Các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước: Nợ 1.454.668 tỷ đồng

Theo dõi VGT trên

Báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2018 cho thấy, năm 2018, nợ phải trả của các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước giảm 1% so với năm 2017, song con số này vẫn rất lớn 1.454.668 tỷ đồng.

Các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước: Nợ 1.454.668 tỷ đồng - Hình 1

TĐ Dầu khí Quốc gia Việt Nam nợ 114.769 tỷ đồng. Ảnh: Trần Quý

Số liệu báo cáo hợp nhất về tổng tài sản của các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước, Công ty mẹ – công ty con (TĐ,TCT) là 2.690.431 tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2017. Trong cơ cấu về tài sản, tỷ trọng tài sản cố định chiếm bình quân 38%.

Báo cáo của Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ Tổng Công ty Nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm Công ty mẹ – Công ty con (Công ty mẹ) có tổng tài sản 1.913.463 tỷ đồng (tính riêng Công ty mẹ khối TĐ, TCT tổng tài sản là 1.873.053 tỷ đồng), tăng 1% so với thực hiện năm 2017. Trong đó, tài sản cố định chiếm 18% tổng tài sản.

Báo cáo hợp nhất của các TĐ,TCT có tổng các khoản phải thu là 324.358 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2017. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 12.277 tỷ đồng , tăng 2% so với thực hiện năm 2017, chiếm 2% tổng số nợ phải thu.

Báo cáo của Công ty mẹ, tổng các khoản phải thu là 388.965 tỷ đồng giảm 6% so với năm 2017. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 16.543 tỷ đồng, tăng 2,29 lần so với thực hiện năm 2017, chiếm 1% tổng số nợ phải thu.

Tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng tài sản năm 2018 là 13% (số liệu báo cáo hợp nhất) và 20% (số liệu báo cáo Công ty mẹ).

Video đang HOT

Một số Công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu/Tổng tài sản ở mức cao (trên 40%) như: Công ty mẹ – TCT Lương thực Miền Bắc (nợ phải thu là 5.486 tỷ đồng, chiếm 44%); Công ty mẹ – TCT Thái Sơn (nợ phải thu 2.041 tỷ đồng, bằng 62%); Công ty mẹ – TCT Truyền thông đa phương tiện (nợ phải thu 778 tỷ đồng, bằng 62%); Công ty mẹ – TCT Tài nguyên và Môi trường VN (nợ phải thu 218 tỷ đồng, chiếm 50%).

Một số Công ty mẹ có giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu nợ phải thu khó đòi năm 2018 tăng cao so với năm 2017 như: Công ty mẹ – TĐ Hóa chất VN 10.082 tỷ đồng (năm 2017 là 695 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT Thương mại Sài Gòn 321 tỷ đồng (năm 2017 là 250 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị 240 tỷ đồng (năm 2017 là 147 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT 789 là 31 tỷ đồng (năm 2017 là 7 tỷ đồng).

Báo cáo hợp nhất của các TĐ,TCT có tổng số hàng tồn kho là 146.811 tỷ đồng, giảm 3% so với năm 2017, chiếm 6%/Tổng tài sản (Công ty mẹ là 49.508 tỷ đồng, giảm 12% so với năm 2017, chiếm 3%/Tổng tài sản). Trong đó, một số TĐ,TCT có giá trị hàng tồn kho lớn như: TĐ Dầu khí quốc gia VN (24.730 tỷ đồng); TĐ Viễn thông quân đội (19.907 tỷ đồng); TĐ Điện lực VN (17.175 tỷ đồng); TĐ Than Khoáng sản Việt Nam (12.345 tỷ đồng); TĐ Hóa chất VN (9.680 tỷ đồng); TCT T.huốc l.á (9.290 tỷ đồng); TCT Đầu tư phát triển nhà và đô thị (7.783 tỷ đồng)…

Theo báo cáo hợp nhất của các TĐ,TCT có tổng số nợ phải trả là 1.454.668 tỷ đồng, mặc dù giảm 1% so với thực hiện năm 2017, nhưng vẫn chiếm 54% tổng nguồn vốn của các TĐ, TCT. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2018 là 1,13 lần (Công ty mẹ là 1,20 lần); có 17 Công ty mẹ có tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần). Trong đó: Nợ vay (vay ngắn hạn và dài hạn) từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước (NHTM & TCTD) của các TĐ, TCT là 374.025 tỷ đồng, giảm 9% so với thực hiện năm 2017. Một số TĐ, TCT có số nợ vay từ các NHTM & TCTD tương đối lớn như: TĐ Điện lực VN (95.933 tỷ đồng); TĐ Dầu khí QGVN (114.769 tỷ đồng); TĐ CN Than – Khoáng sản VN (42.961 tỷ đồng); TĐ Viễn thông quân đội (28.658 tỷ đồng); TĐ Hóa chất VN (27.467 tỷ đồng); TCT CN Xi măng VN (11.056 tỷ đồng)…

Trần Quý

Theo Thanhtra.com.vn

Bài học từ con tàu đắm Vinashin

Từng là tập đoàn kinh tế nhà nước hùng mạnh trong khối doanh nghiệp (DN), nhưng "tháng năm rực rỡ" của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chỉ toả hào quang được hơn 3 năm rồi... chìm. Còn gánh nặng hậu Vinashin thì tới nay đã gần 10 năm vẫn chưa xử lý xong. Sau hàng loạt lãnh đạo vướng vòng lao lý, tập đoàn hạ cấp về tổng công ty, đổi tên thành SBIC, thực chất vẫn là "bình mới rượu cũ".

Bài học từ con tàu đắm Vinashin - Hình 1

Vinashin từng một thời là tập đoàn lớn nhất trong các tập đoàn nhà nước, với các tàu đóng mới liên tục được hạ thuỷ

"Quả đ.ấm thép" sa lầy...

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) ra đời năm 2006, trên cơ nâng cấp từ tổng công ty cùng tên. Vinashin khi đó là một trong những "quả đ.ấm thép" của nền kinh tế, từng mạnh nhất trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, công ty con trải khắp nước, ở nhiều lĩnh vực. Từ chỗ chỉ có 23 đơn vị thành viên, khi lên tập đoàn, Vinashin nhanh chóng tăng lên hơn 240 đơn vị. Các tên t.uổi lớn trong đóng tàu thuộc Vinashin như: Đóng tàu Phà Rừng, Bạch Đằng, Sông Cấm, Nam Triệu...

Khi lên tập đoàn, Vinashin đặt mục tiêu tự chế tạo các loại tàu trọng tải 50.000 tấn, chiếm 10% thị phần đóng tàu thế giới. Để thực hiện khát vọng đó, Vinashin được Chính phủ cho phát hành 750 triệu USD trái phiếu quốc tế, và hàng nghìn tỷ đồng khác được huy động trong nước. Năm 2006, Vinashin đã ký các đơn hàng đóng tàu đến hết năm 2009.

Giai đoạn 2006 - 2008, kinh tế thế giới và Việt Nam tăng trưởng như vũ bão, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO, năm 2007). Và Vinashin đi tiên phong trong đầu tư đa ngành, không chỉ đóng và sửa chữa tàu thủy. Với việc thành lập, góp vốn vào hơn 240 công ty con, Vinashin xuất hiện từ sản xuất thép, xi măng, xây dựng khu công nghiệp, tới bảo hiểm, ngân hàng, thậm chí cả xe máy, hàng không... Tập đoàn này trở thành ông lớn đa ngành nhất trong số các tập đoàn nhà nước. Cao điểm sử dụng tới 70.000 lao động (cả lao động thời vụ).

Phát triển nóng với số vốn lớn trong tay, trong khi năng lực quản lý chưa theo kịp, và khi kinh tế toàn cầu suy thoái, Vinashin đã bộc lộ các yếu kém và sa lầy. Đầu tư ngoài ngành là nguyên nhân chính tạo nên "cái c.hết chóng vánh" cho người anh cả ngành đóng tàu, được đ.ánh dấu bằng hàng loạt sai phạm, thiếu sót, thua lỗ được Thanh tra Chính phủ chỉ ra năm 2010. Theo đó, tới cuối năm 2009 (3 năm lên tập đoàn), tổng tài sản của tập đoàn hơn 104.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 80% vốn đi vay. Vinashin không còn bảo toàn được vốn Nhà nước giao, để thâm hụt gần 5.000 tỷ đồng.

Sau khi đội ngũ lãnh đạo của Vinashin bị xử lý hình sự, tập đoàn này bắt tay vào quá trình tái cơ cấu bắt đầu từ năm 2010, tới năm 2013 chuyển lại thành tổng công ty và đổi tên thành SBIC. Như vậy, Vinashin lên tập đoàn chỉ 7 năm, trong đó có 4 năm hoạt động đúng nghĩa. Vì từ năm 2010, tới nay là quá trình tái cơ cấu, sắp xếp lại Vinashin, xử lý hậu quả của các vi phạm, khuyết điểm, làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả trước đó. Từ đó tới nay đã gần 10 năm trôi qua, hậu quả của 4 năm lên tập đoàn vẫn chưa xử lý xong, nợ nần chồng chất, nhiều đơn vị bị xoá sổ.

Bài học từ con tàu đắm Vinashin - Hình 2

Từ năm 2013, Tập đoàn Vinashin đã chuyển xuống tổng công ty và đổi tên thành SBIC. Tuy vậy, chỉ "bình mới, rượu cũ" khi mớ hỗn độn thời Vinashin vẫn còn đó Ảnh: Phạm Thanh

Mớ hỗn độn còn nguyên

Quyền Tổng Giám đốc SBIC Cao Thành Đồng cho biết, theo các Đề án Tái cơ cấu, SBIC giảm quy mô chỉ giữ lại công ty mẹ và 8 đơn vị thành viên. Đơn vị thực hiện tái cơ cấu 236 đơn vị theo các hình thức bán, chuyển giao, cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể, phá sản... Những DN thuộc diện tái cơ cấu, SBIC đã cắt giảm lao động, chỉ giữ người trông coi, bảo vệ tài sản và hoàn thiện hồ sơ tái cơ cấu (tức chỉ có bảo vệ, người đại diện theo pháp luật và kế toán).

Với 8 đơn vị SBIC giữ lại, với hơn 4.000 lao động, theo ông Đồng, hiện thị trường vận tải biển thế giới vẫn chưa phục hồi, năng lực tài chính các đơn vị chưa đủ để tham gia đấu thầu đóng tàu có giá trị lớn. Do đó, các DN đã chuyển sang thị trường nội địa, sang lĩnh vực gia công cơ khí, đóng mới toa tàu để có việc làm. Dù vậy, doanh thu của các DN này vẫn giảm qua từng năm. Thực tế đó cùng với các khoản chi phí lãi vay, chênh lệch tỷ giá, khấu hao tài sản lớn, hầu hết kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của các đơn vị thuộc SBIC đều lỗ, âm vốn chủ sở hữu (cả 8 DN giữ lại và không giữ lại).

Theo Bộ GTVT, năm 2014, SBIC lỗ luỹ kế 60.275 tỷ đồng, đỉnh điểm là năm 2017 lên tới 77.088 tỷ đồng, năm 2018 dù có giảm nhưng vẫn ở mức 65.600 tỷ đồng. Riêng Cty mẹ - SBIC lỗ lũy kế năm 2014 là 65.588 tỷ đồng, năm 2018 hơn 72.190 tỷ đồng.

Các đơn vị vang bóng một thời của Vinashin hiện khó khăn tới mức nợ lương, Bảo hiểm Xã hội (BHXH), có đơn vị thiếu t.iền nên bị cắt điện, nước, không có t.iền thuê bảo vệ trông coi tài sản còn lại. Theo BHXH Việt Nam, hết tháng 6/2019, đang quản lý thu các chế độ BHXH, BH Y tế, BH Thất nghiệp của 46 DN thuộc SBIC (trong đó 44 đơn vị đã được khoanh nợ). Với tổng số lao động hơn 4.200 người. Tổng số nợ BHXH hơn 415,6 tỷ đồng. Trong đó, 44 đơn vị được khoanh vẫn còn nợ hơn 392,5 tỷ đồng, các đơn vị không khoanh đang nợ hơn 23 tỷ đồng.

Để thu hồi nợ BHXH, gần nhất là tháng 5 vừa qua, BHXH Việt Nam tiếp tục có văn bản đề nghị SBIC trả nợ BHXH theo cam kết bảo lãnh. Tuy nhiên, SBIC hồi đáp không có nguồn tài chính để trả nợ. Do nợ, người lao động chưa được giải quyết chế độ, nên có nhiều đơn thư gửi cơ quan BHXH.

Bài học từ con tàu đắm Vinashin - Hình 3

Máy móc tàu thuỷ được các đơn vị thành viên Vinashin nhập mới nguyên chiếc từ năm 2009 về các cảng ở Hải Phòng, và bỏ đó tới nay không ai tới lấy vì các đơn vị bên bờ vực phá sản Ảnh: Phạm Thanh

Theo SBIC, giai đoạn 2014-2018, do các đơn vị của SBIC đều lỗ, theo quy định lương trả cho người lao động theo hợp đồng. Tuy nhiên, để giữ chân lao động, SBIC phải tạm tính để trả lương. Cụ thể, tại Cty mẹ - SBIC trả lương cho lao động từ 9 - 10 triệu đồng/người/tháng, lãnh đạo từ 26 - 27 triệu đồng/tháng; các đơn vị thành viên trả lương theo bình quân tại địa phương, với lao động từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng, người quản lý từ 12 - 16,5 triệu đồng/người/tháng. Với các đơn vị dừng hoạt động, t.iền lương của người lao động từ 3 - 4,5 triệu đồng/người/tháng, người quản lý 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Theo Tienphong.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kỳ Duyên bị ĐH Ngoại Thương 'bóc trần' học vấn, dự thi quốc tế bất lợi?
17:00:45 19/09/2024
"Bà trùm thẩm mỹ viện" Mailisa ủng hộ thêm 7 tỷ đồng cho đồng bào vùng lũ lụt, chồng đại gia Hoàng Kim Khánh: Nếu thiếu t.iền làm từ thiện cứ bán cả siêu xe
17:46:19 19/09/2024
Bạn trai Jisoo lộ tin nhắn nhạy cảm với nữ streamer, ồn ào "săn gái" bị đào lại
17:14:54 19/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
B.ị t.ố "chặt chém" đoàn từ thiện, nhà hàng cho biết đã "giảm giá 30%"
17:42:24 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024
Phản ứng của phía Kỳ Duyên về thông tin chưa tốt nghiệp đại học
16:59:00 19/09/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"

Sao việt

23:17:24 19/09/2024
Phan Như Thảo chia sẻ bí quyết vun đắp hôn nhân hạnh phúc bên chồng đại gia hơn 26 t.uổi. Cựu người mẫu khẳng định cô không xin t.iền chồng và luôn được ông xã chiều chuộng.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản

Sao thể thao

23:04:30 19/09/2024
Sáng ngày 19/9, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng một số thành viên của CLB bóng đá Hà Nội có mặt tại xã Nam Phương Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

'Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ'

Nhạc việt

23:00:30 19/09/2024
Nhạc sĩ Đức Trí nói vui mời ca sĩ Anh Tú tham gia liveshow vì nhiều người thích, buổi nào có anh các cô nhạc công tự nhiên đi rất đúng giờ .

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Hé lộ bí mật sau cái tát của "nữ hoàng rating", phim "Cám" có gì mà gây bão mạng?

Hậu trường phim

22:50:58 19/09/2024
Cám là dự án phim điện ảnh kinh dị gây chú ý nhất của màn ảnh Việt tháng 9. Sau buổi họp báo công chiếu, nhiều khán giả đã dành lời khen cho bộ phim.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.