Các startup không ngại đương đầu với ông lớn như Uber trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Đã qua thời các tập đoàn lớn “độc diễn”, doanh nghiệp nhỏ, các startup ngày nay có thể dựa vào công nghệ mới để san bằng khoảng cách, chiếm thị phần bị bỏ ngỏ đến từ những cơ hội từ các ông lớn như sau khi Uber khi rút khỏi Đông Nam Á.
Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, khoa học kỹ thuật cao… đang mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, startup
Theo ông Andy Wong, Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách các giải pháp thiết kế toàn cầu, Avnet Châu Á, các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, khoa học kỹ thuật cao, Internet vạn vật, kỹ thuật in 3D… trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo ra hàng loạt bước đột phá trong sản xuất, điều hành và quản trị.
Các doanh nhân trẻ, doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp có thể sử dụng các công cụ này để san bằng khoảng cách trên thị trường, chiếm lĩnh thị phần bị bỏ ngỏ bởi những công ty cũ và mới.
Ví dụ như khoảng trống gần đây do tập đoàn Uber bỏ lại khi rút khỏi thị trường Đông Nam Á. Nhu cầu gọi xe trong khu vực một lần nữa mở ra cơ hội thị trường cho các công ty taxi truyền thống nếu họ bổ sung thêm những nền tảng dựa trên ứng dụng điện thoại cho khách hàng của mình.
Tuy nhiên, những công ty truyền thống cũng phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ áp dụng công nghệ gọi xe qua ứng dụng điện thoại mới thành lập như Ryde, Go-Jek…
“Đã qua rồi thời các tập đoàn lớn độc chiếm chuỗi hành trình đổi mới”, ông Andy Wong nhấn mạnh.
Hiện nay, ngày càng nhiều những câu chuyện thành công của các “start up kỳ lân” đã thúc đẩy một làn sóng những nhà sáng tạo và những người có sở thích “tự tay làm lấy” (DIY) tạo ra các sản phẩm tốt hơn thông qua kiến thức và các công cụ chuyên nghiệp, dễ dàng tiếp cận.
Chính nhờ sự đổi mới và phong trào sáng tạo đã mang đến những sản phẩm như card âm thanh Creative Sound Blaster, chuột chơi game Razer tốc độ cao, kết quả là những công ty công nghệ lớn hơn buộc phải tiến vào cuộc cạnh tranh trên thị trường này trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Các startup có thể chiếm lĩnh thị phần từ các khoảng trống “ông lớn” để lại nhờ công nghệ mới
Ông Andy Wong cho rằng, ngoài việc tiếp cận cộng đồng và tổ chức các buổi workshop, các công ty công nghệ có thể xóa bỏ vấn đề khó khăn trong sản xuất của các nhà sáng tạo bằng cách nuôi dưỡng nền văn hóa sáng tạo.
Các công ty có thể chủ động đề nghị hỗ trợ cho các doanh nghiệp non trẻ, giúp họ vượt qua những thách thức về kỹ thuật trong suốt hành trình sáng tạo của mình.
Ví dụ, các công ty công nghệ có thể cung cấp cho những cộng đồng sáng tạo hiện nay một “trung tâm cung ứng toàn diện” nơi họ thu thập dữ liệu và tiếp nhận những thông tin phản hồi ngay lập tức trong suốt quá trình làm việc của mình.
Nhà sáng tạo có thể tìm kiếm sự hỗ trợ về ý tưởng và thiết kế, trong khi các công ty công nghệ sử dụng kinh nghiệm về giải pháp phần cứng của mình để giúp các nhà sáng chế đi từ nguyên mẫu tới các mô hình sản xuất.
Cũng theo đại diện Avnet, các đối tác công nghệ có hoạt động vận hành trọng yếu trong thị trường IoT sẽ ngày càng được hưởng lợi nhiều hơn từ một nền văn hóa sáng tạo đã phát triển.
“Chúng ta có thể mong đợi 11 tỷ sản phẩm IoT sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối năm nay, đạt 20,4 tỷ sản phẩm vào năm 2020 với một tác động kinh tế toàn cầu lên tới 6,2 nghìn tỷ đô cho đến năm 2025. Những thành phố thông minh trên toàn thế giới thúc đẩy chi phí cho công nghệ IoT trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành sản xuất và vận chuyển. Ấn Độ là khu vực tiềm năng sẽ nắm 20% thị phần IoT toàn cầu vào năm 2020 với bàn tay dẫn dắt trong việc thành lập các thành phố thông minh của họ. Ở Trung Quốc, các nhà điều hành mạng đã tung ra mạng IoT băng hẹp (NB-IoT) từ đầu năm, để chờ cơ hội kiếm lời vào năm 2020 khi độ phủ sóng công nghệ NB-IoT trên toàn quốc trở thành quy chuẩn”, ông Andy Wong nói.
Trong khi đó, một hệ sinh thái hỗ trợ đầy đủ giá trị sẽ thúc đẩy các nhà sáng tạo trong việc tạo ra dấu ấn riêng của họ trên bức tranh thị trường đang không ngừng thay đổi này. Các nhà sáng tạo khi kết hợp với các nguồn lực từ những đối tác công nghệ sẽ biến các đổi mới trên lý thuyết thành các giải pháp sẵn sàng cho các công ty sử dụng trên quy mô toàn cầu.
Các công ty công nghệ cùng với chuỗi kết nối cung ứng của mình và những hỗ trợ từ nội bộ công ty sẽ giúp các nhà sáng tạo xây dựng các sản ph ẩm thực chiến sớm hơn. Chúng giúp các nhà sáng tạo rút ngắn thời gian cần thiết để mở một công ty, phát triển các dự án thử nghiệm, mẫu sản xuất và các giải pháp kỹ thuật quy mô lớn.
Theo ITC News
Sẵn sàng tài nguyên Internet cho chuyển đổi số trong Cách mạng công nghiệp 4.0
Song hành với sự phát triển của các xu thế di động và công nghệ mới IoT, Big Data, AI... IPv6 chính là nhân tố "thầm lặng" đảm bảo lượng không gian địa chỉ khổng lồ cho dịch vụ mạng thế hệ mới và đáp ứng các tiêu chuẩn trong kết nối Internet kỷ nguyên cách mạng 4.0
IPv6 giữ vai trò quan trọng quá trình phát triển IoT
Kể từ thời điểm địa chỉ Internet IPv4 chính thức cạn kiệt cách đây 6 năm, tỉ lệ ứng dụng triển khai IPv6 đã có sự tăng trưởng lớn trong hoạt động Internet toàn cầu. Mức tăng trưởng trong tỉ lệ chuyển đổi IPv6 thế giới đạt 3000% từ năm 2012 đến năm 2018 cho thấy chuyển đổi IPv6 không còn là một "trào lưu" mà là một xu thế tất yếu để tham gia hoạt động trên môi trường mạng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, câu chuyện chuyển đổi IPv4/IPv6 không đơn thuần chỉ là giải bài toán cạn kiệt nguồn địa chỉ IPv4.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Hợp tác - Quản lý tài nguyên, Trung tâm Internet Việt Nam tham luận về "Vai trò của chuyển đổi IPv6 đối với dịch vụ mạng thế hệ mới và CMCN 4.0" tại hội nghị VIIF 2018.
Hiện tại, thế giới đã có hơn 4 tỷ người sử dụng Internet, chiếm khoảng 53% dân số thế giới. Sự tích hợp Internet và viễn thông, sự bùng nổ thông tin di động và sự phát triển mạnh mẽ của các xu hướng công nghệ mới như Internet of Things (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data) trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 khiến số lượng các thiết bị kết nối Internet ngày càng cao.
Theo số liệu từ báo cáo của Cisco về thế giới số, ước tính đến năm 2020 trên toàn cầu sẽ có hơn 26 tỉ thiết bị kết nối vào Internet; 66% lưu lượng IP toàn cầu là từ công nghệ không dây (thống kê năm 2015 tỷ lệ này là 48 %); và trung bình một người sử dụng Internet tạo ra 44,1 Gbyte dữ liệu trong 1 tháng (năm 2015 là 18,9 Gbyte). Trong bối cảnh Internet đang có những thay đổi mạnh mẽ, các chuyên gia cho rằng, chỉ có IPv6 với không gian địa chỉ khổng lồ mới có thể giúp tiếp nối hoạt động Internet. Bởi lẽ, phải 100.000 tỷ thiết bị mới chỉ tiêu thụ 5% lượng không gian địa chỉ IPv6.
Các chuyên gia cũng cho hay, ngoài việc đảm bảo số lượng tham số định danh thực cho mỗi thiết bị thì tính ưu việt trong liên kết các chuẩn kết nối, khả năng tự động cấu hình, khả năng tích hợp với các ứng dụng thông minh là lý do khiến IPv6 đóng vai trò quan trọng trong CMCN 4.0, đặc biệt là trong quá trình phát triển IoT. "Với thiết kế định tuyến đơn giản nhưng không bị giới hạn truy cập, khu vực, IPv6 vừa đảm bảo kết nối từ xa và tốc độ cao cho việc phát triển các thành phố thông minh trong tương lai, vừa tiết kiệm chi phí vận hành cho các các doanh nghiệp, nhà quản lý", một chuyên gia Internet nhấn mạnh.
Tỉ lệ truy cập Internet qua IPv6 của Việt Nam đã đạt 15%
Trao đổi tại phiên hội thảo chuyên đề "Giải pháp và dịch vụ số với công nghệ 4G/5G" trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư quốc tế ngành TT&TT Việt Nam - VIIF 2018 được tổ chức trong 2 ngày 27 - 28/9 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Hợp tác - Quản lý tài nguyên, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ TT&TT nhận định, Việt Nam hiện là một trong các quốc gia có tỉ lệ ứng dụng triển khai IPv6 tốt trong khu vực và trên toàn cầu.
Số liệu thống kê của VNNIC cho hay, tính đến tháng 9/2018, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 15% (nguồn APNIC) với 8.000.000 người dùng IPv6 (công bố bởi Cisco), đứng thứ 3 Khu vực ASEAN, thứ 5 khu vực châu Á, chỉ sau Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan. "Mạng IPv6 quốc gia của Việt Nam trên nền tảng hệ thống mạng trung chuyển Internet VNIX và Hạ tầng DNS quốc gia được duy tri và phát triển ôn đinh đã phát huy thế mạnh cho các doanh nghiệp kết nối và triển khai cung cấp dịch vụ công nghệ cao", bà Thủy nhấn mạnh.
Đáng chú ý, bên cạnh các kết quả ứng dụng triển khai thực tế về IPv6, trước ngưỡng cửa của cuộc CMCN 4.0, song hành với địa chỉ IP, tài nguyên tên miền quốc gia Việt Nam ".VN" cũng đạt bước cải tiến lớn trong công tác cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền cũng như quản lý hồ sơ khi Trung tâm VNNIC mới đây chính thức cho phép triển khai đăng ký sử dụng tên miền ".VN" thông qua hồ sơ điện tử.
Trung tâm Internet Việt Nam quảng bá dịch vụ đăng ký tên miền quốc gia .VN qua hồ sơ điện tử tới người sử dụng tại hội nghị xúc tiến đầu tư quốc tế ngành TT&TT Việt Nam 2018 kết hợp Triển lãm India - ASEAN ICT Expo diễn ra trong 2 ngày 27 - 28/9 tại Hà Nội.
Cũng trong tham luận tại hội thảo chuyên đề nêu trên, đại diện VNNIC cho biết, với việc đăng ký tên miền qua hồ sơ điện tử, thay vì phải nộp hồ sơ bản cứng và thực hiện đăng ký trực tiếp tại Nhà đăng ký hoặc gửi hồ sơ đăng ký tên miền qua đường bưu chính, chủ thể tên miền có thể thực hiện thủ tục đăng ký trực tuyến, kích hoạt đăng ký tên miền nhanh chóng sau khi hoàn tất bản khai đăng ký và đảm bảo được tính xác thực của thông tin tên miền.
Tính đến ngày 27/9/2018 đã có 2 Nhà đăng ký tên miền tiến hành thử nghiệm việc tiếp nhận đăng ký tên miền quốc gia ".VN" qua hồ sơ điện tử, đó là iNet và Mắt Bão. Trong đó, nhà đăng ký Mắt Bão đã cung cấp dịch vụ hồ sơ điện tử cho các chủ thể là cá nhân; nhà đăng ký iNET đã sẵn sàng tiếp nhận đăng ký cho cả tổ chức và cá nhân. Tiếp sau 2 nhà đăng ký này, các nhà đăng ký khác như PA Việt Nam, Nhân Hòa ... cũng đang nhanh chóng xúc tiến chuẩn bị triển khai phương thức tiếp nhận hồ sơ này.
Việc triển khai đăng ký sử dụng tên miền ".VN" thông qua hồ sơ điện tử, theo chia sẻ của đại diện VNNIC là nhằm thực hiện chủ trương, định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử, nhất là trong xu hướng của cuộc CMCN 4.0 hiện nay. Việc này cũng bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký sử dụng tên miền.
"Đây là một bước quan trọng đánh dấu bước cải tiến hướng tới các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ, lưu trữ hồ sơ trong cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền ".VN" được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng", đại diện VNNIC nói.
Theo ITCNews
Ứng dụng công nghệ rô-bốt trong cách mạng công nghiệp 4.0 Công nghệ rô-bốt đang được ứng dụng vào mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, mang lại nhiều thay đổi mạnh mẽ cho nền kinh tế. Để ứng dụng hiệu quả công nghệ rô-bốt, bắt nhịp được với cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược rõ ràng để mang lại hiệu quả trong sản...