Các quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô sẽ bị bãi bỏ từ tháng 10/2022
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 11/2022/TT-BKHCN về việc bãi bỏ 3 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng BKHCN ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Theo đó, Thông tư 11/2022/TT-BKHCN đã bãi bỏ toàn bộ 3 văn bản quy phạm pháp luật sau:
Thứ nhất, Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Thứ hai, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Từ 1/10, chính thức bỏ các quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô
Video đang HOT
Thứ ba, Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Như vậy, sau gần 20 năm, quy định liên quan tới tỷ lệ nội địa hóa và mức độ rời rạc của linh kiện ôtô nhập khẩu được Bộ này ban hành chính thức được bãi bỏ. Bởi các quy định nêu trên không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của công nghệ sản xuất ô tô. Trước đây nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020″ của Thủ tướng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu.
Liên quan đến nội dung này trước đó, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đã kiến nghị đến Thủ tướng và các bộ ngành liên quan cho rằng các văn bản xác định tỷ lệ nội địa hóa ô tô đang gây chồng chéo và không phù hợp, đề nghị bãi bỏ để tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước.
VAMI nhìn nhận, việc bỏ quy định cách tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước duy trì sản xuất trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ ASEAN với thuế suất 0% từ năm 2018.
Phía Bộ Công thương cũng cho rằng, quy định về cách tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô và mức rời rạc của linh kiện nhập khẩu có nhiều điểm bất cập, cần sửa đổi.
Trong bối cảnh hội nhập, các hãng ô tô sẽ chỉ định các nhà máy tại mỗi quốc gia thực hiện nội địa hóa linh kiện khác nhau dựa trên thế mạnh của các nước, nhằm đảm bảo tỷ lệ nội khối đạt tối thiểu theo mức yêu cầu để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% khi xuất khẩu trong nội khối, theo từng quy định trong các Hiệp định thương mại. Do đó, các quy định liên quan tới phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đã không còn phù hợp.
Đề xuất gia hạn hơn 20.000 tỷ đồng tiền thuế cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Bộ Tài chính vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, sau khi đã xây dựng dự thảo nghị định và lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan. Trong đó, số tháng được gia hạn trong kỳ nộp thuế lên đến 10 tháng, tổng số tiền thuế đề nghị gia hạn hơn 20.000 tỷ đồng.
Theo tờ trình, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ quy định gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9/2022 cho ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn nộp thuế của kỳ tính thuế trên được thực hiện đến ngày 20/11/2022.
Bộ Tài Chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
Trong đó, thời gian gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt như sau: kỳ nộp thuế tháng 6 sẽ được gia hạn 4 tháng; kỳ nộp thuế tháng 7 được gia hạn 3 tháng và kỳ nộp thuế tháng 8 được gia hạn 2 tháng, tháng 9 là 1 tháng. Tức là tổng cộng số tháng được gia hạn là 10 tháng cho 4 kỳ tính thuế từ tháng 6 đến tháng 9.
Theo Bộ Tài chính, do đây là giải pháp cấp bách nên cần ban hành ngay để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và được thực hiện trong năm 2022 nên Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 31/12/2022. Sau thời gian gia hạn theo nghị định này, việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành.
Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước
Đánh giá tác động việc áp dụng chính sách này đến thu ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính cho biết, bình quân số thuế tiêu thụ đặc biệt mà các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nộp cho ngân sách nhà nước dao động trong khoảng 2.450 - 2.800 tỷ đồng/tháng.
Trong trường hợp nhu cầu xe điện tăng lên khi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xe điện chạy pin, thay thế cho xe chạy xăng, thì dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 2.000 - 3.000 tỷ đồng, tức là bình quân mỗi tháng giảm 170 - 250 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến phát sinh được gia hạn trong 4 kỳ (từ kỳ tính thuế tháng 6 đến tháng 9/2022) là khoảng 9.300 - 11.400 tỷ đồng. Với thời gian gia hạn tương đương 10 tháng thì số tiền thuế được gia hạn bình quân trên 2.000 tỷ đồng/tháng, tương đương với tổng số tiền được gia hạn là trên 20.000 tỷ đồng.
Để thuận tiện cho việc thực hiện chính sách này, người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn gửi giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Các giấy tờ này sẽ được gửi một lần cho toàn bộ các kỳ được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt, nên không phát sinh thủ tục hành chính mới.
Khởi công Cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng tại Thanh Hóa Sáng 22/2/2022, tại Thanh Hóa, TF Group đã tổ chức Lễ khởi công Cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng, với tổng mức đầu tư 6.900 tỷ đồng. Phát biểu tại Lễ khởi công, ông Đào Duy Đáp - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giải trí nghe nhìn Toàn cầu (TF Group), đại diện...