Các siêu anh hùng Marvel đón nhận biệt danh ra sao trên màn ảnh?
Mini-series “ WandaVision” mới khép lại đánh dấu lần đầu tiên Wanda Maximoff ( Elizabeth Olsen) được gọi là Scarlet Witch trên màn ảnh như ở nguyên tác truyện tranh.
Iron Man : Sau trận chiến tại Stark Industries ở cuối Iron Man (2008), giới truyền thông tò mò danh tính người đứng trong bộ giáp sắt màu đỏ, và số đông nghi ngờ đó chính là Tony Stark (Robert Downey Jr.). Tưởng như sẽ phủ nhận thông tin tại buổi họp báo, sau khi đọc được tờ báo gọi người bí ẩn là “Iron Man”, anh tuyên bố trước vô số ống kính rằng: “Tôi là Iron Man”. Phân cảnh trở thành khoảnh khắc biểu tượng đối với nhân vật, và câu thoại còn thêm một lần nữa xuất hiện ở khoảnh khắc cao trào nhất của Avengers: Endgame (2019).
Hulk : Ban đầu, Bruce Banner ( Mark Ruffalo) luôn cố gắng tách bạch mình khỏi Hulk nên anh thường xuyên tránh gọi tên đối phương, gọi đó là “tên còn lại”. Phải tới cao trào của The Avengers (2012), Bruce mới thốt lên chữ “Hulk” và mọi người bắt đầu sử dụng cái tên đó. Nhiều năm sau, ở Thor: Ragnarok (2017), bản ngã quái vật của Bruce được giới thiệu tại đấu trường trên hành tinh Sakaar là “Incredible Hulk” (Người Khổng lồ Xanh Vĩ đại).
Black Widow : Khán giả hiện vẫn chưa tường tận quá khứ của Natasha Romanoff (Scarlett Johansson), nhưng biết cô từng tham gia khóa huấn luyện Black Widow Program. “Black Widow” thực chất là một biệt danh chung, nhưng Nat lần đầu được gọi như vậy ở cảnh đầu tiên của cô trong bộ phim The Avengers bởi một vị tướng người Nga.
Thor : Thor (Chris Hemsworth) không phải biệt danh, mà là tên thật của Thần Sấm. Vốn là con trai của Odin (Anthony Hopkins), tên đầy đủ của anh là Thor Odinson. Ở truyện tranh, Thần Sấm có tên con người là Donald Blake. Song, MCU chỉ cho cái tên “Donald Blake” xuất hiện trên một thẻ căn cước giả mà Thor sử dụng trên Trái Đất.
Captain America : Steve Rogers (Chris Evans) không thể gia nhập quân đội Mỹ trong Thế chiến II do thân hình quá gầy gò, nhỏ bé. Do đó, anh quyết định tham gia dự án bí mật nhằm tạo ra siêu chiến binh của chính phủ và được tiêm huyết thanh “Siêu Chiến binh”. Ban đầu, nhân vật chỉ được coi là công cụ tuyên truyền, nên cái tên Captain America được chọn nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước cho binh lính Mỹ trên mặt trận chống phát xít. Cái tên rốt cuộc gắn liền với Steve Rogers ngay cả sau khi anh thực sự trở thành siêu anh hùng.
Video đang HOT
Hawkeye : Clint Barton (Jeremy Renner) lần đầu xuất hiện trong MCU ở Thor (2011) và được tiến sĩ Erik Selvig (Stellan Skarsgrd) gọi là “the hawk”. Nhưng phải tới The Avengers , cái tên Hawkeye mới chính thức được nhắc tới. Đến Avengers: Age of Ultron (2015), ngay cả vợ của Clint (Linda Cardellini) cũng có lần gọi chồng bằng biệt danh ấy.
War Machine : Việc giới thiệu War Machine đã được lên kế hoạch từ Iron Man , dù nhân vật bị chuyển giao từ Terrence Howard cho Don Cheadle khi Iron Man 2 (2010) khởi quay do lùm xùm hậu trường. Điều đáng nói là từ trước khi Rhodey trở thành siêu anh hùng, anh đã bị Tony Stark trêu chọc bằng cái tên “War Machine” trong một lần cãi vã. Dù có lúc muốn được gọi là Iron Patriot, Rhodey cuối cùng cũng hài lòng với biệt danh War Machine.
Scarlet Witch : Trong Avengers: Age of Ultron , Tony Stark từng gọi Wanda Maximoff là “the witch” (phù thủy) khi anh chứng kiến khả năng phù phép và tạo ảo ảnh của cô gái. Song, biệt danh Scarlet Witch phải tới mini-series WandaVision mới chính thức được nhắc tới. Loạt phim mới khép lại trên Disney đã chỉ ra bản chất của Wanda, đồng thời gợi mở những tai ương mà Scarlet Witch có thể gây ra trong tương lai.
Vision : Vốn là trí thông minh nhân tạo J.A.R.V.I.S. (Paul Bettany) của Iron Man, Vision tình cờ ra đời trong Avengers: Age of Ultron . Từ “vision” trong phim ban đầu như để chỉ tầm nhìn của Tony Stark. Sau đó, phản diện Ultron (James Spader) gọi siêu anh hùng có Đá Vô cực Tâm trí gắn trên trán là “my Vision”. Từ đây, cái tên Vision gắn liền với nhân vật của Bettany. Trong khi đó, người yêu anh – Wanda Maximoff – thường gọi Vision ngắn gọn là Vis.
Falcon : Sam Wilson (Anthony Mackie) vốn đã mang biệt danh “Falcon” từ khi phục vụ trong lực lượng giải cứu bằng dù của không quân Mỹ. Anh rút lui sau khi một đồng nghiệp tử nạn. Chỉ tới khi gặp gỡ Steve Rogers, Sam mới trở lại chiến đấu. Cái tên Falcon không thể hợp hơn với chàng cựu binh khi anh sở hữu đôi cánh kim loại giúp mình bay lượn, chống lại kẻ thù.
Spider-Man : Trước khi sát cánh bên biệt đội Avengers vốn đang bị chia rẽ ở Captain America: Civil War (2016), Peter Parker (Tom Holland) đã là một siêu anh hùng chuyên hành hiệp trên đường phố. Khi bị Tony Stark “bóc mẽ” và trêu chọc bằng cái tên Spider-Boy, cậu quyết định lấy biệt danh Spider-Man từ đây.
Doctor Strange : Bác sĩ Stephen Strange (Benedict Cumberbatch) chỉ đơn giản dùng tên thật của mình khi trở thành siêu anh hùng. Song, anh còn mang biệt danh khác – Phù thủy Tối thượng (Sorcerer Supreme) – sau khi thừa hưởng nó từ Ancient One (Tilda Swinton), cũng như sở hữu Con mắt của Agamotto (vốn là Đá Vô cực Thời gian). Mới nhất, WandaVision tiết lộ Scarlet Witch còn mạnh hơn cả Phù thủy Tối thượng. Hai nhân vật dự kiến có màn chạm trán định mệnh trong Doctor Strange in the Multiverse of Madness (2022) sắp tới.
Captain Marvel : Không có lời giải thích rõ ràng nào trên màn ảnh cho việc Carol Danvers (Brie Larson) tại sao lấy biệt danh là Captain Marvel, dù các nhân vật trong vũ trụ điện ảnh đều thừa nhận nó. Trong bộ phim Captain Marvel (2019), người Kree gọi cô là “Vers” trong 6 năm nhân vật bị mất trí nhớ và là thành viên của Kree Starforce. Biệt danh trong không quân của Carol thực chất là “Avenger”, và nó tạo cảm hứng cho Nick Fury (Samuel L. Jackson) đặt tên biệt đội siêu anh hùng lừng lẫy sau này.
Nhóm Guardians of the Galaxy : Vốn là người ngoài hành tinh, đa số nhóm Vệ binh dải ngân hà không cần lấy biệt danh. Chỉ riêng thủ lĩnh Peter Quill (Chris Pratt) thích tự gọi mình là Star-Lord, như muốn thể hiện sự trên cơ với đối thủ. Drax (Dave Bautista) có thêm chữ “The Destroyer” phía sau vì bản tính thích phá hoại. Ngoài ra, ở Avengers: Infinity War (2018), Thor đặt biệt danh cho Rocket (Bradley Cooper) và Groot (Vin Diesel) lần lượt là “Thỏ” và “Cây”.
Những cái tên được thừa hưởng : Ant-Man hay The Wasp là biệt danh siêu anh hùng mà Scott Lang (Paul Rudd) và Hope van Dyne (Evangeline Lilly) thừa hưởng từ người đi trước. Trong quá khứ, hai vợ chồng Hank Pym (Michael Douglas) và Janet van Dyne (Michelle Pffeifer) là Người Kiến và Chiến binh Ong đời đầu. Còn Black Panther vốn là biệt danh đến từ văn hóa dân gian của vương quốc Wakanda. Nó vốn được dành cho người bảo vệ vương quốc và thừa hưởng sức mạnh từ tâm hình thảo.
Những cái tên không được sử dụng : Pietro Maximoff (Aaron Taylor-Johnson) – anh trai song sinh của Wanda – sở hữu tốc độ siêu đẳng, nhưng không được gọi là Quicksilver trong Avengers: Age of Ultron . Pepper Potts (Gwyneth Paltrow) từng mặc giáp chiến đấu lại Thanos (Josh Brolin) trong Avengers: Endgame , nhưng cái tên Rescue ở truyện tranh cũng không hề được nhắc tới.
Điều chờ đợi khán giả trong tập cuối 'WandaVision'
Tập cuối "WandaVision" sẽ khép lại ảo mộng hạnh phúc của Wanda tại Westview.
Theo Comicbook, WandaVision đã xây dựng một cốt truyện đồ sộ, với nhiều cú lật ngược tình huống bất ngờ qua 8 tập phim. Series truyền hình đầu tay của Marvel Studios đang bước vào cái kết hoành tráng gói gọn trong tập phim lên sóng ngày 5/3 tới.
Tập 9 của WandaVision sẽ giải quyết nhiều câu hỏi chưa lời đáp còn lại trong series sau khi chân tướng kẻ tạo ra Hex được làm sáng tỏ. Song song, nó còn nhiệm vụ kết nối nhân vật Scarlet Witch/Wanda Maximoff (Elizabeth Olsen) vào bộ phim Doctor Strange in the Multiverse of Madness cũng như cốt truyện Spider-Man: No Way Home .
Hình ảnh từ tập 9 mới được Disney tiết lộ.
Trả lời phỏng vấn Comicbook, đạo diễn Matt Shakman của WandaVision vẫn kín tiếng về nội dung tập 9. Anh nhắc lại một vài câu hỏi nhức nhối chưa lời đáp, cũng như kỳ vọng về tập cuối series ăn khách: "Tôi thực sự hy vọng khán giả sẽ thấy cái kết phim đủ thuyết phục. Bạn biết đấy, chúng tôi đã xác định rõ mình muốn hướng tới điều gì ngay từ khi bắt đầu, và mọi thứ được đưa vào bộ phim sau đó đều nhằm phục vụ kết cục này".
Vị đạo diễn tiếp tục: "Tôi hy vọng khán giả sẽ bất ngờ, nhưng đồng thời cảm thấy kết cục trên màn ảnh là tất yếu... Tôi ghét những câu chuyện bị lật ngược 180 độ vào phút cuối, khiến khán giả ngỡ ngàng: 'Mình đã xem cái quái gì suốt thời gian qua vậy?'
Bạn thấy đó, hung thủ trong tiểu thuyết của Agatha Christie luôn đột ngột xuất hiện vào phút cuối, từ ngóc ngách nào đó ít ai nhận ra. Kiểu kết thúc này dễ khiến bạn tự đặt câu hỏi tại sao mình phải bỏ thời gian đọc cả cuốn sách".
Cái kết của WandaVision sẽ giải quyết gọn ghẽ những vấn đề lớn đặt ra trong 8 tập phim trước nó. Tuy nhiên, kịch bản vẫn sẽ để lại một vài đấu mối sự kiện chờ đợi được làm sáng tỏ trên màn ảnh rộng.
Tập 8 của series đã hé lộ sự thật đằng sau bí ẩn lớn nhất Westview, cũng như danh tính của người hàng xóm hay chuyện Agnes.
"Tôi hy vọng khán giả cảm thấy cả series phim được dày công xây dựng là để dẫn dắt họ tới cái kết này. Tập phim tiếp tục mô tả cách người ta đương đầu với những đớn đau, mất mát và vượt qua nó. Chúng tôi cũng đưa lên màn ảnh một vài nhân vật mới, hoặc chí ít, khai thác những nhân vật cũ ở góc nhìn mới. Giờ ta có hai Vision trên bàn cờ, việc này nghĩa là gì? Đâu mới là Vision thật?", Shakman tiết lộ.
Tập cuối WandaVision được giới thiệu sẽ có thời lượng dài nhất mùa phim, với 50 phút nội dung. Nhưng Shakman chia sẻ anh không nắm chính xác con số này: "Tôi không thể nhớ thời lượng chính xác của nó". Trung bình, mỗi tập WandaVision dài từ 32-47 phút, đã bao gồm đoạn giới thiệu và cảnh mid-credit.
'WandaVision' và tương lai nữ siêu anh hùng trong MCU "WandaVision" cho thấy từ trước tới nay, tiềm năng của nhân vật Wanda Maximoff/Scarlet Witch (Elizabeth Olsen) và nhiều nữ siêu anh hùng vẫn chưa được đánh giá đúng. ScreenRant đưa tin dù mới lên sóng 3 tập, nội dung cuốn hút của WandaVision đã cho thấy bấy lâu nay, nhân vật Scarlet Witch của Elizabeth Olsen luôn bị đối xử thiếu công...