Các thành phố lớn Trung Quốc nằm trong tầm bắn tên lửa Ấn Độ
Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant có thể phóng tên lửa liên lục địa từ dưới nước và mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục đại Agni-V mới của Ấn Độ có khả năng tiêu diệt các thành phố lớn của Trung Quốc nếu chiến tranh giữa hai cường quốc châu Á này bùng nổ, đài Tiếng nói nước Nga cho biết.
Tên lửa Agni-V của quân đội Ấn Độ – Ảnh: Reuters
Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thông báo cho biết Agni-V và Arihant, đều do Ấn Độ tự sản xuất, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2015.
Video đang HOT
Agni-V và Arihant được cho là có thiết kế nhằm cho phép Ấn Độ tấn công phủ đầu Trung Quốc. Với tầm bắn lên đến 5.000 km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, Agni-V có thể bay đến tận Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc, và các thành phố quan trọng khác ở vùng đông bắc nước này.
Còn để tấn công các thành phố ven biển ở phía đông và nam Trung Quốc, chẳng hạn như Thượng Hải và Quảng Châu, Ấn Độ có thể dùng đến K-15 Sagarika, loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn ngắn hơn (khoảng từ 700 km đến 750 km), phóng ra từ tàu ngầm tấn công Arihant, các chuyên gia quân sự của đài Tiếng nói nước Nga nhận định.
Về phía Trung Quốc, tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15 của quân đội nước này, vốn đã được triển khai tại Khu tự trị Tây Tạng sát với Ấn Độ, cũng có khả năng bắn đến gần như bất kỳ khu vực nào tại Ấn Độ.
Ngoài ra, toàn bộ lãnh thổ của quốc gia láng giềng của Bắc Kinh nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung DF-21 và tầm hoạt động của máy bay ném bom H-6K, theo đài Tiếng nói nước Nga.
Tho TNO
Ấn Độ cử đặc nhiệm theo dõi nhất cử nhất động của Trung Quốc
Ba đội đặc nhiệm của quân đội Ấn Độ gần đây đã được điều tới các khu vực ở miền bắc, trung và đông biên giới nước này với Trung Quốc để giám sát nhất cử nhất động của quân đội láng giềng tại các khu vực biên giới tranh chấp.
Biên giới Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực Đèo Nathula.
Tờ Hindustan Times tại New Delhi dẫn lời Tướng Bikram Singh, Tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ, nói rằng việc thiết lập các đội đặc nhiệm, được biết tới với tên gọi "các biệt đội Trung Quốc", là một cách để quân đội nước này hiểu Trung Quốc hơn.
Ngoài việc theo dõi các động thái của quân đội Trung Quốc tại các khu vực biên giới, chiến lược chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, trong đó có các sáng kiến quyền lực mềm và các cải cách kinh tế, cũng sẽ được giám sát và nghiên cứu.
"Nhiệm vụ của họ không phải là một vụ xâm nhập ở đây hay một vụ vi phạm ở kia. "Các biệt đội Trung Quốc" sẽ xem xét một bức tranh lớn hơn", một quan chức giấu tên của quân đội Ấn Độ tiết lộ.
Theo tờ Hindustan Times, quân đội Ấn Độ đã thiết lập "các biệt đội Trung Quốc" nhằm đối phó với các hoạt động của quân đội láng giềng dọc đường biên giới kiểm soát thực tế của hai nước. Các binh sĩ Trung Quốc đã xâm nhập sâu 10 km vào trong đường biên giới này hồi tháng 4 năm ngoái để lập trại.
Một chuyên gia Trung Quốc về quân đội Ấn Độ nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng việc thiết lập "các biệt đội Trung Quốc" chứng tỏ rằng New Delhi đang chuẩn bị các biện pháp đối phó với Bắc Kinh.
Theo Dantri
Ấn Độ muốn tăng 10% chi tiêu quốc phòng Ấn Độ đã đề xuất tăng 10% chi tiêu quốc phòng cho tài khóa mới bắt đầu tư 1/4 tới, trong đó có đề xuất tăng 3,28% ngân sách cho việc mua sắm vũ khí mới. Các xe tăng của quân đội Ấn Độ. Bộ trưởng tài chính Ấn Độ Palaniappan Chidambaram ngày 17/2 đã thông báo trước quốc hội rằng chi tiêu...