Các thiên đường mua sắm xa xỉ chuẩn bị cho mùa nghỉ lễ chưa từng có trong lịch sử
Từ Paris, London, New York cho tới Tokyo, các thiên đường mua sắm vừa trải qua ‘cơn ác mộng’ Covid-19 và chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ đặc biệt nhất từ trước tới nay…
Đại dịch Covid-19 giáng một đòn mạnh vào ngành bán lẻ vốn đã lao đao vì sự trỗi dậy của các nền tảng trực tuyến – Ảnh:
Các thiên đường mua sắm nổi tiếng thế giới từ Paris, New York cho tới Tokyo đều đang chuẩn bị cho một mùa nghỉ lễ chưa từng có từ trước đến nay trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tái bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới.
Dịch bệnh cũng khiến các cửa hàng bán lẻ mất đi nguồn thu lớn từ du khách – những người thường chi tiêu mạnh tay vào dịp này hàng năm. Dù vậy, các cửa hàng xa xỉ tại những khu phố mua sắm xa xỉ nổi tiếng trên thế giới đang cố gắng hết sức để cứu vãn doanh thu trong mùa nghỉ lễ sắp tới.
PHỐ BOND, LONDON, ANH
“2020 chắc chắn là năm kinh hoàng nhất” đối với các thiên đường mua sắm xa xỉ nổi tiếng trên thế giới, theo Katie Thomas, phó giám đốc tại New West End – tổ chức đứng sau 600 hãng bán lẻ, nhà hàng và khách sạn tại hay khu vực Phố Bond Street và Mayfair của London.
Thời gian qua, Phố Bond chịu tác động nặng nền do phụ thuộc vào du khách nước ngoài và không phải là nơi quy tụ đông nhân viên văn phòng. Lượng khách tới các cửa hàng tại đây đã giảm một nửa khi Anh tái áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại do dịch bệnh tái bùng phát vào đầu tháng này.
“Đây thực sự là một cơn lốc khủng khiếp”, Thomas nhận định.
Dù vậy, các cửa hàng từ Cartier cho tới Chanel không thể đợi tới khi được mở cửa trở lại mới chuẩn bị cho mùa nghỉ lễ. Họ đã bắt đầu thắp đèn chào mừng giáng sinh sớm hơn thường lệ. Các cửa hàng tại đây cho biết khi được phép mở cửa lại vào ngày 3/12, họ sẽ tổ chức một ban nhạc hòa tấu và có thể sẽ phục vụ chocolate nóng cho khách nếu họ phải xếp hàng vào mua sắm.
Video đang HOT
CHAMPS-ELYSEES, PARIS, PHÁP
Dịch bệnh bùng phát trở lại khiến Pháp phải thực hiện đợt phong tỏa thứ hai, trong đó các cửa hàng phải đóng cửa từ ngày 30/10.
“Nếu chúng tôi không được mở cửa trở lại vào ngày 1/12, tình hình sẽ cực kỳ nghiêm trọng”, Edouard Lefebvre, tổng giám đốc của ủy ban Comite Champs-Elysees – đại diện cho hơn 100 cửa hàng tại đại lộ Champs-Elysees. Tuy vậy, tổ chức này có kế hoạch bắt đầu thắp đèn mừng giáng sinh từ ngày 22/11.
Vài năm nay, các cửa hàng trên đại lộ Champs-Elysees chịu ảnh hưởng nặng nề khi xảy ra hàng loạt vụ tấn công khủng bố, bạo loạn sau các trận đấu bóng đá hoặc biểu tình Áo vàng. Hai đợt phong tỏa liên tiếp do dịch bệnh Covid-19 giáng thêm một đòn mạnh vào các cửa hàng tại đây.
GINZA, TOKYO, NHẬT BẢN
Là quận mua sắm nổi tiếng nhất tại thủ đô Nhật Bản, Ginza thường sáng rực ánh đèn vào thời điểm này hàng năm, khi các cửa hàng xa xỉ bắt đầu thắp đèn và trang trí rầm rộ để chuẩn bị cho kỳ nghỉ giáng sinh và năm mới. Tuy nhiên, năm nay, nhiều cửa hàng và tòa nhà ở đây vẫn chìm trong bóng tối. Chính phủ Nhật đang áp dụng các lệnh hạn chế đối với du khách nước ngoài khiến lượng khách tới Ginza sụt giảm mạnh.
Để ứng phó với tình hình, Hiệp hội Phố Ginza dự định tổ chức một sự kiện rửa tay tại giao lộ chính của Ginza vào tháng 12. Những người đi qua đây sẽ được tặng một chiếc khăn tay và phiếu giảm giá để mua sắm tại các cửa hàng gần đó. Hiệp hội này cũng sẽ thắp thêm đèn dọc trên các con phố để thu hút khách tới vui chơi và mua sắm.
VỊNH CAUSEWAY, HỒNG KÔNG
Trong giới bán lẻ, các chủ cửa hàng tại Hồng Kông là những người chịu ảnh huởng nặng nề hơn ai hết. Hình ảnh tiêu điều dọc con phố chính tại Vịnh Causeway Bay – nơi có giá thuê mặt bằng bán lẻ đắt nhất thế giới – cho thấy sức càn quét của các cuộc biểu tình chống chính quyền và lệnh hạn chế phòng dịch Covid-19 đối với các cửa hàng suốt gần 20 tháng qua. Các thương hiệu như Tissot, Prada, Victoria Secret… giờ đây đều đóng cửa im lìm.
Hy vọng được nhen nhóm khi du khách bắt đầu trở lại đây, dù chưa nhiều. Để kích cầu du lịch, Hồng Kông đã thỏa thuận với Singapore để thiết lập “bong bóng du lịch” – một hành lang đi lại an toàn, cho phép du khách nhập cảnh mà không cần cách ly. Tuy nhiên, do số ca nhiễm Covid-19 tại Hồng Kông tăng mạnh, hai bên đã quyết định dời thời điểm bắt đầu “bong bóng du lịch” lại hai tuần.
“Dường như điều tồi tệ nhất đã qua đi khi dịch bệnh và tình hình chính trị đã được kiểm soát”, Amrita Banta, giám đốc điều hành tại hãng tư vấn Agility Research của Singapore, nhận xét trước khi “bong bóng du lịch” giữa hai trung tâm tài chính châu Á bị hoãn. “Thành phố đã sẵn sàng mở cửa trở lại”.
FIFTH AVENUE, NEW YORK, MỸ
Fifth Avenue vẫn là nơi có hai cửa hàng bách hóa sang trọng bậc nhất thế giới: Saks Fifth Avenue và Bergdorf Goodman. Tuy nhiên, số lượng các cửa hàng tại đây đã giảm dần vài năm gầy đây, bắt đầu bằng việc cửa hàng trăm tuổi Henri Bendel và Barneys New York cách đó không xa đóng cửa. Một vài mặt bằng đắc địa, bao gồm nơi từng là nơi đặt cửa hàng Ralph Lauren, giờ đây vẫn chưa tìm được khách thuê.
Tuy vậy, các cửa hàng trên Fifth Avenue đang rục rịch chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ có phần im ắng khi chẳng có mấy du khách qua lại do số ca lây nhiễm Covid-19 ở New York vẫn không ngừng tăng. Như mọi năm, Saks, Bergdorf và những cửa hàng thời trang xa xỉ như Dolce & Gabbana và Louis Vuitton đều trang hoàng bên ngoài cửa sổ theo chủ đề giáng sinh. Theo Jerome Barth, chủ tịch Hiệp hội Fifth Avenue, một nhóm doanh nghiệp địa phương đang lắp đặt các tác phẩm nghệ thuật bằng đồ chơi ngoại cỡ, như gấu bông, bóng bay và con quay gỗ.
Những hoạt động chuẩn bị này diễn ra sau một mùa hè đầy biến động khi các cửa hàng trên Fifth Avenue bị phá hoại trong cuộc biểu tình sau cái chết của George Floyd. Sau đó, hàng loạt cửa hàng tại đây đã chủ động che chắn bằng ván gỗ để đề phòng biểu tình sau bầu cử tổng thống ngày 3/11.
Giờ đây, hầu hết các cửa hàng đã bắt đầu trở lại với hy vọng một tương lai tươi sáng hơn sau gần một năm đầy hỗn loạn.
Lễ cấp sắc của đồng bào Dao Tiền
Thanh niên Dao Tiền đến tuổi đều phải trải qua lễ cấp sắc mới được coi là trưởng thành về mọi mặt, được tổ tiên công nhận.
Lâm Bình là một huyện miền núi thuộc tỉnh Tuyên Quang. Tại đây có tới 12 dân tộc và tộc người sinh sống, trong đó có người Dao Tiền. Dân tộc chiếm phần đông dân số tại đây. Người Dao Tiền ở đây vẫn giữ được truyền thống và bản sắc xưa với nghi lễ cấp sắc.
Tất cả đàn ông Dao Tiền đều phải thực hiện nghi lễ cấp sắc nếu không, sau khi sang thế giới bên kia họ sẽ không được tổ tiên công nhận. Ảnh: Thảo Nguyễn
Lễ cấp sắc được tổ chức cho những người con trai từ 9 tuổi trở lên, để đặt tên âm (tên cúng cơm) - danh xưng sẽ được sử dụng sau khi họ qua đời. Chỉ khi tham gia lễ này, thanh niên Dao Tiền mới được coi là người trưởng thành về mọi mặt: tâm hồn, sức mạnh, tinh thần... để tham gia vào những quyết định của cộng đồng và tổ tiên mới công nhận.
Đây còn là lễ trình báo Tổ tiên biết một thành viên nhập vào dòng họ, có nghĩa vụ nối dõi và làm tròn phận sự của mình. Nếu không được đặt tên dù người đó có sống 100 tuổi thì cộng đồng người Dao Tiền vẫn coi họ chưa trưởng thành. Khi đi ăn cỗ, họ được xếp ngồi mâm trẻ em. Các cô gái không thích và không lấy những người chưa đặt tên, đặc biệt, họ không được phép làm lễ cầu thành hoàng, thổ địa, các vị thánh thần của dân tộc Dao. Khi mất, người đàn ông nào chưa thụ lễ cũng không được đánh trống, chỉ cúng.
Theo niềm tin tâm linh của người Dao Tiền, chỉ qua lễ cấp sắc đàn ông trong làng mới có thể làm "ma ông, ma cha" của người khác. Gia đình nào quá nghèo, không đủ điều kiện kinh tế thì có thể làm lễ muộn hơn cho nam giới trong nhà, miễn là trước khi qua đời.
Lễ cấp sắc của người Dao Tiền là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đan xen với tư tưởng Đạo giáo và Nho giáo đã được "bản địa hóa". Một lễ cấp sắc thường có 2 đến 3 thầy cúng và những người không thuộc trong cùng gia đình với người thụ lễ, có thể là người cùng họ nhưng phải khác nhánh. Trong số các thầy cúng sẽ có 2 vị cúng chính và một vị phụ. Các thầy cúng sẽ mang theo tranh Tam Thanh (vẽ ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo), tranh múa và trang phục thầy cúng, gậy ma đi cùng. Bàn thờ lễ cấp sắc được dựng tại nhà của người thụ lễ, đặt cạnh bàn thờ tổ tiên. Phía trên ban thờ thần linh treo tranh Tam Thanh và tranh múa.
Bàn thờ bày bánh cúng đặt trên lá dong, đèn thờ, bát gạo cắm hương và rượu cúng. Ảnh: Thảo Nguyễn
Hiện nay lễ cấp sắc của đồng bào Dao Tiền tại đây thường cấp 3 đèn, diễn ra 2 ngày 2 đêm. Thầy cấp sắc 3 đèn có 36 quân binh - lực lượng được đưa đến để bảo vệ thầy, chứng kiến và bảo vệ lễ cấp sắc cho học trò. Học trò cấp sắc xong cũng có 36 quân binh giống như thầy.
Chỉ trưởng họ hoặc gia đình giàu có mới làm lễ cấp 7 đèn hoặc 12 đèn, bởi chi phí rất tốn kém. Nhà nào cấp 7 đèn sẽ làm lễ 7 ngày 7 đêm, 12 đèn sẽ làm lễ 12 ngày 12 đêm, lợn cúng nhiều hơn và số lượng thầy cúng sẽ đông hơn. Vậy nên lễ cấp 7 đèn và 12 đèn gần như không còn được duy trì.
Lễ cúng diễn ra làm 2 phần chính. Đầu tiên, thầy cúng gọi tổ tiên của gia chủ về dự. Phần lễ này diễn ra trong 3 tiếng. Những thiếu nữ Dao Tiền sẽ hát phụ trong khi thầy làm lễ cúng. Tiếp đó là lễ cấp sắc gọi thần và binh mã để xin thần công nhận và che chở cho người được cấp sắc. Binh mã sẽ bảo vệ người được cấp sắc khỏi tà ma theo đuổi. Kết thúc phần lễ, gia chủ sẽ mời các thầy và họ hàng dùng bữa để chúc mừng cho người được thụ lễ.
Trang phục của người Dao Tiền luôn gắn đồng tiền bạc, bởi họ quan niệm rằng nó sẽ giúp tránh tà ma. Ảnh: Thảo Nguyễn
Thành viên trong gia chủ sẽ mặc quần áo truyền thống Dao Tiền để dự lễ và tiếp khách để thể hiện sự tôn kính với thần linh và khách mời. Để tổ chức lễ cấp sắc, các gia đình thường phải chuẩn bị kinh tế trước 1 - 2 năm, lo liệu lương thực, thực phẩm; và nuôi một đôi lợn cúng.
Lễ cấp sắc của người Dao Tiền là một điểm nhấn trong hành trình du lịch tại Lâm Bình - miền đất giàu truyền trống và đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc của Tuyên Quang. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa lễ cấp sắc của người Dao Tiền vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 22/1/2020.
Biến triển vọng thành sản phẩm du lịch ở vùng dân tộc thiểu số Có thể nói, tiềm năng phát triển du lịch văn hóa từ những vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh khá dồi dào. Tuy nhiên, đây cũng chủ yếu là những vùng mà điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ đầu tư lớn để đánh thức những tiềm năng... Những nét chấm phá...