Các thành viên OPEC khẳng định duy trì cam kết sau sự ‘rời đi’ của Angola
Các nước bao gồm Iraq, Nigeria và Cộng hòa Congo đã tái khẳng định duy trì cam kết với Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), bất kể sự rời đi của Angola vào tuần trước.
Tàu chở dầu hoạt động ngoài khơi bờ biển Angola trên Đại Tây Dương. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố ngày 23/12, Bộ trưởng Năng lượng của Cộng hòa Congo, Bruno Jean-Richard Itoua, cho biết, Chính phủ nước này sẽ tiếp tục ủng hộ cho sự đoàn kết và gắn kết vững chắc của OPEC và các đối tác (được gọi là OPEC ).
Ông Itoua nhấn mạnh: “Mỗi thành viên (OPEC), dù là người châu Phi hay không, đều đóng một vai trò không thể thiếu trong việc đạt được các mục tiêu chung của chúng ta và duy trì sự cân bằng của thị trường dầu mỏ toàn cầu”.
Video đang HOT
Trước đó, trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), Bộ trưởng Bộ Dầu khí Nigeria, Heineken Lokpobiri, cũng tuyên bố: “Chúng tôi kiên quyết theo đuổi các mục tiêu của OPEC, đồng thời sẽ tham gia tích cực với tổ chức này để giải quyết những mối lo ngại đang lan rộng không chỉ trong biên giới quốc gia của chúng tôi mà trên khắp lục địa”.
Giống như Angola, Nigeria có bất đồng với các nhà lãnh đạo OPEC về hạn ngạch sản xuất của năm 2024. Nhưng các vấn đề đã được giải quyết tại cuộc họp mới nhất của nhóm vào ngày 30/11.
Trong khi đó, Iraq, nước sẽ cần thực hiện một số đợt cắt giảm nguồn cung lớn nhất của OPEC vào tháng 1/2024 để đáp ứng hạn ngạch mới, đã xác nhận sự hỗ trợ liên tục của mình đối với tổ chức này. Người phát ngôn Bộ Dầu mỏ Iraq, Assem Jihad, nói với Thông tấn xã Iraq rằng OPEC đang cố gắng “đạt được tỷ lệ cân bằng cao nhất giữa cung và cầu nhằm tạo ra sự ổn định trên thị trường dầu mỏ toàn cầu”. Điều này sẽ mang lại “mức doanh thu tốt cho kho bạc liên bang” của Iraq.
Ngày 22/12, Angola bất ngờ tuyên bố rời khỏi OPEC, sau tranh chấp về hạn ngạch sản xuất dầu. Bộ trưởng Dầu mỏ nước này, ông Diamantino Azevedo, cho biết, việc tham gia OPEC không còn mang lại lợi ích cho Angola. Với việc bớt đi một thành viên, OPEC hiện chỉ còn bao gồm 12 quốc gia chủ chốt, trong đó có một số thành viên bị đồn đoán là có khả năng sẽ xem xét việc rút lui khỏi Nhóm theo Angola. Điều này làm dấy lên nghi ngờ về sự gắn kết trong tương lai của OPEC.
Sau tuyên bố rời OPEC của Angola, giá dầu thế giới vào cuối tuần trước (ngày 22/12) đã giảm 0,4%. Đà giảm chỉ ở mức nhẹ nhờ thông tin xung đột Trung Đông leo thang đã hỗ trợ đẩy giá dầu tăng trong cả tuần vừa qua.
Các nhà phân tích hầu hết coi việc Angola rời khỏi tổ chức là một trường hợp cá biệt. Trên thực tế, sự suy giảm kéo dài về khả năng sản xuất của nước này đã khiến Angola trở thành thành viên OPEC kém hiệu quả. Các thương nhân kỳ vọng việc cắt giảm sản lượng mới của OPEC vẫn sẽ có hiệu lực bắt đầu vào tháng 1/2024.
Angola tuyên bố sẽ rời OPEC
Ngày 21/12, Bộ trưởng Dầu mỏ Angola Diamantino Azevedo tuyên bố nước này sẽ rời khỏi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Giàn khoan dầu ở ngoài khơi Angola. AFP/TTXVN
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh OPEC đang nỗ lực kêu gọi các nước thành viên cắt giảm sản lượng khai thác để hỗ trợ giá dầu đang đà giảm mạnh trên thị trường thế giới.
Theo Bộ trưởng Azevedo, sự tham gia của Angola trong OPEC không còn phục vụ lợi ích đất nước nữa, song không giải thích cụ thể.
Hồi tháng 11, văn phòng của Bộ trưởng Azevedo đã phản đối quyết định của OPEC về cắt giảm hạn ngạch khai thác dầu cho năm 2024. Vào thời điểm đó, đại diện của Angola tại OPEC, ông Estevao Pedro đã nói rằng Angola không hài lòng đối với mục tiêu khai thác mà OPEC đề ra cho năm 2024. Quan chức này cũng nói rằng Angola không có kế hoạch tuân theo một kế hoạch như vậy.
Trước đó, một cuộc họp của OPEC và các đồng minh (OPEC ) đã bị đình trệ do những bất đồng liên quan đến hạn ngạch sản lượng khai thác mà OPEC phân bổ đối với Angola.
Phản ứng trước thông tin trên, giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục đà giảm. Giá dầu Brent giảm hơn 1 USD, xuống mức 78,50 USD/thùng, tính đến 12h50 giờ GMT.
Angola gia nhập OPEC vào năm 2007. Sản lượng khai thác dầu của quốc gia ở Tây Nam châu Phi này đạt khoảng 1,1 triệu thùng mỗi ngày, so sản lượng khai thác 28 triệu thùng dầu mỗi ngày của OPEC.
Dự báo thế giới 2024: OPEC giữ nguyên dự báo về nhu cầu dầu mỏ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giữ nguyên dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2024, đồng thời cho rằng các nhà đầu cơ đã khiến giá dầu thô giảm trong thời gian gần đây. Công nhân làm việc tại một nhà máy lọc dầu ở Kirkuk, Iraq. Ảnh: AFP/ TTXVN Trong báo...