Các sàn chứng khoán cạnh tranh trong cuộc chiến IPO toàn cầu
Một xu hướng đang càn quét trên thị trường chứng khoán toàn cầu hiện nay chính là IPO quốc tế, mở ra “ cuộc chiến” cạnh tranh giữa sác sàn giao dịch trên toàn cầu.
Tính riêng trong 2 năm qua, con số các các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành IPO tại New York Stock Exchange đã tăng hơn gấp đôi, theo số liệu của Bloomberg.
Có hơn 150 công ty nước ngoài niêm yết mới trên các sàn tại New York, London, Hong Kong và Frankfurt trong năm 2014, thu hút số vốn trị giá 67 tỷ USD, theo số liệu của Bloomberg.
Con số này thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ so với chỉ 70 công ty tiến hành IPO, với giá trị khoảng 14 tỷ USD trong năm 2012. Sự gia tăng của số lượng các công ty niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường IPO toàn cầu, với mức tăng 38% trong 2 năm qua.
Việc Alibaba lập kỷ lục về giá trị IPO với 25 tỷ USD trên sàn NYSE năm ngoái hay ngay trong tháng này, thương hiệu Ferrari (Ý) thu về 10 tỷ USD trong ngày đầu niêm yết tại New York là những điểm nhấn nổi bật của làn sóng IPO quốc tế. Người chiến thắng trong xu hướng rầm rộ hiện tại đương nhiên là các sàn giao dịch chứng khoán, bởi việc các công ty nước ngoài tiến hành niêm yết trở thành chìa khóa chính cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu, vốn đang phải chống trọi với sự suy giảm trong doanh thu, cũng như ít dần đi các thương vụ giao dịch.
“IPO quốc tế đang tăng nhanh cả về mức độ quan trọng và sự nổi bật”, Tom Farley, Chủ tịch NYSE Group Inc cho biết.
Video đang HOT
IPO toàn cầu đang có bước tăng trưởng mạnh
Mặc dù những biến động gần đây trên thị trường tài chính đã làm giảm bớt hoạt động IPO, tuy nhiên các sàn giao dịch chứng khoán vẫn không ngừng tìm kiếm các công ty trên toàn cầu có nhu cầu, tiềm năng niêm yết mới. Bên cạnh lý do nâng cao số lượng hàng hóa trên sàn, các sàn giao dịch ráo riết thực hiện chiến lược tìm kiếm bởi mức phí niêm yết thường niên của các công ty đại chúng chiếm phần đáng kể trong thu nhập của các sàn.
Tại NYSE, doanh thu từ phí niêm yết tăng 12% trong quý II/2015, tốc độ tăng nhanh gấp 4 lần tăng trưởng các hoạt động kinh doanh và gấp đôi con số tăng trưởng nói chung của công ty mẹ ICE. Một bằng chứng nữa là tại Nasdaq Inc, nguồn thu từ phí niêm yết luôn bỏ xa so với cung cấp dịch vụ trên thị trường.
Khoảng từ 10% – 20% doanh thu của các sàn giao dịch chứng khoán chiếm phần lớn thị phần IPO quốc tế, bao gồm NYSE, Nasdaq, London Stock Exchange và Hong Kong Stock Exchange là từ phí niêm yết.
Trong số các công ty niêm yết mới tại thị trường nước ngoài, các công ty Trung Quốc chiếm số lượng rất lớn. Theo Bloomberg, phần lớn các công ty nước ngoài tiến hành IPO tại NYSE, Nasdaq đều đến từ đại lục.
Theo Ashley Serrao, chuyên gia phân tích tại Credit Suisse Group AG, cả NYSE và Nasdaq đều đã tăng mức phí hiện tại đối với các công ty tiến hành niêm yết trên sàn, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tại sao các sàn giao dịch chứng khoán lại tập trung mạnh vào xu hướng này đến vậy.
“Thị trường sôi động dẫn tới việc mức phí tăng lên. Đây là một lĩnh vực hấp dẫn khiến các sàn nhanh chóng muốn nhập cuộc”, Serrao cho biết.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vào TPP, nhu cầu nhà đất tại Việt Nam tăng, giá sẽ tăng?
Công ty CBRE Việt Nam vừa có phân tích về những tác động của Hiệp định TPP có thể có đối với thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo đó, CBRE nhận định, bất kể những tác động lâu dài của TPP, các bên liên quan của ngành bất động sản vẫn có một thái độ rất tích cực đối với TPP này.
Cụ thể, theo CBRE, TPP sẽ thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là từ các nước nhập khẩu chính các sản phẩm Việt Nam như Mỹ và Nhật Bản. Đầu tư của Mỹ ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Các công ty Mỹ sẽ tăng các hoạt động sản xuất tại Việt Nam và tái nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam nhờ vào việc miễn thuế của nước này trên các sản phẩm chính như may mặc.
Các công ty Mỹ có khả năng sẽ nhắm đến các khu đất công nghiệp tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam, nơi mà một số nhà máy dệt may hiện hữu đang tọa lạc Tương tự như trên, các nhà sản xuất từ các nước khác chắc chắn sẽ xem xét việc chuyển đổi từ các nước ngoài hiệp định TPP như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ sang Việt Nam để hưởng mức thuế cực thấp.
Điều này sẽ "gia tăng thêm nhu cầu cho đất công nghiệp, kho bãi và nhà máy, không nhất thiết từ các nước trong hiệp đinh TPP mà còn từ các nước không có trong hiệp định như Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, những nước vốn luôn muốn chạy trước hiệp đinh"- ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Điều hành CBRE nhấn mạnh dự báo.
Trong bối cảnh này, chủ đầu tư khu công nghiệp và các công ty xây dựng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất khi một số lượng lớn các công ty dệt may/thủy sản di dời đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc tăng giao dịch thương mại sẽ dẫn theo việc tăng nhu cầu cho các dịch vụ hậu cần. Sẽ có nhu cầu lớn hơn cho cơ sở hạ tầng, bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển và cảng hàng không để tạo thuận lợi cho ngành hậu cần.
Đối với thị trường văn phòng và nhà ở, CBRE tin rằng: Việc tăng cường đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển cho các công ty nước ngoài thành lập tại Việt Nam sẽ gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế. Do hạn chế nguồn cung văn phòng chất lượng cao tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chủ đầu tư văn phòng tương lai có thể nên xem xét lại kế hoạch phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển văn phòng. Tăng trưởng dự kiến của các công ty nước ngoài đến Việt Nam đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với căn hộ dịch vụ, căn hộ cho thuê và thậm chí căn hộ để bán sẽ tăng cao hơn.
Căn cứ theo Luật Nhà ở mới, trong đó cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam kể từ ngày 01/072015, nhiều khách hàng nước ngoài sẽ được khuyến khích sở hữu một căn hộ tại Việt Nam thay vì đi thuê, đặc biệt là khi giá bán nhà ở tại Việt Nam thấp hơn đáng kể so với giá nhà trong các nước khu vực lân cận.
Và, mặc dù có thể là quá sớm để kết luận về khả năng tăng giá đất, việc nhu cầu tăng đối với đất công nghiệp và nguồn cung hạn chế của đất tiêu chuẩn là hai yếu tố sẽ khiến giá đất thay đổi, đặc biệt là ở những khu vực được săn tìm nhiều nhất bởi các nhà sản xuất hàng may mặc như Bình Dương, Đồng Nai và Long An./.
Xuân Thân
Theo_VOV
Mỗi người dân Việt Nam đang gánh 1.016 USD nợ công Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 92,618 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 1.016 USD. Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 9h30 (giờ Việt Nam) hôm nay (11/10), nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 92,618 tỷ...