Các tác nhân gây ung thư phổi, căn bệnh “sát thủ” hàng đầu ở nam giới
Ung thư phổi là nguyên nhân đứng đầu gây tử vong cao nhất trong các bệnh lý ung thư ở nam giới. Vì thế, bạn cần nắm rõ các tác nhân gây ung thư phổi dưới đây để tránh xa bệnh lý nguy hiểm này.
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu. Ở Việt Nam, bệnh đứng hàng thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới nam và nữ. Ung thư phổi là bệnh lý ác tính của tế bào bắt nguồn từ những mô của phổi, thường là từ các tế bào trong các đường dẫn khí.
Ung thư phổi được cho là bắt đầu tại các vị trí tiền ung thư trong phổi. Những thay đổi đầu tiên trong gene (DNA) của các tế bào phổi có thể làm các tế bào phát triển nhanh hơn. Tại thời điểm này các thay đổi không tạo thành khối u, không thể phát hiện được trên X-quang và không gây ra triệu chứng.
Ung thư phổi khó phát hiện sớm do các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt thậm chí không có biểu hiện.
Theo thời gian, các tế bào bất thường có thể có được những thay đổi gen tiếp tục để tiến đến ung thư thực sự. Các mạch máu xung quanh vị trí ung thư sinh sôi mạnh mẽ để nuôi dưỡng các tế bào ung thư, sau đó phát triển và hình thành một khối u đủ lớn có thể nhìn thấy trên các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang.
Các tế bào từ các ung thư có thể thoát khỏi khối u ban đầu và lan tràn, di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.
Có 2 loại chính của ung thư phổi:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Chiếm khoảng 10%, diễn tiến ác hơn, khi phát hiện đã cho xâm lấn và di căn xa.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Chiếm khoảng 90%, ít ác tính hơn, phát triển qua từng giai đoạn.
Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm, khó phát hiện tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, bạn cần nắm rõ các tác nhân gây bệnh ung thư này để có chiến lược dự phòng phù hợp.
Các tác nhân gây ung thư phổi
Theo BS Nguyễn Nhật Linh, khoa Nội 1, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, các nhà khoa học đã phát hiện ra có đến hơn 80% bệnh ung thư phát sinh có liên quan đến yếu tố bên ngoài có thể thay đổi được.
Cụ thể bao gồm:
- Thuốc lá
Video đang HOT
Hút thuốc lá, kể cả thụ động là một trong những nguyên nhân đầu gây ung thư phổi. Tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi tăng lên theo số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút mỗi ngày.
Nhiều nghiên cứu khảo sát bệnh nhân mắc ung thư phổi đã chỉ ra, 90% người mắc có liên quan đến hút thuốc lá, 24% người mắc bắt nguồn từ hút thuốc thụ động.
90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ngày trong 20 năm. Ở nước ta, hút thuốc lào cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
- Ô nhiễm môi trường, chất thải từ động cơ, khói bụi, các chất phóng xạ…
Những người tiếp xúc với khói, bụi cũng có nguy cơ cao bị ung thư phổi đặc biệt là trong quá trình luyện thép, niken, crom và khí than. Những người tiếp xúc với tia phóng xạ cũng có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Chẳng hạn, công nhân làm việc ở các mỏ uranium, fluorspar và hematite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.
- Các bệnh lý mãn tính có sẵn ở phổi cũng là một trong những tác nhân gây ung thư phổi. Chẳng hạn như lao phổi, các nốt vôi hóa, tổn thương sẹo cũ ở phổi, các viêm phổi mạn có dị sản.
- Một số yếu tố khác về giới và tuổi
Nam giới mắc ung thư phổi nhiều hơn nữ giới song đây có lẽ do nam giới hút thuốc nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, bệnh thường gặp nhiều nhất ở tuổi 40-60, dưới 40 tuổi ít gặp và trên 70 tuổi tỉ lệ cũng thấp.
Các triệu chứng của ung thư phổi
Tùy theo vị trí và kích thước của khối u mà triệu chứng sớm khác nhau tùy mỗi người. Sau đây là 5 triệu chứng hay gặp nhất mà bạn cần đi khám ngay:
- Ho kéo dài không rõ nguyên nhân
Tất cả trường hợp ho kéo dài trên 2 tuần, đã điều trị nhưng không có hiệu quả cần đi khám sàng lọc ung thư phổi.
- Ho ra máu
Đây là một dấu hiệu nguy hiểm cần phải được phát hiện sớm và xử trí ngay. Bệnh nhân thường ho ra đờm nhuốm ít máu đỏ tươi, trong vài ngày liên tiếp, thậm chí số lượng máu tăng dần theo thời gian.
- Đau ngực
Một số người có biểu hiện đau ngực, đôi khi chỉ đau âm ỉ, đau tăng lên khi ho, thường đau 1 bên ngực hoặc có thể lan lên vai, lan ra sau lưng.
- Khó thở
Đây là triệu chứng khá thường gặp trong ung thư phổi. Mới đầu dấu hiệu này có thể xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh, leo cầu thang. Khi bệnh tiến triển gây khó thở liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Gầy sút cân, mệt mỏi
Đôi khi những người mắc ung thư phổi thường không ho hay đau ngực, mà chỉ thấy xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon kéo dài, gầy sút từ vài kg tới 5-6kg trong 1,2 tháng.
Ngoài 5 triệu chứng điển hình, thường gặp ở trên, ta còn có thể gặp phải triệu chứng khác do tổn thương, di căn của ung thư phổi ở giai đoạn muộn hơn:
- Khàn tiếng mới xuất hiện
- Nuốt khó, nuốt đau, nuốt nghẹn kéo dài, liên tục
- Phù mặt tăng dần, kèm theo đau đầu, chóng mặt, tím mặt
- Hay hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh.
- Ngón tay biến dạng, sưng to
Tuy nhiên, theo BS Linh khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm lại không có bất cứ triệu chứng gì. Vì vậy, cần đi khám để phát hiện và sàng lọc sớm ung thư phổi nếu thấy mình hoặc người thân trong gia đình có một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên.
Phòng bệnh ung thư phổi như thế nào
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), ung thư phổi được xếp vào loại ung thư khó phát hiện sớm, tiên lượng bệnh vẫn còn dè dặt. Tiền sử bệnh, thể trạng, loại mô học ung thư phổi, giai đoạn, phương pháp và phản ứng với điều trị là các tác nhân đóng vai trò tiên lượng trong bệnh lý ác tính này.
Vì thế, quan trọng nhất vẫn là chiến lược dự phòng bệnh, tránh các tác nhân gây ung thư phổi. Cụ thể, không hút thuốc lá, thuốc lào, điều này có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi. Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc hợp lý…
Những người có nguy cơ cao (nghiện thuốc) có thể làm xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, xét nghiệm máu tìm một số chất chỉ điểm khối u (CEA, cifra 21-1, SCC…) và chụp X-quang phổi hàng năm.
Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc phát hiện ung thư sớm ở Việt Nam
GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tại nước ta tăng lên khoảng 50% so với trước đây chỉ 20-25%.
Phát hiện sớm ung thư cùng với sự tiến bộ của khoa học trong chẩn đoán, điều trị khiến nhiều trường hợp tiên lượng chắc chắn tử vong đã được cứu sống và trở về với cuộc sống.
Ảnh minh họa: Internet
Khoảng hơn 300.000 người Việt Nam đang phải chiến đấu với ung thư, mỗi năm có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân tử vong. Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi.
Theo ông Thuấn, hiện chưa có thống kê tổng thể về tỷ lệ phát hiện sớm cho các loại ung thư nói chung. Tùy thuộc từng loại bệnh ung thư mà có tỷ lệ phát hiện sớm khác nhau. Chẳng hạn, đa số người bệnh ung thư phổi thường phát hiện muộn. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ này tăng lên khoảng 50% so với ngày trước chỉ 20-25%.
"Đây là con số rất ngoạn mục nhờ tuyên truyền phòng bệnh và ý thức của người dân từng bước đã nâng cao lên"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.
Lấy ví dụ với bệnh lý ung thư dạ dày, theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, 5 năm trở về trước, số bệnh nhân ung thư dạ dày đến bệnh viện ở giai đoạn sớm (chỉ cần mổ cắt hớt niêm mạc dạ dày) chỉ khoảng 2-3 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay con số này đã tăng lên hàng trăm ca.
Điều này cho thấy người dân ý thức tốt hơn. Họ đi khám bệnh ngay cả khi không có triệu chứng. Qua đó chúng tôi kiểm tra và soi dạ dày, phát hiện sớm tổn thương ung thư. Việc điều trị rất đơn giản, chỉ cắt hớt niêm mạc, không phải mổ mở, mổ nội soi, bệnh sẽ được chưa khỏi.
Theo chuyên gia, tỷ lệ chữa khỏi ung thư cao hay thấp tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm hay muộn là chính. Thứ hai, khả năng sống thêm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn bệnh, thể mô hợp, sự đáp ứng trong điều trị...
Phát hiện càng sớm ung thư thì việc điều trị càng đơn giản, nếu phát hiện bệnh muộn thì phải phối hợp nhiều mô thức. Chẳng hạn, với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân chỉ cần được khoét chóp là khỏi, chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, chi phí tốn kém, điều trị phức tạp hơn.
Khi đó, khả năng sống thêm của bệnh nhân cũng giảm xuống. Khi phát hiện bệnh giai đoạn 2-3, ước tính tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của người bệnh là 60%. Thậm chí nếu muộn hơn, khi ung thư đã di căn rồi, biện pháp cuối cùng là dùng thuốc, không xạ trị, không mổ xẻ được, phối hợp nhiều thuốc thì tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho rằng để nâng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm, nâng tỷ lệ chữa thành công bệnh ung thư trong thời gian tới thì bảo hiểm y tế cần vào cuộc, có thể chi trả chi phí sàng lọc một số bệnh ung thư thường gặp.
Chuyên gia khuyến cáo, từ tuổi 40 trở lên ở cả hai giới nam nữ có sự gia tăng tỷ lệ ung thư nên cần tầm soát. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp giúp bệnh nhân có thể khỏi bệnh, sống khỏe mạnh lâu dài.
5 loại ung thư phổ biến ở đàn ông Do thói quen sinh hoạt hoặc tiền sử gia đình, nam giới dễ mắc ung thư phổi, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, dạ dày và gan. Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, năm 2018, khoảng 18 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Trong số đó, 9,5 triệu người là nam giới. Đôi khi, căn bệnh được phát...