Các phương pháp điều trị ung thư khác nhau như thế nào?
Nhắc đến điều trị ung thư, chúng ta thường nghĩ tới phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện có ít nhất 7 phương pháp đang được sử dụng phổ biến để chữa căn bệnh này.
Phẫu thuật là phương pháp thường thấy, trong các phác đồ điều trị của bệnh nhân ung thư thể rắn. Bên cạnh việc cắt bỏ khối u, bác sĩ phẫu thuật cũng thường sẽ cắt bỏ một số hạch bạch huyết ở khu vực lân cận, để giảm thiểu khả năng phát tán của tế bào ung thư đi khắp cơ thể.
Mục tiêu của phương pháp này là tiêu diệt các tế bào ung thư, bằng cách sử dụng thuốc chuyên nhắm vào các tế bào có tốc độ nhân đôi nhanh hiện diện trong cơ thể. Phương pháp hóa trị sẽ khiến khối u ung thư teo lại. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tấn công cả những tế bào nhân nhanh khỏe mạnh, điển hình như tế bào tủy xương, tế bào nang lông, từ đó gây tác dụng phụ không mong muốn.
Video đang HOT
Dùng tia phóng xạ liều cao để tiêu diệt các tế bào ung thư bên trong cơ thể. Phương pháp này có thể được sử dụng để khiến khối u teo nhỏ, trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoặc dùng làm giảm các triệu chứng bệnh liên quan đến ung thư.
Sử dụng các loại thuốc có khả năng thay đổi cách hoạt động của một số loại hormone nhất định, hoặc ức chế khả năng sản sinh các loại hormone này của cơ thể. Đối với các dạng ung thư mà hoạt động hormone đóng vai trò chủ chốt như: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, liệu pháp hormone là cách điều trị được sử dụng phổ biến.
Sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch, đồng thời kích thích “lực lượng phòng vệ” này tấn công các tế bào ung thư. Chất ức chế chốt kiểm soát miễn dịch và chuyển tế bào nuôi là 2 liệu pháp miễn dịch đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Đây là phương pháp điều trị thường được áp dụng với những bệnh ung thư liên quan đến máu, ví dụ như: bệnh bạch cầu, đa u tủy. Cụ thể, sau khi điều trị bằng hóa, xạ trị, các tế bào tạo máu của bệnh nhân thường bị tổn thương nghiêm trọng do tác dụng phụ. Do đó, các bác sĩ sẽ phải cấy ghép tế bào gốc tạo máu vào cơ thể bệnh nhân, để bù đắp lại số đã bị phá hủy trước đó. Các tế bào gốc sẽ được truyền vào mạch máu thông qua tĩnh mạch. Qua thời gian, tế bào gốc cấy ghép sẽ dần ổn định trong tủy xương của bệnh nhân và bắt đầu thực hiện chức năng sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh.
Liệu pháp này chỉ nhằm vào tế bào ung thư, mà cụ thể là tấn công và ngăn chặn các gen hay protein chuyên biệt (được gọi là các phân tử đích), tìm thấy trong tế bào ung thư hoặc có liên quan đến sự phát triển của khối u, từ đó ngăn chúng phát triển, phân chia và lan rộng. Bên cạnh đó, liệu pháp trúng đích còn có thể tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thuốc phân tử nhỏ và kháng thể đơn dòng là 2 liệu pháp trúng đích phổ biến hiện nay, cụ thể:
- Thuốc phân tử nhỏ: loại thuốc thường được dùng trong điều trị ung thư máu
- Kháng thể đơn dòng: Có khả năng ức chế các mạch máu nuôi khối u.
Tăng hiệu quả điều trị ung thư giai đoạn muộn bằng liệu pháp "kép"
Sử dụng liệu pháp miễn dịch để điều trị bệnh nhân ung thư, ngay sau khi họ vừa hoàn thành hóa trị liệu sẽ làm chậm đáng kể tốc độ phát triển của khối u, ngay cả khi đã bước sang giai đoạn di căn.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học đến từ Mount Sinai (Mỹ), công bố trên tạp chí khoa học "Journal of Clinical Oncology", một phương pháp kết hợp giữa hóa trị liệu và liệu pháp miễn dịch sẽ giúp làm giảm sự tiến triển của khối u, ở các bệnh nhân ung thư bàng quang đã chuyển sang giai đoạn di căn.
Thử nghiệm này được tiến hành trên 108 bệnh nhân mắc ung thư bàng quang vừa hoàn tất liệu trình hóa trị. Theo đó, nhóm tác giả sẽ phân 108 bệnh nhân thành 2 nhóm nhỏ:
- Nhóm 1: Tiếp tục điều trị với một loại thuốc miễn dịch mang tên pembrolizumab.
- Nhóm 2: Không được điều trị bằng thuốc miễn dịch.
Tiếp đó, nhóm tác giả sẽ theo dõi diễn tiến của bệnh trên cả 2 nhóm và tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu. Từ các kết quả thu thập được, các nhà khoa học kết luận rằng, thời gian trì hoãn sự phát triển của ung thư ở nhóm 1 được kéo dài thêm 60% so với nhóm 2.
"Thử nghiệm lâm sàng này kết hợp cùng một nghiên cứu gần đây của chúng tôi đã cho thấy rằng, phương pháp kết hợp hóa trị và liệu pháp miễn dịch có hiệu quả cao trong điều trị ung thư bàng quang đã di căn. Phương pháp này sẽ sớm được hoàn thiện và đưa vào áp dụng đại trà, để điều trị các bệnh nhân ung thư đã ở giai đoạn muộn này" - Thạc sĩ Matthew Galsky, đại diện nhóm tác giả, cho biết.
Minh Nhật
Bản đồ tế bào tuyến ức mở ra phương pháp điều trị ung thư hoàn toàn mới Mới đây, các nhà khoa học đã lần đầu tiên công bố bản đồ tế bào tuyến ức hoàn chỉnh của con người, từ đó mở ra cánh cửa về một liệu pháp miễn dịch chữa ung thư hoàn toàn mới. Bản đồ này là kết quả nghiên cứu của TS Jongeun Park đến từ Viện Wellcome Sanger (Vương quốc Anh) và cộng...