Các tai nạn dễ mắc phải nhất khi sử dụng tampon và cách phòng tránh
Tampon là sản phẩm thay thế băng vệ sinh tiện dụng được yêu thích bởi nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên đi kèm nó cũng là một số điều nhất định phải chú ý.
Tampon là một sản phẩm thay thế băng vệ sinh được ưa chuộng do những ưu điểm như độ nhẹ, độ nhỏ và nhất là tính cơ động. Nếu như băng vệ sinh dễ bị xô lệch thì tampon có lợi thế cố định theo cơ thể của bạn, giúp dễ hoạt động và tự tin hơn. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, bạn vẫn có thể gặp một số sự cố phổ biến khi sử dụng tampon như sau:
Các sự cố về dây
Mỗi chiếc tampon đều có một sợi dây dài tầm 10cm để bạn có thể dễ dàng và nhẹ nhàng kéo nó ra ngoài sau khi sử dụng xong. Đây vốn là một thiết kế tiện lợi để tampon dễ sử dụng hơn, song cũng không loại trừ việc đi kèm theo cũng là một số sự cố không mong muốn.
Một trong những tai nạn phổ biến nhất chính là dây tampon bị lộ ra ngoài. Việc này dễ xảy ra khi bạn mặc váy ngắn, mặc quần áo bơi hoặc quên nhét dây vào quần chip . Tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng điều này có thể gây bối rối. Những lúc như vậy thì bạn không nên hoảng hốt mà hãy bình tĩnh tìm chỗ để xử lý chỉnh gọn lại dây tampon nhé.
Mặt khác, có đôi khi dây tampon bị… đứt hoặc bị kẹt bên trong âm đạo cùng với tampon. Khi chuyện này xảy ra, bạn hãy tìm một tư thế thoải mái để có thể mở rộng hai chân (ngồi trên bồn cầu, nằm nghiêng…) và dùng tay để kéo tampon ra. Âm đạo của bạn chỉ có độ sâu từ 2 – 3 inch nên tampon sẽ không bao giờ trôi vào quá xa, bạn hoàn toàn có thể dùng tay lấy ra được. Song, nếu không thể tự mình lấy ra thì hãy tìm gặp bác sĩ nhé, đừng vì cảm thấy xấu hổ mà tự làm đau mình, cũng như để tampon đã sử dụng quá lâu trong cơ thể.
Không lấy ống đẩy ra ngoài
Nghe có vẻ hi hữu, nhưng đây là chuyện thường xuyên xảy ra, nhất là đối với những ai lần đầu sử dụng. Mỗi chiếc tampon thường đi kèm một vỏ ngoài có công dụng giúp “đẩy” tampon vào đúng chỗ trong âm đạo. Bởi vì bản chất tampon rất mềm nên cần phải có một lớp vỏ cứng cáp bên ngoài để giữ nó đứng thẳng cho đến khi vào bên trong, sau khi đã đưa vào trong rồi mới kéo ống đẩy ra và để lại tampon.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số bạn do lo lắng hoặc thiếu kiến thức nên có thể sẽ quên lấy ống đẩy ra, hoặc để nguyên cả ống vào bên trong. Trong trường hợp này, cũng hãy thư giãn và thả lỏng để có thể tự lấy ống ra, tuy nhiên đừng gấp hoặc dùng lực bởi bạn có thể đẩy nó vào sâu hơn và làm tổn thương cơ thể. Khi không lấy ra được, bạn hãy gặp bác sĩ để chắc chắn nhé.
Bỏ quên tampon bên trong cơ thể
Đây là sự cố thường xuyên xảy ra nhất bởi tampon rất dễ bị quên do độ nhẹ và cảm giác nhỏ đến mức gần như không có gì. Bạn nên nhớ thời gian sử dụng tampon được khuyến cáo là tối đa 8 giờ đồng hồ, nếu để quên vượt quá thời giàn này thì có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng và sốc độc tố. Trong thực tế, đã có nhiều ca bệnh nhiễm trùng nguy hiểm xảy ra chỉ vì để quên tampon. Để không quên, bạn hãy luôn ghi chú trong các ứng dụng nhắc nhở thay băng, thay tampon hoặc luôn giữ phần vỏ của tampon trong túi, ví… để nhớ là mình đang sử dụng tampon.
Tampon bị đẩy nằm ngang
Thông thường, hướng đi của tampon sẽ là thẳng lên trên, đây là do cấu tạo tử cung của phần lớn phụ nữ đều cong về phía trước, và phần miệng tử cung thì nằm phía trên âm đạo. Tuy nhiên đối với một số người phụ nữ, cấu tạo của tử cung có thể cong về phía sau, và điều này đẩy miệng tử cung về trước, đồng thời khiến nó thấp hơn. Trong trường hợp này, tampon sẽ không thể đi thẳng lên trên và có thể bị trượt sang ngang.
Song, bạn không nên lo lắng nếu cơ thể của bạn thuộc kiểu thứ hai (tử cung cong về sau). Tuy nhiên, nếu từ trước đến giờ bạn vẫn luôn để tampon thẳng, nhưng lại đột ngột bị lệch thì có thể là do làm sai hướng dẫn, hoặc cơ thể bạn đang vị viêm sưng bên trong, nổi cộm khiến tampon bị lệch vị trí. Nếu chuyện này xảy ra, hãy chủ động đi kiểm tra cẩn thận.
Theo trí thức trẻ
Những lầm tưởng về kinh nguyệt nghe nhiều đến nhàm nhưng không ai biết là sai hoàn toàn
Có thể bạn nghe được những thông tin truyền miệng này từ bạn bè, người quen nhưng nhiều trong số đó là không đúng và có thể sẽ mang lại hệ quả nếu bạn thực sự làm theo đấy.
Đối với con gái tuổi mới lớn, nhất là ở các quốc gia phương Đông vốn có thói quen kín đáo, kinh nguyệt hãy còn là một điều gì đó bí ẩn. Vậy nên hiếm ai trong chúng ta thực sự chủ động tìm sự giúp đỡ chuyên môn hay tìm đọc các tài liệu khoa học. Thay vào đó, hầu hết các cô gái đều lớn lên với những kinh nghiệm, những mẹo nhỏ và các lời khuyên từ người thân cận xung quanh, do đối với những người này thì ta cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ. Tuy nhiên bạn nên biết rằng tất cả những thông tin mà người thân, bạn bè mình có đôi khi cũng là được người khác kể cho, và người khác ấy cũng đã từng được ai đó kể cho. Qua nhiều tầng lớp như thế thì những thông tin có thể đã bị thay đổi ít nhiều, dẫn đến một số lầm tưởng như sau:
Không được gội đầu hay tắm bồn khi đang hành kinh
Không được tắm bồn hay gội đầu khi hành kinh - một lầm tưởng về kinh nguyệt phổ biến.
Thứ nhất, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy có sự liên kết giữa gội đầu và kinh nguyệt, nên kết luận này là không đúng.
Mặt khác, đối với nhiều người, mối quan tâm lớn nhất của việc tắm bồn là do sợ nước trong bồn sẽ thâm nhập vào cơ thể trong thời gian này, gây ra nhiễm trùng hoặc các bệnh phụ khoa. Điều này là sai bởi bạn đang nghĩ về kinh nguyệt như một vết thương hở, trong khi bản chất của kinh nguyệt không phải là vết thương. Mặt khác, trong khi nước và các chất lỏng có thể thâm nhập vào phần ngoài âm đạo, nhưng nước sẽ không thể thẩm thấu qua cổ tử cung (cervical opening) của bạn để vào trong tử cung - nơi đang ra máu được.
Thậm chí, trang Very Well Health (được thẩm định bởi hội đồng các chuyên gia y khoa Mỹ) cũng nói rằng việc bảo rằng không được tắm bồn trong thời gian này là sai, và rằng các cô gái có thể ngâm mình trong nước ấm nếu muốn, bởi nó có thể giúp cải thiện sự khó chịu và các cơn đau.
Quan hệ trong khi hành kinh sẽ không có thai
Nhiều người dựa trên nguyên lý "hành kinh là hiện tượng khi trứng không được sử dụng rụng khỏi thành tử cung và đi qua âm đạo", cho rằng do trứng đã không được sử dụng và trôi đi nên thời điểm này được xem là an toàn để quan hệ không bảo hộ mà không sợ mang thai. Trên lý thuyết thì đúng, bạn không thể mang thai vào thời điểm bị hành kinh. Tuy nhiên quan niệm này vẫn sai và chưa thấu đáo bởi vì không suy xét đến phía còn lại.
Trang American Pregnancy đã cảnh báo về nguy cơ thụ thai khi quan hệ không bảo vệ trong thời gian này. Nguyên do là tinh trùng có thể sống trong cơ thể bạn từ 2 đến 5 ngày, vừa vặn đủ thời gian cho cơ thể bạn "reset" và chuẩn bị sẵn sàng mang thai. Tuy có khả năng thấp, nhưng không phải là không có nên bạn cần phải hết sức cẩn thận đấy.
Con gái chưa quan hệ tình dục bao giờ thì không được sử dụng tampon
Tampon là một loại sản phẩm phụ nữ dùng trong kì kinh nguyệt, tương tự như băng vệ sinh. Khác với băng vệ sinh, tampon có hình trụ nhỏ, được làm từ bông có khả năng thấm hút. Để sử dụng, bạn cẩn thận nhét nó vào âm hộ và điều chỉnh sao cho khít để không bị trôi ra. Tampon có ưu điểm là giúp bạn đi bơi, chơi các môn thể thao mà không sợ gặp vấn đề "xô lệch". Tuy nhiên, cũng chính vì vấn đề này mà nhiều chị em đã lo lắng rằng tampon sẽ làm rách màng trinh (hymen), sẽ không tốt cho hôn nhân sau này.
Có rất nhiều vấn đề với nhận định này, nhưng hãy tập trung vào những vấn đề đi kèm với việc "rách màng trinh". Màng trinh, tên khoa học là hymen, trong thực tế có thể bị... rách vì nhiều lý do khác nhau như vận động mạnh, va chạm như té ngã, chạy xe đạp... tuỳ cơ địa. Thậm chí, có nhiều cô gái sinh ra không có phần hymen này. Mặt khác, có một số trường hợp hymen vẫn còn "y nguyên" ngay cả sau khi quan hệ (bài viết trực thuộc khoa Forensic Medical, Đại học y dược St George, London, Anh Quốc). Do đó, khái niệm "trong trắng" và việc hymen bị rách thực ra không hề liên quan nhau, vậy nên bạn không nên lo lắng về chuyện sử dụng tampon làm rách hymen.
Mặt khác, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tampon thực ra khó có thể làm rách hymen. Bởi hymen vốn không phải một lớp màng căng cứng, kín mít mà có thể co dãn, chịu được lực nhất định.
Máu kinh nguyệt là loại máu bẩn nhất
Không chỉ ở châu Á, các nước phương Tây như Romania, Phần Lan, Ý cũng có những quan niệm như "chạm vào hoa khi đang trong kì kinh nguyệt sẽ khiến hoa nhanh héo", "không được chạm vào cây cối", "chạm vào mayonnaise thì sẽ nhanh hỏng" hay thậm chí là... gây tử vong cho đối tác quan hệ (Theo trang Clue). Trong nhiều trường hợp, máu kinh nguyệt được nhận định là máu "bẩn" và người phụ nữ trong thời gian này được xem là "không thuần khiết". Đây cũng là lý do mà nhiều người phụ nữ cảm thấy kinh nguyệt là điều cần được giấu giếm kín đáo, bất kể là mua băng vệ sinh hay ném, vứt băng đã sử dụng, ai cũng chú ý sử dụng giấy gói tối màu.
Không xét đến phương diện tinh thần và những niềm tin văn hoá lâu dài, thì trong thực tế, máu kinh nguyệt không hề bẩn. Một bài viết trong Journal of Environmental & Public Health (Mỹ) về kinh nguyệt đã nói: "Ngoài máu, dịch kinh nguyệt còn bao gồm các mô tế bào, dịch trơn cùng các chất nhầy âm đạo." Trong đó, phần máu (chiếm khoảng 35%) không khác gì máu bình thường, còn các thành phần khác chỉ đơn giản là lớp bong tróc của vách tử cung (uterus lining) sau khi trứng không thụ tinh. Ngoài ra, không có chất bẩn hoặc "độc tố" có khả năng làm chết cây cối, hoa cỏ, làm hỏng các chế phẩm từ sữa hay... đầu độc đối tác quan hệ.
Theo trí thức trẻ
Hội chứng sốc độc tố do dùng băng vệ sinh sai cách Hội chứng sốc độc tố là căn bệnh nguy hiểm, có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Hội chứng này do cách dùng băng vệ sinh sai cách của nhiều phụ nữ gây nên. 1.Hội chứng sốc độc tố là gì? Hội chứng sốc độc (toxic shock syndrome - viết tắt là TSS) là một bệnh hệ thống, có ảnh hưởng đến...