Các quy tắc ăn kiêng dành cho người bị tiểu đường
Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường), việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn là quan trọng nhằm tránh các biến chứng.
Người ta thường nói rằng, thực phẩm của bạn có khả năng chữa bệnh, ăn đúng loại thực phẩm cũng có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường về lâu dài.
Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường và đã sẵn sàng thay đổi chế độ ăn uống, dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống đơn giản mà bạn có thể làm theo, theo Times of India .
1. Đừng quá mê cái gọi là thực phẩm dành cho người tiểu đường
Khi ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường thì trên thị trường tràn ngập các lựa chọn thực phẩm được dán nhãn thân thiện với bệnh nhân tiểu đường.
Nhưng hầu như không có bằng chứng nào cho thấy những thực phẩm này có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là ăn uống lành mạnh.
Trên thực tế, chúng có thể chứa nhiều calo như bất kỳ thực phẩm đóng gói nào khác, có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn .
2. Chọn thực phẩm toàn phần thay vì thực phẩm bổ sung
Không có bằng chứng cho thấy chất bổ sung khoáng chất và vitamin có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường.
Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ cẩn thận, đừng tự ý bổ sung.
Tốt nhất là bạn nên lấy các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm vì chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của bạn và làm cho bệnh tiểu đường trở nên phức tạp, theo Times of India.
3. Ăn nhiều trái cây và rau quả
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều trái cây và rau củ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ai cũng biết trái cây và rau quả rất tốt cho chúng ta. Trên thực tế, trái cây là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn nhẹ.
Chọn trái cây làm đồ ăn nhẹ để cung cấp cho bạn vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Trái cây nguyên chất tốt cho tất cả mọi người, ngay cả đối với bệnh nhân tiểu đường. Trái cây có lượng đường tự nhiên, không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về trường hợp bệnh tiểu đường của bạn, nên ăn những loại trái cây nào.
Chọn trái cây nguyên quả thay vì nước ép trái cây. Ăn nhiều phần nhỏ trong ngày sẽ tốt hơn là ăn một phần lớn mỗi ngày một lần. Cũng không nên ăn quá nhiều, cần lưu ý: sự điều độ là chìa khóa của sức khỏe.
4. Có chất béo lành mạnh
Cũng giống như bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, chất béo cũng quan trọng không kém để chúng ta khỏe mạnh.
Chất béo cung cấp cho chúng ta năng lượng nhưng các loại chất béo khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta theo những cách khác nhau.
Chọn thực phẩm có chất béo lành mạnh hơn như các loại hạt không ướp muối, quả bơ, cá nhiều dầu, dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu hướng dương.
Chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, bơ sữa trâu, mỡ heo, bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy…
5. Ăn ít muối
Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Và khi bạn đang mắc bệnh tiểu đường, bạn thậm chí còn có nhiều nguy cơ mắc tất cả các tình trạng này hơn.
Để cắt giảm lượng muối, hãy nói không với thực phẩm đóng gói sẵn vì chúng có quá nhiều muối.
Bạn có thể hoán đổi muối với các loại thảo mộc và gia vị khác nhau để có thêm hương vị đó.
Mê đồ ăn mặn, người Mỹ được khuyên giảm muối để giữ sức khỏe
6. Ăn ít thịt đã qua chế biến và thịt đỏ
Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt cừu và thịt bò có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và ung thư.
Hãy thay thịt đã chế biến bằng đậu, trứng, cá, thịt gia cầm và các loại hạt không ướp muối.
Những lựa chọn này cũng giàu chất xơ và không ảnh hưởng quá nhiều đến lượng đường huyết của bạn. Điều này làm cho chúng trở thành một sự hoán đổi tuyệt vời cho thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, theo Times of India.
Bạn cũng có thể ăn cá hồi và cá thu. Đây là những loại cá có dầu giàu omega-3, giúp bảo vệ trái tim của bạn.
Hãy cố gắng ăn hai phần cá có dầu mỗi tuần.
7. Chất xơ
Cố gắng có ít nhất 8 gram chất xơ mỗi bữa, đặc biệt là khi bạn cũng đang ăn thực phẩm giàu carbohydrate.
Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh và giúp bạn no lâu hơn.
Điều này càng trở nên quan trọng hơn vì bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Đảm bảo bao gồm các loại thực phẩm như đậu Hà Lan, đậu, yến mạch, lúa mạch, táo, lê, quả mọng, khoai lang, mầm cải Brussel, bông cải xanh, cà rốt và củ cải đường trong chế độ ăn hằng ngày của bạn.
8. Ăn thực phẩm toàn phần
Chọn ăn 100% bột mì và bánh mì nguyên cám. Dùng gạo lứt thay vì gạo trắng sẽ tốt hơn.
Bạn cũng có thể bao gồm các loại ngũ cốc như yến mạch và lúa mạch.
Những lựa chọn này sẽ giúp bạn no lâu hơn và không dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu ngay lập tức, theo Times of India.
Người bệnh tiểu đường nên ăn loại trái cây nào?
Kiểm soát cơn thèm đường trong khi đối phó với bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là đối với những người thích ăn ngọt.
Thêm quả mọng là một trong những cách tốt nhất để thêm sự đa dạng vào chế độ ăn uống thân thiện với bệnh tiểu đường của bạn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ăn trái cây là một trong những cách tốt nhất để giải quyết cảm giác thèm ăn trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bạn.
Ăn trái cây theo mùa và có sẵn tại địa phương có nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ giảm lượng đường và mức độ viêm nhiễm đến chống cao huyết áp, nhờ sự hiện diện dồi dào vitamin và khoáng chất của chúng.
Các loại trái cây được liệt kê dưới đây không chỉ thân thiện với bệnh nhân tiểu đường mà còn chứa nhiều chất xơ và hàm lượng nước có thể làm chậm lượng đường và tốc độ hấp thụ đường, theo Times of India.
1. Táo
Táo không chỉ bổ dưỡng và làm no mà theo một nghiên cứu, chúng có liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu tiêu thụ điều độ.
Hãy luôn nhớ câu nói cổ "Một quả táo mỗi ngày giúp bác sĩ tránh xa", điều này vẫn đúng cho đến nay.
2. Bơ
Bơ giàu chất xơ và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERTOCK
Bơ là một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh tuyệt vời và hơn 20 loại vitamin và khoáng chất.
Chúng cũng giàu chất xơ và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3. Đu đủ
Đu đủ rất giàu chất ô xy hóa tự nhiên nên nó trở thành một lựa chọn hoàn hảo cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nó làm giảm nguy cơ tổn thương tế bào trong tương lai, theo Times of India.
Trái cây có chứa chất chống ô xy hóa tự nhiên như flavonoid giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
4. Quả mọng
Thêm quả mọng là một trong những cách tốt nhất để thêm sự đa dạng vào chế độ ăn uống thân thiện với bệnh tiểu đường của bạn.
Bạn có thể chọn từ quả việt quất đen, quả việt quất hoặc dâu tây vì tất cả chúng đều chứa nhiều chất chống ô xy hóa, vitamin và chất xơ.
5. Khế
Loại trái cây chua ngọt này rất giàu chất xơ và vitamin C.
Nó cũng tác động tích cực đến quá trình chống viêm và có thể giúp sửa chữa tổn thương tế bào, và nó cũng có lượng đường trái cây tối thiểu.
6. Dưa (melon)
Các loại trái cây có khả năng hydrat hóa mạnh mẽ như dưa đỏ và dưa được khuyến khích cho những người mắc bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, theo Times of India.
Ăn uống điều độ để có nhiều lợi ích dinh dưỡng như chất xơ, kali, magiê, vitamin B và C.
7. Lê
Lê rất giàu chất dinh dưỡng và được biết là có tác dụng chống viêm và cải thiện tiêu hóa.
Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng tiêu thụ lê cùng với chế độ ăn uống lành mạnh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
8. Cam
Loại trái cây có múi này chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, và thành phần vitamin C của nó giúp cải thiện mức độ miễn dịch.
Chúng cũng là một nguồn cung cấp chất chống ô xy hóa như vitamin A, canxi, magiê, kali và chất xơ.
Thêm trái cây vào món salad của bạn để thưởng thức vị ngon của chúng với một chút quế, nó sẽ ngon hơn và giảm lượng đường đột ngột.
Thêm các loại hạt như óc chó và hạnh nhân để bổ sung cho bữa ăn nhẹ trái cây của bạn. Bạn cũng có thể thêm hạt lanh để cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể, theo Times of India.
10 con số bí mật để luôn vui khỏe mỗi ngày 10 con số mà bác sĩ Mosley (người Anh) đã thực hiện để sống vui sống khỏe mỗi ngày. Bác sĩ Michael Mosley, nhà báo, nhà sản xuất, người dẫn chương trình người Anh, tiết lộ bí quyết 10 con số để có sức khỏe hằng ngày. Cố gắng dành 10 phút mỗi ngày để thực hành thiền chánh niệm. Ảnh SHUTTERSTOCK 1...