Các sàn thương mại điện tử nào đang thống trị Đông Nam Á?
Dù có hàng trăm người chơi trên thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á, chỉ có vài cái tên thực sự thành công.
Ảnh minh họa: Internet
Nền kinh tế Internet Đông Nam Á đã vượt mốc 100 tỷ USD và 38 tỷ USD được tạo ra từ các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Dự đoán, giá trị thị trường trực tuyến sẽ vượt 300 tỷ USD vào năm 2025.
Dù khu vực Đông Nam Á có hàng trăm người chơi TMĐT, không nhiều công ty thành công. Đến quý III/2019, Shopee dường như đang dẫn đầu khi là nền tảng được ghé thăm nhiều nhất trên di động, web cũng như là ứng dụng được tải về nhiều nhất với số lượng người dùng hoạt động lớn nhất.
Đây là thống kê của tập đoàn iPrice kết hợp với nhà cung cấp dữ liệu và phân tích ứng dụng App Annie và nhà cung cấp dịch vụ phân tích web SimilarWeb. Báo cáo bao gồm 6 quốc gia, nơi thị trường TMĐT đang phát triển nhanh chóng: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Theo iPrice, dữ liệu được thu thập từ mẫu người dùng khổng lồ, truy cập các nền tảng TMĐT qua smartphone và máy tính.
Nếu Shopee thống trị hai thị trường tăng trưởng nhanh nhất là Indonesia và Việt Nam, Lazada lại chiếm thế thượng phong tại 4 thị trường còn lại. Shopee cũng đua tranh gay gắt với Lazada về số lượt tải, lượt truy cập và người dùng hoạt động. Các đối thủ khác như Bukalapak, Wish, AliExpress và Sendo cách không quá xa.
Video đang HOT
Về lượng sử dụng trên di động, iPrice lưu ý Shopee và Lazada đứng đầu. Tuy nhiên, xét tới truy cập qua web, chúng lại không quá cạnh tranh. Ngoài ra, cả hai gã khổng lồ TMĐT Đông Nam Á đều đang bị Tokopedia đến từ Indonesia và Sendo đến từ Việt Nam bám đuổi về lượt truy cập web.
Trong khi đó, nền tảng TMĐT có trụ sở tại Mỹ, Wish, lại gây bất ngờ khi xuất hiện trong 5 ứng dụng được tải nhiều nhất. Đông Nam Á cũng bước vào kỷ nguyên của “shoppertainment” – mua sắm giải trí. Đây là chiến dịch tiếp thị được quan tâm thời gian gần đây.
Nó bao gồm các sự kiện livestream, game trong ứng dụng cũng như các nội dung thú vị khác được thiết kế với mục tiêu tăng tương tác trên nền tảng TMĐT. Những người chơi lớn như Shopee, Lazada đang tận dụng hữu hiệu phương pháp này và chắc chắn các đối thủ khác sẽ học theo.
Theo ITC News
Vì sao chưa có ông lớn nào thống trị về thương mại điện tử tại Đông Nam Á?
Chuyên gia cho biết, người Đông Nam Á không cân nhắc quá nhiều khi đưa ra quyết định mua hàng, 54% khách hàng mua hàng trực tuyến vì họ thấy thích.
Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia bùng nổ mua sắm trực tuyến
Nikkei Asia Review trích dẫn báo cáo của công ty tư vấn Bain and Co cho biết rằng, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam sẽ là những quốc gia có đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng chi tiêu trên nền tảng số tại Đông Nam Á trong 5 năm tới.
Theo báo cáo, chi tiêu trên nền tảng số tại khu vực sẽ đạt 120,9 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với mức 31,3 tỷ USD vào năm 2018.
Kết quả khảo sát từ 13.000 người tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, cho thấy, tầng lớp trung lưu mới nổi trong khu vực sẽ đóng góp 70% đến 80% mức tăng trưởng của tiêu dùng kỹ thuật số. Trong đó, Indonesia đang là nước có lượng người tiêu dùng lớn nhất. Số người chi tiêu trên nền tảng số tại quốc gia này đã tăng từ 64 triệu trong năm 2017 lên 102 triệu vào năm 2018.
ông Praneeth Yendamuri, đối tác quản lý của Bain, cho biết, việc số hóa nhanh chóng tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đã khiến các quốc gia này có thể trở thành những nước dẫn đầu về chi tiêu kỹ thuật số của khu vực: "Nếu bạn để ý tới Thái Lan và Việt Nam, họ đang tăng trưởng rất nhanh. Chúng tôi tin rằng, Thái Lan và Việt Nam cộng lại, sẽ đạt quy mô tương đương hoặc lớn hơn Indonesia vào năm 2025".
Trong giai đoạn 2017 - 2018, lượng khách hàng trên nền tảng số của Thái Lan đã tăng từ 21 triệu lên 34 triệu người. Trong khi đó, tại Việt Nam con số này đã tăng từ 38 lên 45 triệu người. Ước tính lượng khách hàng trong nền kinh tế số của Đông Nam Á sẽ đạt 310 triệu người vào năm 2025.
Indonesia, Thái Lan và Việt Nam sẽ là những quốc gia có đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng chi tiêu trên nền tảng số tại Đông Nam Á trong 5 năm tới.
Chưa có một ông lớn thống trị trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á
Nghiên cứu của Facebook-Bain chỉ ra, chi tiêu trung bình một người ở Đông Nam Á cho thương mại điện tử sẽ tăng lên 390 USD vào năm 2025, từ mức 125 USD vào năm 2018. Các sản phẩm được mua nhiều nhất gồm quần áo, sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm đẹp.
Ông Yendamuri, nhà nghiên cứu tại Bain cho biết rằng, người Đông Nam Á sẽ không cân nhắc quá nhiều khi đưa ra quyết định mua hàng. Có tới 54% khách hàng mua hàng trực tuyến vì họ thấy thích.
Nghiên cứu của Bain-Facebook cho thấy 67% người tham gia khảo sát không biết chính xác mình sẽ mua gì trước khi mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, trong tương lai, xu hướng này sẽ thay đổi, khách hàng sẽ lên kế hoạch mua sắm, khi họ thấy thoải mái và tin tưởng hơn với thương mại điện tử.
Mặc dù vậy,người tiêu dùng ở Đông Nam Á ít có tính trung thành khi họ thường mua sắm từ nhiều website khác nhau. Đây cũng là một trong những lý do vì sao chưa có một ông lớn thống trị trong mảng TMĐT ở khu vực này.
Kết quả khảo sát từ 6 quốc gia cho thấy, hơn 50% khách hàng nói rằng họ sẵn sàng mua từ nhiều thương hiệu khác nhau. 86% khách hàng nói sẽ so sánh giá sản phẩm trên các kênh trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline - từ các cửa hàng vật lý) trước khi mua hàng.
Đáng chú ý, hơn 40% người dùng cho biết họ đã mua từ một cửa hàng trực tuyến chưa từng biết đến trước đó trong một năm trở lại đây. Lý do hàng đầu cho quyết định mua hàng là các đánh giá tích cực từ người dùng, khuyến mại và sản phẩm thú vị.
Tăng trưởng tiêu dùng ở Đông Nam Á được kì vọng sẽ là "mỏ vàng" cho các ông lớn mạng xã hội trên phương diện doanh thu quảng cáo. Sandhya Devanathan, giám đốc Facebook Singapore, chia sẻ gã khổng lồ mạng xã hội hi vọng có thể củng cố mối quan hệ của mình với các nhà bán hàng trong tương lai.
Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
Shopee dẫn dầu, Sendo bứt tốc cuộc đua bán hàng trên di động Lượng truy cập website của Lazada giảm liên tục nhiều quý nhưng sàn này đón nhiều khách qua ứng dụng, chỉ sau Shopee và trên Tiki, Sendo. iPrice Insights và App Annie Intelligence vừa công bố xếp hạng các ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam quý II/2019, theo hai tiêu chí được đo theo công nghệ của App Annie gồm: tổng...