Các phương pháp phòng ngừa hội chứng Tech Neck
Theo trang Healthline, hội chứng Tech Neck là hậu quả của việc sai tư thế khi nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử. Sai tư thế nghĩa là khi cằm, vai hướng ra phía trước, cổ gập xuống trong một khoảng thời gian dài.
SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng thường thấy của hội chứng Tech Neck là đau, căng cứng cổ và lưng trên, đau co thắt cơ bắp, đau vai cục bộ, đau đầu. Trong một số trường hợp, ta có thể cảm thấy đau nhức, bỏng rát, châm chích, nhói, thậm chí tê và ngứa ran bàn tay.
Cùng với sự bùng phát của Covid-19, hình thức làm việc tại nhà trở nên phổ biến, tình trạng thất nghiệp hoặc “không có gì làm” gia tăng khiến cho tần suất sử dụng các loại thiết bị điện tử ngày càng dày đặc, tạo thành thói quen xấu dẫn đến hội chứng Tech Neck nói trên.
Trang Healthline đã gợi ý cách phòng ngừa và khắc phục hội chứng Tech Neck như sau:
1. Điều chỉnh tư thế ngồi và sắp xếp khu vực làm việc hợp lý
Cần lưu ý luôn ngồi thẳng lưng, đặt thiết bị điện tử ở vị trí vừa tầm tay, ngang tầm mắt, tránh đưa cằm và vai về phía trước quá nhiều. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng thiết bị điện tử ở bàn trà thấp, trên giường, hay trên ghế sofa, chúng ta nên có một không gian làm việc tạo đủ điều kiện để có tư thế ngồi chuẩn nhất, đồng thời để gia tăng hiệu quả làm việc, học tập khi cần thiết.
2. Không ngồi một chỗ quá lâu
Nghỉ giải lao sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng sử dụng thiết bị điện tử. Việc này không chỉ ngăn chúng ta ngồi quá lâu ở một tư thế, mà còn giúp mắt được thư giãn và điều tiết tốt hơn. Trong khoảng thời gian nghỉ giải lao, hãy thực hiện những động tác vươn vai, giãn cơ, đi lại xung quanh, để tránh các khớp, cơ bắp bị đơ cứng, đau nhức.
3. Áp dụng các bài tập giãn cơ và yoga
Một vài động tác giãn cơ (ảnh) và yoga có thể giúp phòng ngừa Tech Neck. Chẳng hạn, hai tay vòng lại sau lưng, lưng để thẳng, chậm rãi ngửa đầu ra sau, sau đó cúi mặt về trước, rồi lần lượt nghiêng đầu sang hai bên trái phải; đứng gập người, hai tay nắm lại đặt sau ót, mặt đối mặt với đầu gối, chậm rãi đưa người lần lượt sang hai bên…
Video đang HOT
Trong trường hợp đau nhiều và không giảm, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
7 thói quen xấu làm hại đôi mắt của bạn mỗi ngày
Một số thói quen do cuộc sống hiện đại mang lại có thể gây hại cho mắt nhưng ít ai để ý.
Lướt điện thoại trong một thời gian dài, không nghỉ giải lao khi làm việc trên máy tính, thường xuyên dụi mắt... là những thói quen có thể gây hại cho mắt - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là 7 cách có thể hủy hoại đôi mắt của bạn mỗi ngày, theo Best Life.
1. Lướt điện thoại trong một thời gian dài
Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Scientific Reports đã phát hiện việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh do điện thoại, thiết bị điện tử phát ra thực sự thúc đẩy sự phát triển của các phân tử độc hại trong mắt - có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng - dẫn đến mất thị lực, theo Best Life.
2. Không nghỉ giải lao khi làm việc trên máy tính
Không nghỉ giải lao khi làm việc trên máy tính còn gây ra hội chứng thị giác máy tính, theo Lone Star Vision.
Đây là một nhóm các vấn đề liên quan đến mắt và thị lực do sử dụng máy tính, máy tính bảng, máy đọc sách điện tử và điện thoại di động trong thời gian dài, theo American Opmetric Association.
Các triệu chứng phổ biến nhất là mỏi mắt, đau đầu, mờ mắt, khô mắt, đau cổ và vai.
Nguyên nhân có thể do ánh sáng kém, chói trên màn hình kỹ thuật số, khoảng cách xem không phù hợp, tư thế ngồi sai, vấn đề về thị lực không được điều chỉnh.
Sử dụng các thiết bị màn hình càng nhiều, triệu chứng càng nặng, thậm chí làm giảm thị lực liên tục không hồi phục.
Cần kiểm soát ánh sáng và độ chói trên màn hình thiết bị, vị trí màn hình và khoảng cách, tư thế làm việc thích hợp.
Để giúp giảm mỏi mắt, thực hiện quy tắc 20-20-20: Cứ sau 20 phút, cho mắt nghỉ 20 giây để nhìn ra khoảng cách 20 feet (6 mét).
Đứng dậy làm vài động tác căng duỗi sau mỗi giờ.
3. Sử dụng máy lạnh quá nhiều
Dùng máy điều hòa không khí quá nhiều làm giảm độ ẩm tương đối trong phòng, góp phần gây ra bệnh khô mắt, về lâu dài có thể dẫn đến suy giảm thị lực do gây tổn thương bề mặt trước của mắt, theo Best Life.
4. Thường xuyên dụi mắt
Theo một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Nhãn khoa Quốc tế, dụi mắt quá mạnh hoặc quá thường xuyên có thể thực sự làm hỏng mắt bằng cách gây ra keratoconus.
Tình trạng này xảy ra khi giác mạc bị mỏng đi, làm chúng yếu đi và khiến chúng trở nên hình nón, dẫn đến thị lực méo mó.
Hãy cố gắng tránh dụi mắt.
5. Xem trực tuyến quá nhiều
Theo các chuyên gia của tổ chức về thị lực - Lone Star Vision, xem trực tuyến đòi hỏi phải nhìn chằm chằm liên tục vào màn hình và ánh sáng phát ra từ chính màn hình đều gây hại mắt, theo Best Life.
Điều này có thể gây khô, ngứa mắt, chảy nước mắt và thậm chí là mờ mắt.
6. Không đeo kính râm khi ra ngoài
Không đeo kính râm có thể khiến mắt dễ bị tổn thương bởi tia UV từ ánh nắng mặt trời.
Và, theo một nghiên cứu của Viện Mắt Quốc gia từ năm 2014, việc phơi nhiễm quá mức có thể gây đục thủy tinh thể.
Tốt nhất nên sử dụng kính râm có khả năng ngăn chặn 99 hoặc 100% tia UVA và UVB.
7. Ăn uống kém lành mạnh
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến và nhiều chất béo cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
Đôi mắt cần các chất dinh dưỡng như a xít béo omega-3, lutein, kẽm, và vitamin C và E để ngăn ngừa đục thủy tinh thể hoặc thoái hóa điểm vàng.
Chế độ ăn uống nên bao gồm các loại rau lá xanh như rau bó xôi, xà lách và cải thìa, cá béo như cá hồi, cá ngừ, trứng, các loại hạt và đậu, chanh, cam và hàu và thịt heo.
Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, theo Best Life.
Thói quen nghe điện thoại này có thể khiến bạn mắc loại bệnh nhiều người mắc mà không biết Giữ điện thoại ở cổ và vai có thể là nguyên nhân của bệnh lý khiến bạn đau vùng má hoặc thái dương, lan xuống cổ, khó há miệng... nhiều người mắc mà không hề biết. Theo ThS Nguyễn Mạnh Thành, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) là loại bệnh rất thường gặp, theo...