Các ‘phiên bản’ đòi bỏ giải
Vụ hăm dọa đòi bỏ giải của bầu Đệ mới đây được giới bóng đá nghi ngờ là ông bầu này bị “dân bóng đá thứ thiệt” giật dây, xúi bậy.
Mục đích là để gây sức ép để VFF và VPF phải có trách nhiệm hỗ trợ các CLB đang khó khăn trong việc nuôi quân chờ đá lại.
Lâu nay bóng đá Việt Nam không lạ với chuyện nhiều CLB đòi bỏ giải và họ đã làm thật nhân có một sự cố nào đó.
Những “phiên bản” bỏ giải trước đây có rất nhiều nguyên nhân nhưng đa phần từ ý đồ làm bóng đá không nghiêm túc. Nói đúng hơn là những ông bầu đấy làm bóng đá là phụ, còn mục tiêu chính là nhắm vào dự án, vào đất vàng từ những ưu đãi của địa phương.
Cũng có ông bầu khi đầu tư cho bóng đá thì hứa hẹn với địa phương rất dữ nhưng khi mục đích “khai thác” bất thành thì lập tức đẩy công văn xin bỏ đội và kèm theo các vế “nếu”, “thì”… gây sức ép ngược với địa phương.
Trước đây cũng có những ông chủ đầu tư cho bóng đá và song song đó là xin đất để phục vụ cho bóng đá và dự án nghe rất êm tai như xây chung cư cho tầng lớp thu nhập thấp kết hợp cao ốc văn phòng cho thuê cùng nhiều cơ chế khác.
Bầu Thụy (trái) từng bỏ đội Sài Gòn Xuân Thành, còn bầu Đệ thì mới làm đơn bỏ giải đã bị CĐV lên án và lãnh đạo tỉnh bắt hủy lá đơn bỏ giải. Ảnh: CTV
Video đang HOT
Bóng đá Việt Nam khi lên chuyên nghiệp từng mất nhiều đội bóng mà khởi điểm rất đình đám nhưng khi kết thúc lại rất chóng vánh và gây ngỡ ngàng. Như Thép miền Nam – CSG hay Thép Pomina – Đông Á, Sài Gòn Xuân Thành, Vissai Ninh Bình, Kiên Long Bank – Kiên Giang…
Nhưng với kế hoạch bỏ giải lần này của Thanh Hóa, hay nói đúng hơn là của bầu Đệ thì lại rất lạ. Thanh Hóa đang đứng vị trí thứ tám sau 11 lượt trận. Một đội bóng có lượng cổ động viên lớn và là niềm tự hào của xứ Thanh. Đó cũng là đội đang có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục từ vị trí chót bảng lên nhóm đi tranh vô địch, lại cũng không phải là đội bóng nghèo, thế thì tại sao lại đòi bỏ giải?
Chẳng phải là vì ông bầu có nhiều quyền lực vốn không phải là dân bóng đá nhưng dễ bị những đồng nghiệp lọc lõi trong bóng đá xúi dại và nhân danh đội bóng của cả tỉnh đi làm chuyện “rung cây”?
Khi đơn bỏ giải vừa ban hành thì hàng ngàn fan Thanh Hóa tức giận nêu quan điểm “Đội bóng Thanh Hóa là của dân Thanh Hóa chứ đâu phải của cá nhân bầu Đệ mà ông bầu này đòi bỏ giải!”. Từ đó, chính lãnh đạo Thanh Hóa đã lệnh cho bầu Đệ phải rút đơn và duy trì việc Thanh Hóa tiếp tục thi đấu.
Bóng đá là một cuộc chơi mà không chỉ có đá trên sân cỏ. Thậm chí, có khi còn là cuộc chơi của các ông bầu nhưng mỗi bầu “ôm” đội một kiểu. Có bầu chi tất cho đội vì trúng nhiều dự án của địa phương nhưng cũng có người mang danh bầu lo cho đội bóng bằng tiền của địa phương và tiền của doanh nghiệp có trách nhiệm “đóng góp” cho đội bóng.
Giờ thì bóng ngừng lăn nhưng chắc chắn nhiều ông bầu, nhiều lãnh đạo đội bóng đang ủ mưu với nhiều phép tính để đội bóng ít bị thiệt hại nhất và nhất là để có phần bánh từ 1,5 triệu USD mà FIFA hứa cho bóng đá Việt Nam.
CLB Thanh Hóa và chuyện dọa bỏ giải
Cầu thủ ngôi sao làm mình làm mẩy với đội bóng vốn không lạ, nhưng chuyện các ông bầu "đỏng đảnh" dùng chiêu dọa bỏ giải có lẽ chỉ có xuất hiện ở sân chơi V-League...
Sân chơi V.League lên tuổi 20 - một cột mốc đánh dấu rất nhiều thắng trầm của bóng đá Việt Nam. Và không thể phủ nhận rằng, các ông bầu đầu tư rầm rộ vào bóng đá giúp cho sân chơi này thêm hấp dẫn và phát triển. Nhưng việc các ông bầu nắm quyền sinh, quyền sát trong tay cũng mang đến những mặt trái, đó là họ có thể ra quyết định giải thể đội bóng bất cứ lúc nào. Không ít ông bầu dùng chiêu dọa bỏ giải nhằm gây áp lực tới ban tổ chức giải khi gặp vấn đề bức xúc.
CLB Thanh Hóa là một ví dụ điển hình và trong cả hai lần nắm quyền, bầu Đệ đều gây ra tai tiếng. Bầu Đệ là Chủ tịch CLB Thanh Hóa trong giai đoạn đầu tiên từ năm 2011 - 2015. Trong thời gian này, Thanh Hóa giành tấm HC đồng đầu tiên trong lịch sử tham dự V.League.
Bầu Đệ hơn một lần dọa bỏ giải khi giữ chức Chủ tịch CLB Thanh Hóa.
Nhưng ông chủ của Tập đoàn Hợp Lực cũng gây ra những chuyện ầm ĩ với nhiều lần dọa bỏ giải. Còn nhớ trong Hội nghị Tổng kết mùa giải 2012, bầu Đệ tranh đã dọa bỏ giải sau khi có cuộc phản biện gay gắt, thậm chí cãi nhau tay đôi với bầu Đức, khi ấy còn giữ chức Phó Chủ tịch HĐQG VPF.
Đỉnh điểm là mùa giải 2013, bầu Đệ liên tục gây sức ép lên ban tổ chức. Đầu tiên, bầu Đệ dọa bỏ giải sau khi Thanh Hóa bị cho là xử ép bởi trọng tài Công Khanh trên sân Lạch Tray ở lượt đi. Đến vòng 17, bầu Đệ tiếp tục dung chiêu này để phản đối tổ trọng tài sau khi công nhận "bàn thắng ma" trên sân Thanh Hóa.
Bầu Đệ còn dọa sẽ xin tự thua nếu như ban tổ chức giải bố trí các trọng tài trong "danh sách đen" của mình bắt trận có Thanh Hóa những vòng đấu sau đó.
Bầu Đệ rời CLB Thanh Hóa năm 2015 và đội bóng được tiếp quản bởi Tập đoàn FLC. Dưới tay Chủ tịch Nguyễn Văn Quyết, Thanh Hóa có được hai chiếc HC bạc các năm 2017 và 2018. Nhưng ồn ào mới lại xuất hiện.
Bầu Quyết cũng từng dọa bỏ giải khi nằm quyền ở CLB Thanh Hóa.
Mùa 2017, tiền đạo Omar bị Ban Kỷ luật VFF phạt 30 triệu và treo giò 8 trận. Phản ứng với quyết định được cho là nặng của Ban Kỷ luật, bầu Quyết đã đăng đàn bày tỏ quan điểm riêng và tuyên bố: "Nếu Ban Kỷ luật vẫn giữ nguyên cách xử lý như vậy thì tôi cảm thấy không thể còn duy trì được niềm tin để tiếp tục đồng hành với bóng đá Việt Nam...". Sau đó, bầu Quyết cũng bỏ hẳn bóng đá Thanh Hóa.
Đến mùa 2020 này, bầu Đệ trở lại nắm quyền Chủ tịch CLB Thanh Hóa và một lần nữa ông bầu đầy tai tiếng này lại dùng chiêu dọa bỏ giải. Bầu Đệ giải thích, CLB Thanh Hóa đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về tài chính trong khi V.League 2020 chưa biết khi nào mới được tổ chức trở lại.
"Chi tiêu tại các CLB là miệng ăn núi lở với bao nhiêu con người. Để CLB thấp thỏm, suất ăn không giảm được, lương không giảm được thì không được. Phải có quyết sách để giải cứu CLB, giải cứu cầu thủ", bầu Đệ nói với truyền thông.
Nhưng sau đó, bầu Đệ phải rút lại công văn của CLB Thanh Hóa gửi VPF, VFF. Nguyên nhân là bầu Đệ và lãnh đạo đội bóng xứ Thanh tự quyết định điều này theo kiểu "vượt cấp".
Chuyện ông bầu dọa bỏ V.League có tiền lệ và không phải ông bầu nào cũng dọa chơi. Còn nhớ bầu Long, bầu Tuấn ở Hòa Phát, sau nhiều lần bị trọng tài xử ép đã tuyên bố không muốn làm bóng đá và sau đó Hòa Phát bỏ thật khiến VFF lao đao. Cũng vì bầu Tuấn, bầu Long bỏ cuộc trở thành tiền đề để công ty VPF ra đời, điều hành các giải chuyên nghiệp Việt Nam thay cho VFF.
Sau đó, những ông bầu gốc Ninh Bình như bầu Trường của Vinakansai Ninh Bình hay bầu Thuỵ của Xi Măng Xuân Thành Sài Gòn cùng thường xuyên doạ bỏ giải khi không đồng tình với một quyết định nào đó của VFF.
Quy chế bóng đá chuyên nghiệp đã có, đến lúc VFF, VPF cần có chế tài xử lý những ông bầu có sở thích dọa bỏ giải để gây áp lực. Bóng đá là một cuộc chơi và trong cuộc chơi đó, bất cứ đội bóng nào tham gia cũng phải tuân thủ luật lệ cũng như các quy định.
V-League rối, lỗi tại anh và tại ả V-League 2020 gặp rối vì dịch Covid-19 lẫn những pha "quậy tung", đòi huỷ giải từ nhiều đội bóng khiến nhiều người ngán ngẩm. 1. Phải khẳng định rằng hơn 20 năm kể từ khi giải đấu cao nhất Việt Nam lên chuyên nghiệp, chưa khi nào mà V-League vất vả như năm nay với hàng loạt vấn đề tồn tại lẫn phát...