vậy.
Vào ngày thứ hai, trang web This Just In, chuyên viết về Amazon, đã xuất bản một bài báo sau khi họ phát hiện ra 2 bài đăng tìm tuyển việc cho chương trình không gian. Những bài đăng này sau đó đã bị xoá.
Vũ trụ có thể sẽ là một biên giới mới cho cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, khi mà Amazon và các đối thủ như Microsoft, Google, IBM và Oracle đấu tranh để dành thị phần trong các công ty mà đang giảm tải điện toán trung tâm dữ liệu và nhu cầu lưu trữ. Amazon Web Services đang dẫn đầu thị trường, với 6,11 tỷ USD doanh thu trong quý gần đây nhất.
Amazon đã đang chạy một hợp đồng điện toán đám mây lớn từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, và NASA đang là một khách hàng hiện tại của Amazon Web Services. CEO của Amazon, ông Jeff Bezos là nhà sáng lập của Blue Origin, một công ty tập trung vào du lịch vũ trụ. Dườn như Amazon muốn hướng lên những hành tinh mới, tự xây dựng một thị trường cho mình trên không gian.
Một trong những vị trí trống của Amazon Web Services đã bị gỡ xuống là vị trí tuyển kỹ sư trong mảng xử lý dữ liệu. Vị trí còn lại là cho một người quản lý sản phẩm để làm việc với nhiều dịch vụ không gian và công cuộc phóng tàu vũ trụ.
Theo genk
Google sắp có công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc chỉ là tin đồn, ngày đó còn xa lắm Truyền thông Trung Quốc đồng loạt phủ nhận thông tin Google sắp có công cụ tìm kiếm ở đất nước này. Kể cả một công cụ tìm kiếm dưới sự kiểm duyệt của Chính phủ Trung Quốc cũng là chuyện còn lâu mới xảy ra. Thông tin Google sắp có công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc được tung ra trong bối cảnh...