Các quốc gia chạy đua thử nghiệm vaccine phòng ngừa Covid-19
Nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy nhanh quá trình điều chế và thử nghiệm vaccine nhằm phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này.
Trong thông báo được đưa ra ngày 14/4, Cơ quan phối hợp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết, hai loại vaccine do Công ty nghiên cứu và phát triển dược phẩm Sinovac có trụ sở ở Bắc Kinh phối hợp với Viện Sản phẩm sinh học Vũ Hán thuộc Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) sản xuất. Những thử nghiệm lâm sàng 2 loại vaccine này đã được khởi động.
Hai loại vaccine này là lô vaccine bất hoạt đầu tiên ngừa Covid-19 của Trung Quốc được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng. Sử dụng các vi sinh vật gây bệnh đã chết để tạo miễn dịch, các vaccine bất hoạt này sở hữu lợi thế về quá trình sản xuất hoàn thiện, các tiêu chuẩn chất lượng có thể kiểm soát được và phạm vi bảo vệ rộng lớn. Chúng có thể được sử dụng cho chương trình tiêm chủng quy mô lớn và tính an toàn cũng như hiệu quả có thể được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Vương Quân Chí, chuyên gia thuộc Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết: “Hai loại vaccine Covid-19 mới được phê duyệt là một phương pháp kỹ thuật về vaccine bất hoạt. Quá trình chuẩn bị đòi hỏi phải vô hiệu hóa khả năng gây bệnh của virus thông qua các phương pháp hóa lý. Thông qua quá trình thử nghiệm, vaccine có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể để tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể”.
Video đang HOT
Trong những năm qua, Trung Quốc đã tạo lập được nền tảng vững chắc trong việc nghiên cứu các vaccine bất hoạt. Các vaccine bất hoạt đã được sử dụng rộng rãi ngừa các bệnh Viêm gan A, cúm, bệnh tay-chân-miệng và viêm đa cơ. Các nhà phát triển vaccine có khả năng sản xuất quy mô lớn.
Theo các nguồn tin từ Sinopharm, công ty này đã phân bổ 1 tỷ nhân dân tệ (khoảng 142 triệu USD) cho việc nghiên cứu và bào chế vaccine theo hai phương pháp công nghệ. Bên cạnh vaccine bất hoạt đã được phê duyệt, công ty cũng đang nghiên cứu một loại vaccine bất hoạt khác và vaccine kỹ thuật di truyền.
Trong khi đó, ngày 14/4, bà Jennifer Haller, người đầu tiên ở Mỹ được tiêm thử nghiệm một mũi vaccine ngừa Covid-19 tiềm năng đã trở lại phòng khám ở thành phố Seattle, bang Washington để tiêm mũi thử nghiệm thứ hai. Trước đó, bà Haller đã được tiêm mũi thử nghiệm đầu tiên của vaccine mRNA-1273 hôm 16/3. Vaccine mRNA-1273 là sản phẩm do Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) và công ty công nghệ sinh học Moderna hợp tác nghiên cứu và phát triển. Do áp dụng công nghệ mới, vaccine này không chứa virus nên những người này không thể bị nhiễm bệnh do tiêm.
Trước đó, ngày 8/4, công ty dược phẩm Inovio (Mỹ) đã bắt đầu tiêm thử nghiệm mũi thứ hai của vaccine INO-4800 cho các tình nguyện viên ở thành phố Kansas, bang Missouri. 40 tình nguyện viên hoàn toàn khỏe mạnh tham gia giai đoạn 1 của quá trình thử nghiệm vaccine INO-4800. Họ được tiêm hai mũi để xác nhận vaccine này an toàn và có thể được thử nghiệm trên quy mô lớn hơn. Nhóm nghiên cứu dự đoán sẽ mất hơn một năm thử nghiệm để xác nhận loại vaccine này đủ điều kiện sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.
Trong khi đó, các nhà khoa học Nga cũng thông báo đã bắt đầu thử nghiệm các mẫu vaccine đầu tiên phòng chống virus SARS-CoV-2 và dự kiến sẽ công bố một loại vaccine hiệu quả nhất vào tháng Sáu tới.
Tiến trình bào chế và thử nghiệm vaccine là một phần của các nỗ lực quốc tế nhằm loại bỏ căn bệnh Covid-19. Ngày 15/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra mắt Quỹ Đoàn kết, nơi tập hợp các chương trình thử nghiệm lâm sàng quốc tế, giúp tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Cho tới nay đã có hơn 90 công ty và các tổ chức nghiên cứu trên thế giới tham gia vào quỹ này./.
Vũ Anh Tuấn
Nóng: WHO công bố 70 loại vaccine tiềm năng chống Covid-19 phát triển chưa từng thấy
Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện tại có ít nhất 70 loại vaccine tiềm năng chống virus corona đang được chiết xuất trên thế giới và 3 vaccine trong số này đang qua thử nghiệm lâm sàng.
Vaccine tiềm năng chống virus
Tương ứng với tài liệu của WHO, loại vaccine đang gần hoàn thiện là sản phẩm của công ty CanSino Biologics Inc. tại Hồng Kông và Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh. Vaccine này đã được phê duyệt để thử nghiệm trên người và đang trải qua giai đoạn thứ hai của quy trình thử nghiệm lâm sàng.
Tiếp đến là vaccine của hai công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Mỹ - Moderna Inc. và Inovio Pharmaceuticals Inc. Trong đó, cả hai công ty trước đây chưa bao giờ chế xuất các sản phẩm như vậy, đã bỏ qua giai đoạn bắt buộc thử nghiệm trên động vật như trong các trường hợp khác, thường kéo dài trong nhiều năm, và ngay lập tức chuyển sang thử nghiệm trên người.
Trong công việc phát triển vaccine có hàng loạt tổ chức tham gia, từ các đại gia dược phẩm và công ty công nghệ sinh học nhỏ bé cho đến các trung tâm học thuật hàn lâm và các nhóm phi kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở chỗ nhanh chóng tạo ra vaccine. Tính đến tốc độ lan truyền mau lẹ của dịch bệnh, sau khi mẫu vaccine được chấp thuận sẽ cần nhanh chóng triển khai sản xuất ở quy mô công nghiệp lớn. Mà điều đó chỉ có thể đối với những đại gia dược phẩm có năng lực sản xuất khổng lồ. Các vaccine tiền lâm sàng hiện đã có sẵn ở các nhà sản xuất nổi tiếng như Pfizer Inc., Johnson & Johnson và Sanofi.
WHO thừa nhận nhịp độ chưa từng thấy về phát triển vaccine chống Covid-19
Thông thường, để đưa vaccine mới ra thị trường phải mất 10-15 năm nhưng bây giờ các công ty có kế hoạch rút ngắn thời gian này xuống còn 1 -1,5 năm. Điều đó gắn với thực tế là không tìm thấy phương pháp chữa trị và thuốc men nào hiệu quả để chống chủng virus corona mới hiện đã cướp đi sinh mạng của 110 nghìn người trên khắp thế giới và số ca mắc bệnh dù lên tới hai triệu người nhưng vẫn tăng mỗi ngày.
Các chuyên gia lo ngại rằng tình trạng lược bỏ nhiều giai đoạn cần thiết trong chu trình thử nghiệm vaccine tiềm năng sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro khi sử dụng sau này. Một trong những rủi ro như vậy là phát sinh hiệu ứng của cái gọi là "miễn dịch tăng cường", khi vaccine không dẫn đến xuất hiện khả năng miễn dịch, mà lại làm suy yếu phản ứng của cơ thể người trước virus.
Các nhà khoa học tìm ra điểm yếu dễ tiêu diệt của virus corona Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy màng bảo vệ của virus corona mỏng hơn nhiều so với các loại virus như HIV. Đây là điều thuận lợi giúp các nhà miễn dịch học dễ dàng hơn trong việc tạo ra vaccine, vì hóa ra virus SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19 dễ bị tổn...