Các tác dụng phụ tiềm ẩn của giấm táo
Giấm táo có rất nhiều lợi ích nhưng khi bạn sử dụng quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như các vấn đề về đường tiêu hóa, nồng độ kali thấp hơn ( hạ kali máu)… Dưới đây là một số tác dụng phụ tiềm ẩn của giấm táo:
Có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa
Giấm táo có thể làm chậm quá trình hấp thụ thức ăn trong máu. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Lund cho thấy giấm táo làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày, nó có thể gây ra tình trạng khó tiêu ở một số người.
Giấm táo có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn. Một nghiên cứu cho thấy giấm táo hoạt động như một chất ức chế sự thèm ăn và thúc đẩy cảm giác no, dẫn đến giảm lượng thức ăn một cách tự nhiên. Mặc dù điều này có thể hữu ích cho những người đang cố gắng giảm cân, nhưng giấm cũng có thể gây buồn nôn sau đó.
Có thể gây hạ kali máu
Việc sử dụng quá nhiều giấm táo có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể. Nó cũng có thể làm giảm mật độ khoáng của xương, do đó làm cho xương giòn. Những người bị loãng xương có thể phải giảm hoặc tránh sử dụng giấm táo.
Có thể gây sâu răng
Một nghiên cứu nói rằng giấm táo có thể có khả năng ăn mòn và có thể gây sâu răng.
Tính axit cao của giấm táo chưa pha loãng có thể làm hỏng men răng của bạn nếu tiêu thụ quá mức. Ngoài việc làm cho răng của bạn có màu hơi vàng, giấm cũng có thể làm tăng độ ê buốt răng của bạn.
Ảnh minh hoạ một số tác dụng phụ của giấm táo. Đồ hoạ: Minh Thư
Có thể gây bỏng cổ họng
Tăng lượng tiêu thụ giấm táo có thể gây bỏng cổ họng. Việc uống quá nhiều giấm táo cuối cùng có thể dẫn đến kích ứng cổ họng. Axit axetic trong giấm có thể là nguyên nhân chính. Nó là một chất ăn da mạnh, và vô tình nuốt phải giấm có thể dẫn đến tổn thương thực quản ở trẻ em.
Có thể gây bỏng da
Video đang HOT
Tính chất axit mạnh của giấm táo có thể gây bỏng da. Thoa giấm táo trực tiếp lên da có thể gây bỏng và kích ứng, bạn nên pha loãng giấm táo.
Có thể gây hạ đường huyết
Việc sử dụng quá nhiều giấm táo có thể làm giảm lượng đường trong máu. Đặc biệt, khi dùng với thuốc điều trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống quá thấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến bất tỉnh và thậm chí hôn mê.
Kết luận
Giấm táo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi tiêu thụ với lượng vừa phải. Tuy nhiên, ăn quá nhiều sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ tiềm ẩn. Do đó, hãy giới hạn liều lượng của bạn dưới 15 ml mỗi ngày. Pha loãng giấm trước khi sử dụng, cho dù ăn trực tiếp hay bôi ngoài da. Và nó có thể tương tác với thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.
5 lợi ích của protein đối với sức khỏe
Protein không chỉ là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự sống mà còn là rất quan trọng cho những người thường xuyên tập luyện thể thao, người đang muốn giảm cân, duy trì và phát triển cơ bắp.
Tiến sĩ Dana Ryan - Giám đốc cấp cao về huấn luyện và thi đấu thể thao của Herbalife, là người chuyên hướng dẫn kiến thức dinh dưỡng chuyên sâu cho các vận động viên và những người luyện tập thể thao, có bài viết về protein và những điều cần biết của protein đối với sức khỏe, nhất là với những người luyện tập thể dục thể thao.
Như chúng ta đều biết, protein vô cùng cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của mỗi người. Nhưng tại sao protein lại quan trọng như vậy, nó đem lại lợi ích gì cho sức khỏe, cơ thể con người cần bao nhiêu protein mỗi ngày .... là những câu hỏi mà không phải ai cũng biết rõ. Chế độ ăn giàu protein sẽ giúp con người năng động, khỏe mạnh hơn.
Ảnh minh họa
Để trả lời cho tất cả những thắc mắc ở trên, cùng quay lại những điều cơ bản về protein để hiểu tại sao protein mang lại lợi ích cho cơ thể con người, góp phần tạo nên sức mạnh và cơ bắp của mỗi chúng ta.
Protein là gì và vai trò của protein trong cơ thể?
Protein (hay còn gọi là chất đạm) là một trong ba chất dinh dưỡng thiết yếu bên cạnh carbohydrate và chất béo, tất cả chất dinh dưỡng cơ bản này đều có trong chế độ ăn của mỗi chúng ta. Protein là thành phần quan trọng của mọi tế bào trong cơ thể, nó được hình thành từ nhiều axit amin. Các axit amin khác nhau khi tổng hợp lại sẽ tạo thành các protein khác nhau.
Protein và axit amin là thành phần chính của cơ, xương, da, mô và các cơ quan trong cơ thể. Khi chúng ta ăn protein (chất đạm), cơ thể chúng ta sẽ phá vỡ protein thành các axit amin riêng lẻ trong quá trình tiêu hóa, khi được hấp thụ các axit amin sẽ được giải phóng vào máu, tới các tế bào ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể để phục vụ cho quá trình sửa chữa mô và tạo ra cơ bắp.
Nếu chúng ta không ăn đủ protein sẽ xảy ra quá trình mất cơ, làm cơ co lại hoặc yếu đi. Dưới đây là một số lợi ích của protein (chất đạm) với cơ thể:
Giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn
Protein tạo cho cơ thể cảm giác no nhanh hơn khi sử dụng carbohydrate và chất béo. Điều này mang lại lợi ích cho các vận động viên, những người thường xuyên phải nạp vào cơ thể hàm lượng thực phẩm giàu năng lượng giúp cơ thể hoạt động với cường độ cao.
Khi cảm thấy no nhanh sẽ giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với những người đang muốn giảm cân.
Ảnh minh họa
Giúp tăng trao đổi chất
Cùng với việc giảm cảm giác thèm ăn, protein còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Cơ thể sử dụng năng lượng để tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Protein là thực phẩm tiêu tốn nhiều năng lượng nhất, nó đòi hỏi cơ thể phải đốt cháy nhiều năng lượng để tiêu hóa nó. Điều này gọi là hiệu ứng nhiệt từ thực phẩm (TEF), hiệu ứng nhiệt của protein cao hơn nhiều so với hiệu ứng nhiệt của carbohydrate và chất béo.
Như vậy, nếu bạn là một vận động viên hay chỉ là đơn giản là một người đang muốn giảm chút mỡ thừa, hãy cân nhắc thay thế thực phẩm chứa carbohydrate hay chất béo bằng protein trong các bữa ăn chính và bữa phụ bởi protein chính là thực phẩm làm tăng trao đổi chất trong cơ thể.
Giúp duy trì cơ bắp
Một trong những lợi ích quan trọng của protein là giúp hình thành nên các khối cơ, việc ăn đủ lượng protein sẽ giúp duy trì khối lượng cơ đồng thời ngăn ngừa sự mất cơ. Nên nếu một người tập thể thao như các môn đi bộ, đạp xe hoặc bất kỳ bộ môn thể dục nào để duy trì sự vận động, linh hoạt và nâng cao sức khỏe, cần bổ sung protein.
Các vận động viên và những người muốn duy trì cơ bắp, bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao cần ăn lượng protein lớn hơn mỗi ngày.
Hỗ trợ phục hồi và tăng cơ bắp
Sử dụng protein không chỉ giúp ngăn ngừa sự mất cơ mà còn giúp tạo dựng và tăng cường khối cơ trong cơ thể. Để làm được điều này, cần kết hợp lối sống hoạt động, luyện tập thể dục thể thao cùng với bổ sung lượng protein cao sẽ giúp phát triển và tăng cường cơ bắp.
Có một loại protein chất lượng cao còn gọi là BCAAs (Branched- chain amino acid), đây là chuỗi các axit amin thiết yếu nhưng cơ thể không tổng hợp được, chỉ có thể hấp thụ bằng đường thức ăn hay thực phẩm bổ sung. Nó bao gồm leucine, iso-leucine và valine, có tác dụng trong việc thúc đẩy sự phát triển và phục hồi cơ bắp, nhất là đối với người cần tập luyện sức bền. Các loại protein chất lượng cao này có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt gia cầm nạc, thịt bò, cá, sữa, các sản phẩm từ trứng.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, chúng ta có thể tìm thấy protein chất lượng cao trong các sản phẩm từ thực vật như đậu nành, đậu phụ. Các chất bổ sung như bột protein có nguồn gốc từ thực vật, thường được các vận động viên sử dụng, đặc biệt là sau khi tập luyện thể dục với cường độ cao.
Hiện nay protein lắc rất phổ biến và tiện lợi, phù hợp với những người thường xuyên vận động, các vận động viên, người hay phải di chuyển. Nếu lựa chọn thực phẩm bổ sung dạng bột protein, đạm whey, các loại protein có nguồn gốc thực vật ... đều có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển và phục hồi khối cơ một cách hiệu quả.
Tốt cho toàn bộ cơ thể
Protein là thành phần quan trọng giúp xây dựng và sửa chữa các mô, cơ. Một chế độ ăn giàu protein có thể giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh hơn sau chấn thương.
Hiện nay, có một quan niệm sai lầm rằng ăn nhiều protein sẽ gây hại cho thận. Quan điểm này xuất phát từ khuyến nghị rằng người có thận hoạt động kém (thường là do mắc bệnh thận) nên ăn một chế độ ăn ít protein. Mặc dù vậy, khoa học đã chứng minh, protein hoàn toàn không gây hại cho thận đối với những người có thận khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
Nên tiêu thụ bao nhiêu protein và với tần suất như thế nào?
Protein có rất nhiều lợi ích đặc biệt nếu bạn đang sử dụng protein hỗ trợ cho quá trình tập luyện của mình.
Với một người trưởng thành hoạt động vừa phải, bạn nên ăn từ 0,5 - 0,75g protein cho mỗi pound trọng lượng cơ thể (tương đương khoảng 1 - 1,5g protein cho 1kg trọng lượng cơ thể). Nếu bạn thường xuyên tập luyện, bạn sẽ cần từ 0,8 - 0,85g protein cho mỗi pound trọng lượng cơ thể (tương đương 1,6 - 1,7g protein cho 1kg trọng lượng cơ thể). Người ta nhận thấy không có thêm lợi ích nào nếu bổ sung nhiều hơn 1g protein cho mỗi pound trọng lượng cơ thể.
Thời điểm hấp thụ protein đặc biệt quan trọng đối với các vận động viên hoặc bất kỳ người nào đang muốn có cơ bắp. Đó là bổ sung protein sau khi tập luyện 30 phút, lúc đó lượng protein mà bạn nạp vào đã được tiêu thụ gần hết, việc bổ sung protein sẽ giúp cơ thể phục hồi, tăng cơ bắp. Bạn nên bổ sung ít nhất 20g protein sau khi tập luyện thể thao, nên chọn loại protein chất lượng cao để bổ sung sau khi tập và trong các bữa ăn.
Những tác dụng không ngờ của dầu cá Omega 3 đối với quá trình giảm cân Ngoài việc mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho tim mạch, não bộ và làn da, dầu cá Omega 3 còn giúp ích cho quá trình giảm cân. Dầu cá Omega 3 giúp ích cho quá trình giảm cân. Đồ hoạ: Vy Vy Omega 3 là một nhóm chất béo cần thiết cho sức khỏe con người. Dầu cá là một...