Các tân bộ trưởng Nhật Bản cam kết hồi sinh nền kinh tế
Việc các tân Bộ trưởng cam kết thực hiện chính sách táo bạo để hồi sinh nền kinh tế là dấu hiệu cho thấy chính sách kích thích tài chính và tiền tệ sẽ vẫn giữ nguyên dưới thời Thủ tướng Fumio Kishida.
Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki.(Nguồn: Yahoonews)
Ngày 5/10, các tân Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế Nhật Bản cam kết sẽ thực hiện hành động chính sách táo bạo để hồi sinh nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Đây là dấu hiệu cho thấy chính sách kích thích tài chính và tiền tệ sẽ vẫn giữ nguyên dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Fumio Kishida.
Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cho biết Thủ tướng Kishida đã yêu cầu ông kiên định với chính sách nới lỏng tiền tệ, chi tiêu tài khóa linh hoạt và một chiến lược tăng trưởng để chấm dứt tình trạng giảm phát.
Phát biểu trước báo giới, ông Suzuki bày tỏ hy vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ cố gắng đạt được mục tiêu lạm phát trong khi vẫn đảm bảo sự ổn định cho thị trường và nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Về phần mình, tân Bộ trưởng Kinh tế, Daishiro Yamagiwa, nhấn mạnh chính phủ sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế “một cách linh hoạt mà không do dự.” Trước đó, tân Thủ tướng Kishida đã cam kết sẽ soạn thảo một gói kích thích trị giá hàng chục nghìn tỷ yen, để củng cố đà tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Ngày 4/10, số ca mắc COVID-19 tại Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một năm. Bên cạnh đó, chương trình tiêm chủng trên diện rộng cũng làm dấy lên hy vọng về đà phục hồi hoạt động tiêu dùng, khi nền kinh tế dần mở cửa trở lại.
Ngoài ra, Bộ trưởng Suzuki cho rằng chính phủ nên vạch ra một lộ trình để làm lành mạnh về tài khóa khi chương trình chi tiêu để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 làm xấu đi tình hình tài chính quốc gia. Theo thống kê, nợ công của Nhật Bản tính đến tháng Ba đã tăng lên hơn 1.200.000 tỷ yen (10.800 tỷ USD), cao hơn gấp đôi GDP hàng năm.
Video đang HOT
Trong khi đó tân Bộ trưởng Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch của Nhật Bản Tetsuo Saito ngày 5/10 cho biết ông sẽ cân nhắc thời điểm nối lại chương trình hỗ trợ “Go To Travel” của chính phủ nhằm xúc tiến hoạt động du lịch trong nước vốn chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sau khi nước này dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp vào tuần trước.
Ông Saito nói ông sẽ xem xét tình hình dịch và nối lại chương trình hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi các địa điểm du lịch và các nền kinh tế khu vực nói trên.
Tân Bộ trưởng cho biết ông đã được tân Thủ tướng Fumio Kishida chỉ đạo việc hỗ trợ lĩnh vực du lịch trong khi duy trì các biện pháp chống dịch.
Trong khi du lịch quốc tế gần như vẫn bị hạn chế do đại dịch, ông Saito nói Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu thu hút 60 triệu lượt du khách nước ngoài vào năm 2030.
Tháng Bảy năm ngoái, chính phủ nước này đã triển khai chiến dịch “Go To Travel” để hỗ trợ đến một nửa chi phí của du khách, nhưng chương trình này đã bị dừng trên toàn quốc vào tháng 12, do sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19.
Mức hỗ trợ đến 20.000 yen (180 USD)/người mỗi đêm và 10.000 yen cho các chuyến đi ban ngày.
Cận cảnh 866.000 liều vắc xin AstraZeneca Nhật Bản tài trợ về Nội Bài
Theo nguồn tin của Dân trí từ Nội Bài, lô vắc xin AstraZeneca 866.000 liều do chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam vừa đáp xuống sân bay Nội Bài lúc 1h ngày 9/9 và được thông quan ngay.
Nguồn tin cho biết, số liều vắc xin AstraZeneca chính xác là 866.000 liều được vận chuyển bằng máy bay từ Nhật Bản đi thẳng về Việt Nam.
Do là lô hàng viện trợ nên 866.000 liều vắc xin trên đã được miễn thuế nhập khẩu. Được biết, trước đó 2 ngày, các cơ quan như hải quan, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã hoàn tất các thủ tục tiếp nhận lô hàng vắc xin viện trợ nói trên. Hàng viện trợ nên hoàn toàn được miễn thuế.
Cận cảnh lô vắc xin AstraZeneca của Nhật Bản được nhập về Việt Nam lúc 1 giờ ngày 9/9 và được hoàn tất thông quan rạng sáng nay.
Trước đó, theo thông tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam, lô vắc xin AstraZeneca mà phía Nhật Bản công bố viện trợ cho Việt Nam sẽ được chuyển tới nước ta vào ngày 9/9.
Đây là thành quả của vận động cấp cao, nỗ lực của Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin.
Lô hàng được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp nhận và phân phối.
Cho đến nay, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng khoảng 3 triệu liều vắc xin AstraZeneca. Theo thông tin của Bộ Ngoại giao ngày 4/9, lô vắc xin phía Nhật Bản tặng Việt Nam dự kiến tới ngày 9/9, đây là đợt viện trợ vắc xin thứ 5 của Chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam sau các đợt viện trợ vào các ngày 16/6, 2/7, 9/7 và 17/7.
Ngoài viện trợ vắc xin, Chính phủ Nhật Bản cũng giúp đỡ về kho bảo quản và hỗ trợ quá trình phân phối vắc xin COVID-19 với tổng số tiền 41 triệu USD dành cho Việt Nam và 24 nước khác.
Hàng được chuyên chở bởi hãng hàng không từ Nhật Bản, có ghi rõ thông tin tàu bay vận chuyển.
Trước đó, trong ngày 8/9, cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đã tiếp nhận 1 triệu liều vắc xin Sinopharm (Trung Quốc) được nhập về Việt Nam. Được biết lô hàng này được mua bởi một tập đoàn trong nước, trao tặng cho các địa phương có nhu cầu tiêm vắc xin.
Lô vắc xin Sinopharm của Trung Quốc được nhập về Việt Nam
Các lô vắc xin đều được thông quan và vận chuyển đi ngay trong ngày khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.
Nhật Bản sẽ gửi thêm vaccine AstraZeneca cho Việt Nam Ngày 3/9, ngoại trưởng Nhật Bản cho biết chính phủ nước này đã quyết định cung cấp thêm 440.000 liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan vào đầu tháng 9 này. Theo Thông tấn xã Việt Nam , Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết quyết định cung cấp vaccine phòng ngừa Covid-19 lần này của chính phủ...