Các rạn san hô trên vùng biển Đại Tây Dương của Brazil bị tẩy trắng hàng loạt
Các rạn san hô ngoài khơi và ở các đảo trên vùng biển Đại Tây Dương của Brazil đang bị đ.e dọ.a nghiêm trọng do trình trạng trái đất nóng lên, đó là kết quả nghiên cứu của Viện Coral Vivo Brazil.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, nghiên cứu được các nhà khoa học Brazil thực hiện trong vòng một năm trên khu vực dọc bờ biển dài 2.600 km cho thấy nhiệt độ nước biển tăng trong năm 2024 do tình trạng biến đổi khí hậu, gây nên hiện tượng san hô bị chế.t và tẩy trắng hàng loạt.
Chuyên gia hải dương học Miguel Mies, thuộc Viện Coral Vivo, nhấn mạnh vào năm 2019, tại Brazil đã ghi nhận tình trạng tẩy trắng hàng loạt đầu tiên nhưng hiện tại, tình trạng này ngày càng trở nên tồi tệ, đặc biệt là ở vùng đông bắc nước Nam Mỹ. San hô lửa (Millepora alcicornis), một loài rất quan trọng ở Brazil, đã giảm 90% do bị tẩy trắng trong năm nay, mức tương đương so với năm 2019. Loài san hô buồm (Mussismilia hartti), loài đặc hữu của Brazil, đang có nguy cơ tuyệt chủng, đã chế.t rất nhiều trong năm nay và trong năm 2019.
Video đang HOT
Ông Miguel Mies bày tỏ hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Brazil mà xảy ra trên toàn thế giới. Tình trạng tẩy trắng rạn san hô toàn cầu đã lên tới mức kỷ lục trong năm 2024.
Các rạn san hô là nơi sinh sống của một phần tư các loài sinh vật biển, cung cấp nơi trú ẩn, thức ăn và nơi sinh sản cho hàng nghìn loài.
Nhà khoa học Miguel Mies cảnh báo cái chế.t của san hô có thể làm gia tăng nạn đói và bất bình đẳng vì nó có xu hướng gây ra tình trạng thiếu lương thực. Ông kêu gọi thiết thế giới tập trung giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu tình trạng Trái Đất nóng lên.
San hô cần phải ở gần nhau mới có thể sinh sản thành công
Một nhóm nhà nghiên cứu tại Autralia đã phát hiện rằng san hô cần phải cách nhau một khoảng cách rất gần để có thể sinh sản thành công.
Điều này khiến chúng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước tác động của biển đổi khí hậu.
Rạn san hô Great Barrier ở Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhóm nghiên cứu, do nhà khoa học Peter Mumby tại Đại học Queensland đứng đầu, đã theo dõi sự kiện sinh sản san hô trong 2 đêm vào tháng 3 năm nay. Họ phát hiện rằng san hô cần phải cách nhau trong phạm vi 10 mét, và tốt nhất là gần hơn, để quá trình thụ tinh diễn ra thành công.
Tỷ lệ thụ tinh thành công đạt 30% khi san hô cách nhau 0,5 mét, nhưng tỷ lệ này giảm xuống dưới 10% nếu san hô cách nhau 10 mét và gần như bằng không nếu ở khoảng cách 15-20 mét. Ông Mumby đã bày tỏ lo ngại rằng khoảng cách giữa các cá thể san hô sẽ quá xa, khiến chúng không thể sinh sản thành công, đặc biệt trong bối cảnh hiện tượng tẩy trắng đang làm giảm mật độ của san hô.
Trong khi đó, ông Christopher Doropoulos - đồng tác giả đến từ Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO), cơ quan khoa học quốc gia của Australia, cho rằng cần phải can thiệp trong tương lai để tăng mật độ san hô, từ đó giúp quá trình sinh sản diễn ra thành công.
Nghiên cứu này được tài trợ một phần bởi Chương trình Phục hồi và Thích ứng Rạn San hô (RRAP).
Theo ông Mumby, công trình nghiên cứu về rạn san hô Great Barrier thông qua chương trình RRAP trong 5 năm qua đang giúp xác định các mục tiêu về mật độ san hô để duy trì một quần thể khỏe mạnh.
Phát hiện mở đường để tìm kiếm tổ tiên loài khủng long Ngày 14/10, các nhà khoa học Brazil công bố phát hiện về một loài bò sát cổ đại mới, có thể giúp giải thích về sự phát triển của loài khủng long. Được đặt tên là Gondwanax paraisensis, loài bò sát bốn chân này có kích thước gần bằng một con chó nhỏ với chiếc đuôi dài. Ảnh: Reuters Các nhà khoa học...