Các quốc gia và tổ chức khẩn trương viện trợ lương thực cho Gaza
Nhiều quốc gia, cơ quan viện trợ và tổ chức từ thiện đang nỗ lực chuyển lương thực tới Gaza bằng đường bộ, đường hàng không và đường biển.
Cảnh đổ nát sau các cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 8/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng thông tấn AFP, cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas nổ ra từ ngày 7/10/2023 đã khiến hàng nghìn dân thường thiệt mạng, biến nhiều khu vực rộng lớn thành vùng đất đổ nát và làm dấy lên cảnh báo về nạn đói ở đây.
Trong bối cảnh đó, tàu viện trợ Open Arms của Tây Ban Nha đã bắt đầu hành trình đến Gaza từ CH Síp vào sáng sớm 13/3, kéo theo một sà lan chở 200 tấn lương thực. Đây là chuyến tàu viện trợ đầu tiên trong nỗ lực mở hành lang hàng hải đưa hàng viện trợ tới dải đất của người Palestine.
Trong khi đó, dòng xe tải viện trợ từ Ai Cập đến Gaza gần đây đã chậm lại. Nguyên nhân là do các biện pháp kiểm tra an ninh hàng hóa nghiêm ngặt của Israel, cũng như tình trạng bất ổn dân sự ở Gaza, nơi đám đông người dân đã đổ xô đến cướp bóc các lô hàng viện trợ.
Sáu quốc gia Arab và phương Tây đã thả thực phẩm bằng dù xuống Gaza. Maroc đã điều một máy bay chở hàng cứu trợ qua sân bay Ben Gurion của Israel.
Quân đội Israel cho biết Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) đang thử nghiệm tuyến đường bộ thay thế từ miền Nam Israel, gửi 6 xe tải viện trợ tới miền Bắc Gaza thông qua một cổng trong hàng rào an ninh.
WFP cho biết giới chức đã cung cấp đủ lương thực cho 25.000 người và yêu cầu chuyển hàng cứu trợ cho người dân ở phía Bắc Gaza đang bên bờ vực nạn đói vào mỗi ngày.
Open Arms, một tàu cứu hộ thuộc sở hữu của một tổ chức phi chính phủ Tây Ban Nha, khởi hành cùng viện trợ nhân đạo cho Gaza. Ảnh: Nguồn tin nước ngoài
Video đang HOT
Theo Cơ quan y tế Gaza, tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng sau hơn 5 tháng xung đột và bị phong toả đã khiến 27 người tử vong vì suy dinh dưỡng và mất nước, hầu hết là trẻ em.
Khi các cơ quan viện trợ cảnh báo việc vận chuyển bằng xe tải và thả dù không thể đáp ứng được nhu cầu cấp bách ở Gaza, các quốc gia châu Âu và Mỹ đã công bố kế hoạch gửi thêm hàng cứu trợ bằng đường biển.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch cho quân đội xây dựng một bến cảng trên bờ biển Gaza. Hôm 12/3, bốn tàu quân sự của Mỹ cũng đã rời căn cứ ở Virginia mang theo khoảng 100 binh sĩ và thiết bị hướng tới Gaza.
Phát biểu với truyền thông, Chuẩn tướng Lục quân Mỹ Brad Hinson cho biết cơ sở mới dự kiến đi vào hoạt động sau 60 ngày. Tổng cộng khoảng 500 binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Vận tải viễn chinh số 7 sẽ tham gia chiến dịch này. Ông nhấn mạnh: “Một khi chúng tôi có đầy đủ năng lực thực hiện sứ mệnh, chúng tôi sẽ có thể vận chuyển 2 triệu khẩu phần ăn hoặc 2 triệu chai nước lên bờ mỗi ngày”.
Giới chức Mỹ cho biết nỗ lực này không liên quan đến việc triển khai trên bộ ở Gaza, nhưng binh sĩ Mỹ sẽ đến gần Gaza khi họ xây dựng bến tàu, vốn phải được neo vào bờ.
Tàu viện trợ đầu tiên cho Gaza bắt đầu rời cảng Cyprus
Ngày 12/3, con tàu chở gần 200 tấn thực phẩm đã rời Cyprus tới Gaza trong dự án thí điểm mở tuyến đường biển mới để cung cấp viện trợ cho người Palestine đang bên bờ vực nạn đói, khi triển vọng ngừng bắn trong tháng Ramadan mờ dần.
Open Arms, một tàu cứu hộ thuộc sở hữu của một tổ chức phi chính phủ Tây Ban Nha, khởi hành cùng viện trợ nhân đạo cho Gaza. Ảnh: Nguồn tin nước ngoài
Theo trang The Guardian (Anh), đoạn video cho thấy con tàu Open Arms đang rời cảng Larnaca, phía nam hòn đảo Địa Trung Hải trong thời điểm không xác định vào sáng sớm ngày 12/3. Giới chức Chính phủ Cyprus cho biết thời gian khởi hành chính xác của tàu sẽ không được công bố vì lý do an ninh.
Con tàu này kéo theo một sà lan chở bột mì, gạo và nhiều loại lương thực khác, cũng như nước và thuốc men - những nguồn cung rất cần thiết cho dải ven biển đang bị bao vây.
Theo hãng tin Reuters, hành trình đến Gaza ước tính mất khoảng 15 giờ, nhưng việc kéo theo một sà lan hạng nặng có thể khiến chuyến đi dài hơn đáng kể, có thể lên tới 2 ngày.
Cyprus chỉ cách Gaza hơn 320 km về phía tây bắc.
Sứ mệnh này do Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất tài trợ thông qua Tổ chức từ thiện World Central Kitchen (WCK). Con tàu chở hàng viện trợ do Tổ chức từ thiện Proactiva Open Arms của Tây Ban Nha cung cấp.
Người sáng lập WCK José Andrés và Giám đốc điều hành Erin Gore cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là thiết lập tuyến đường cao tốc hàng hải gồm các con tàu và sà lan chở hàng triệu suất ăn liên tục tới Gaza".
Chuyến tàu này là chuyến viện trợ hàng hải đầu tiên tới Gaza. Ban đầu, tàu Open Arms dự kiến rời cảng Larnaca hôm 9/3, sau đó hoãn đến ngày 10/3 và 11/3. Việc trễ thời hạn được cho là vì "lý do kỹ thuật". Tối ngày 11/3, phương tiện truyền thông đưa tin nguyên nhân là do sự chậm trễ trong việc xây dựng cầu cảng cho tàu viện trợ.
Các tổ chức từ thiện dự định viện trợ trực tiếp cho Gaza, khu vực đã bị phong tỏa kể từ khi Israel bắt đầu cuộc tấn công của phong trào Hamas vào ngày 7/10 năm ngoái.
Do thiếu cơ sở hạ tầng cảng, WCK cho biết họ đang xây dựng một cầu cảng ở Gaza bằng vật liệu từ các tòa nhà bị phá hủy và đống đổ nát. WCK cho biết họ còn có thêm 500 tấn viện trợ được tích trữ ở Cyprus và cũng sẽ được gửi đi.
Đây là sáng kiến khác biệt so với ý tưởng mà Mỹ đưa ra vào tuần trước. Washington đang có kế hoạch xây dựng một cảng tàu tạm trong khu vực này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển viện trợ bằng đường biển.
Nếu tàu Open Arms thực hiện thành công sứ mệnh chở hàng viện trợ tới Gaza, đây có thể sẽ là tín hiệu đầu tiên về việc nới lỏng lệnh phong tỏa mà hải quân Israel áp đặt lên Gaza vào năm 2007, sau khi Hamas nắm quyền kiểm soát vùng đất Palestine.
Khi cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza ngày càng trở nên nghiêm trọng, các tổ chức quốc tế đang nỗ lực tìm kiếm các tuyến đường thay thế để cung cấp viện trợ cho người dân nơi đây.
Mỹ cho biết tàu quân sự General Frank S. Besson của nước này cũng đang trên đường cung cấp hàng cứu trợ nhân đạo cho Gaza bằng đường biển. Quân đội Mỹ cũng nói rằng họ đã thả hơn 27.600 suất ăn và 25.900 chai nước xuống phía bắc Gaza.
Liên hợp quốc ước tính 1/4 dân số ở khu vực xung đột có nguy cơ chết đói và các lô hàng viện trợ hầu như không đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của người dân. Trước đó, Liên hợp quốc cũng cáo buộc Israel đã chặn viện trợ cho Gaza.
Truyền thông Jordan cho biết đã có 7 đợt thả viện trợ hàng không nhân đạo hôm 11/3, với sự tham gia của Jordan, Mỹ, Ai Cập, Pháp và Bỉ. Truyền thông Israel đưa tin Morocco cũng dự kiến tham gia nỗ lực này.
Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas đã khiến phần lớn 2,3 triệu người dân ở Gaza phải di dời, nhiều người phải sống chật chội trong những căn lều tạm bợ với rất ít thực phẩm hoặc vật tư y tế cơ bản ở thành phố Rafah phía nam.
Truyền thông Palestine đưa tin 7 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong vụ nổ súng của Israel khi đám đông đang chờ xe cứu trợ tại Quảng trường Kuwait, ở thành phố Gaza vào sáng sớm hôm 12/3.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi đình chiến, thả con tin và dỡ bỏ rào cản đối với nỗ lực viện trợ cứu người. Ông cảnh báo cuộc tấn công tiềm tàng của Israel vào Rafah có thể đẩy người dân Gaza vào "vòng địa ngục thậm chí còn sâu hơn".
Theo thống kê của Israel, phong trào Hamas, lực lượng kiểm soát Gaza, đã khiến 1.200 người thiệt mạnchính quyền Gaza,g trong cuộc tấn công vào Israel hôm 7/10/2023, bắt giữ 253 con tin. Cuộc tấn công này đã gây ra một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử xung đột Israel - Palestine kéo dài hàng thập kỷ.
Còn theo chiến dịch quân sự trả đũa của Israel đã giết chết ít nhất 31.000 người Palestine và phá huỷ hàng loạt cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến của Israel chống lại Hamas vẫn bế tắc ở Cairo. Israel cho biết mọi lệnh ngừng bắn chỉ là tạm thời và mục tiêu của họ vẫn là tiêu diệt Hamas. Hamas cho biết họ sẽ chỉ trả tự do cho các con tin theo một phần của thỏa thuận chấm dứt chiến tranh.
Hôm 11/3, giới chức y tế Palestine nói rằng hy vọng về lệnh ngừng bắn trong tháng Ramadan đã "tan thành mây khói", sau khi Israel tiến hành không kích vào một ngôi nhà ở thành phố Gaza khiến 16 người thiệt mạng và một số người khác bị thương.
Tàu chở hàng viện trợ cho Gaza mắc kẹt ở Cyprus vì 'trở ngại kỹ thuật' Tàu viện trợ chở 200 tấn lương thực cho Dải Gaza vẫn đang ở cảng Cyprus vào tối ngày 10/3, bất chấp nỗ lực nhằm giảm bớt nạn đói sắp xảy ra khi các cuộc đàm phán ngừng bắn bị đình trệ. Tàu chở hàng viện trợ Open Arms. Ảnh: EPA Ông Konstantinos Letymbiotis, người phát ngôn của Chính phủ Cyprus, cho biết...