Các phương pháp điều trị bướu cổ
Bướu cổ thường không gây đau, nhưng khiến người bệnh khó chịu, khó nuốt. Việc điều trị bướu cổ sớm, đúng cách có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ biến chứng sau này.
Mục tiêu của việc điều trị bướu cổ là phục hồi chức năng tuyến giáp bình thường, giảm kích thước tuyến giáp, làm giảm các triệu chứng và giải quyết nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng bệnh.
Điều trị bướu cổ phụ thuộc vào kích thước bướu cổ, các dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bướu cổ nhỏ, chức năng tuyến giáp khỏe mạnh, có thể chỉ cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên.
Tuy nhiên, nếu người bệnh có mức hormone tuyến giáp bất thường hoặc bướu cổ lớn, các lựa chọn điều trị có thể bao gồm thuốc, i-ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật.
Bướu cổ là bệnh lý chỉ sự phì đại bất thường của tuyến giáp.
1. Điều trị bướu cổ như thế nào?
1.1. Các thuốc tăng sản xuất hormone
- Tác dụng: Các trường hợp tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) được điều trị bằng cách thay thế hormone tuyến giáp như levothyroxine (levoxyl, thyquidity…), liothyronine (cytomel)…
Các hormone tuyến giáp này có thể làm giảm sự kích thích phát triển của mô tuyến giáp, nhờ đó giảm kích thước của bướu cổ.
- Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc trị suy giáp là nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, kích động, mất ngủ, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, tiêu chảy, giảm cân, giảm mật độ xương…
Lưu ý:
Cần uống thuốc hàng ngày cùng vào một thời điểm.
Nên uống trước bữa ăn sáng 30-1 giờ.
Tránh uống thuốc trị suy giáp cùng với các chất bổ sung canxi, sắt, vitamin tổng hợp, thuốc kháng axit hydroxit nhôm… nên uống cách nhau 4 giờ.
1.2. Thuốc giảm sản xuất hormone
Video đang HOT
- Tác dụng: Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) có thể được điều trị bằng thuốc làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone, từ đó làm giảm kích thước của bướu cổ. Có hai loại thuốc thường được kê đơn để kiểm soát cường giáp là methimizole và propthiouracil (PTU).
- Tác dụng phụ: Có thể gặp các tác dụng phụ như ngứa, phát ban, sốt, rụng tóc, buồn nôn, nôn, tức ngực, đau đầu, đau nhức xương khớp…
1.3. Thuốc ngăn chặn hoạt động của hormone tuyến giáp
- Tác dụng: Có thể sử dụng thuốc chẹn beta để kiểm soát các triệu chứng của bệnh cường giáp. Những loại thuốc này có thể phá vỡ lượng hormone tuyến giáp dư thừa và làm giảm các triệu chứng. Các thuốc bao gồm atenolol (tenormin), metoprolol (lopressor)…
- Tác dụng phụ khi dùng thuốc chẹn beta: Chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tăng độ nhạy cảm với môi trường…
Lưu ý: Thận trọng khi dùng thuốc chẹn beta cho người cao tuổi bị cường giáp. Cần báo cho bác sĩ nếu bị huyết áp thấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn… Không uống nước ép bưởu khi dùng thuốc. Ngoài ra cần bảo vệ da khi đi ngoài trời nắng để tránh cháy nắng, phát ban, dị ứng…
1.4. Điều trị bằng i-ốt phóng xạ
- Tác dụng: I-ốt phóng xạ là phương pháp điều trị tuyến giáp hoạt động quá mức. Phương pháp điều trị đường uống này làm giảm hoặc loại bỏ sản xuất hormone và có thể làm giảm kích thước của bướu cổ.
- Tác dụng phụ: Đau và sưng cổ, buồn nôn và nôn, đau và sưng các tuyến nước bọt, khô miệng, thay đổi vị giác…
Lưu ý:
- Tránh tiếp xúc với trẻ em và phụ nữ mang thai trong một vài ngày hoặc vài tuần.
- Nên tránh mang thai trong vòng 6 tháng sau khi dùng i-ốt phóng xạ.
- Không dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân cường giáp có vấn đề về mắt.
Ngoài ra, có thể dùng thuốc kiểm soát cơn đau nếu tình trạng viêm tuyến giáp gây đau đơn cho người bệnh. Thường dùng các thuốc aspirin, naproxen natri (aleve), ibuprofen, paracetamol.
Người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm sau này.
1.5. Phẫu thuật
- Tác dụng: Có thể cần phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp để điều trị bướu cổ nếu gặp các triệu chứng: Khó thở hoặc khó nuốt, các nốt tuyến giáp gây ra bệnh cường giáp, ung thư tuyến giáp. Sau phẫu thuật, tùy thuộc vào lượng tuyến giáp bị cắt bỏ mà bác sĩ sẽ chỉ định có cần phải dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp hay không.
Lưu ý: Có thể gặp một số biến chứng sau phẫu thuật như chảy máu vùng cổ gây khó thở sau mổ, khàn giọng, thay đổi giọng nói tạm thời/vĩnh viễn, hạ canxi máu (tê tay, chân…), suy giáp vĩnh viễn, nhiễm trùng vết mổ, tụ dịch vết mổ…
2. Lưu ý khi điều trị bướu cổ
Để điều trị bướu cổ an toàn, hiệu quả, cần tuân thủ:
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ: Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc.
- Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử trí, tránh biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra có thể phòng tránh bướu cổ bằng cách:
- Ăn uống cân bằng bao gồm các thực phẩm giàu iốt như hải sản, các sản phẩm từ sữa và muối i-ốt.
- Tránh hấp thụ quá nhiều i-ốt: Mặc dù iốt là chất thiết yếu, nhưng hấp thụ quá nhiều cũng có thể góp phần hình thành bướu cổ. Do đó, không nên bổ sung quá nhiều i- ốt. Chỉ dùng khi có chỉ đinh jcuar bác sĩ đối với các chất bổ sung hoặc thuốc có chứa i-ốt.
- Điều trị các bệnh lý tuyến giáp tiềm ẩn: Nếu mắc chứng rối loạn tuyến giáp tự miễn (viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc bệnh Graves), cần tuân thủ phác đồ điều trị và thăm khám thường xuyên để đảm bảo tuyến giáp hoạt động bình thường.
Những cách tự nhiên để ngăn ngừa bệnh tuyến giáp
Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng.... là một trong những cách tự nhiên để ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp.
Tuyến giáp là tuyến nhỏ nằm ở đáy cổ, chịu trách nhiệm tiết ra hai loại hormone - thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Chúng cùng nhau tạo thành hormone tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp là bệnh nội tiết cực kỳ phổ biến trên toàn cầu. Với một số thực hành chế độ ăn uống và lối sống, các bệnh về tuyến giáp có thể hạn chế được.
Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng.... là một trong những cách tự nhiên để ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp. Ảnh: Unsplash.
Tiến sĩ Ashutosh Goyal, Chuyên gia tư vấn Nội tiết cấp cao, Paras Health Gurugram Ấn Độ đã chia sẻ một số cách tự nhiên để giữ cho tuyến giáp khỏe mạnh.
Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng
Theo tiến sĩ Ashutosh Goyal điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn ăn đa dạng các loại thực phẩm nguyên chất. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Các nguồn protein nạc như cá, thịt gia cầm và các loại đậu cung cấp nền tảng cho việc sản xuất hormone. Axit béo omega-3 có trong các loại cá béo như cá hồi và cá ngừ có thể làm giảm viêm và hỗ trợ chức năng tuyến giáp.
Duy trì mức selenium tốt
Selenium là một khoáng chất quan trọng để sản xuất hormone tuyến giáp. Chất này có nhiều trong các loại hạt Brazil và hạt hướng dương, hải sản, trứng và ngũ cốc nguyên hạt. Vì vậy, bạn nên bổ sung các thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa bệnh về tuyến giáp.
Vận động thường xuyên
Tập thể dục là một công cụ hữu hiệu cho sức khỏe tổng thể và chức năng tuyến giáp cũng không ngoại lệ. Cố gắng tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần, chẳng hạn như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hoặc khiêu vũ.
Tập thể dục còn giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, có thể có lợi cho những người mắc cả bệnh cường giáp và suy giáp.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng mãn tính có thể ảnh hưởng đến hormone của bạn, bao gồm cả chức năng tuyến giáp. Bạn cần quản lý stress là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện chức năng hormon tuyến giáp.
Điều quan trọng là ưu tiên quản lý căng thẳng bằng các bài tập như yoga, thực hành chánh niệm, thiền hoặc các bài tập thở sâu.
Giấc ngủ chất lượng
Có được giấc ngủ chất lượng tốt là điều cần thiết cho việc điều hòa và giải phóng hormone tuyến giáp. Những hormone này đóng một vai trò quan trọng trong các chức năng cơ thể khác nhau, bao gồm trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển.
Để duy trì chức năng tuyến giáp tối ưu, điều quan trọng là đảm bảo bạn ngủ đủ 6-8 tiếng không gián đoạn, chất lượng giấc ngủ đạt cao mỗi đêm.
Đảm bảo mức vitamin D
Vitamin D là một khoáng chất quan trọng đối với tuyến giáp, nên bạn cần đảm bảo cơ thể có đủ nó. Có thể tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá hồi, cá trích, lòng đỏ trứng và nấm để bổ sung.
Ngoài ra, chúng ta nên tránh uống cà phê và rượu quá nhiều. Tiêu thụ cà phê và rượu thường xuyên có thể làm tăng triệu chứng liên quan đến cường giáp.
Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp Với bệnh nhân suy giáp, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng. 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với...