Các “ông lớn” Nhà nước nợ khó đòi hàng chục nghìn tỷ
Theo báo cáo của Chính phủ, nợ phải thu khó đòi của các “ông lớn” Nhà nước lên tới hàng chục nghìn tỷ, tập trung tại một số cái tên như: Viettel, VNPT, Vinacomin, EVN…
Chính phủ vừa trình Quốc hội Báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2018.
Theo báo cáo, nhìn chung hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đều đạt mục tiêu tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số DNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư; một số dự án của DNNN còn thua lỗ, thất thoát vốn lớn.
Công tác cổ phần hóa DNNN còn chậm, do đó ảnh hưởng đến đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp cũng như hạn chế kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán…
Nợ khó đòi ở Mobifone ở mức hơn 600 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, tổng tài sản của các DNNN là 2.937.871 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2017. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 39% tổng tài sản.
Video đang HOT
Vốn chủ sở hữu của các DNNN là 1.368.867 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2017. Khối các TĐ, TCT, Công ty mẹ – con là 1.218.898 tỷ đồng, tăng 4%, chiếm 89% tổng vốn sở hữu.
Tổng doanh thu của các DNNN đạt 1.559.097 tỷ đồng, tăng 9% so với thực hiện năm 2017. Lãi phát sinh trước thuế đạt 165.752 tỷ đồng, tăng 3% so với năm trước.
Về các khoản phải thu, báo cáo hợp nhất của các TĐ,TCT cho biết có tổng các khoản phải thu là 324.358 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2017. Đáng chú ý, nợ phải thu khó đòi là 12.277 tỷ đồng tăng 2% so với thực hiện năm 2017, chiếm 2% tổng số nợ phải thu.
Nợ phải thu khó đòi tập trung ở các “ông lớn” là TĐ Viễn thông quân đội (1.413 tỷ đồng); TCT Viễn thông Mobifone (605 tỷ đồng); TĐ Bưu chính viễn thông Việt Nam (493 tỷ đồng); TĐ Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (385 tỷ đồng); TCT Thương mại Sài Gòn (362 tỷ đồng); TCT Cà phê Việt Nam (361 tỷ đồng); TĐ Điện lực Việt Nam (355 tỷ đồng); TĐ Hóa chất Việt Nam (298 tỷ đồng); TCT 15 (284 tỷ đồng); TCT Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (244 tỷ đồng); TCT Công nghiệp Xi măng Việt Nam (208 tỷ đồng)…
Nợ khó đòi của tập đoàn Viettel ở mức hơn 1.400 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ.
Báo cáo của Công ty mẹ, tổng các khoản phải thu là 388.965 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2017. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 16.543 tỷ đồng, tăng 2,29 lần so với thực hiện năm 2017, chiếm 1% tổng số nợ phải thu. Cụ thể:
Công ty mẹ – TĐ Hóa chất Việt Nam (10.082 tỷ đồng), đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định là 861 tỷ đồng;
Công ty mẹ – TĐ Viễn thông quân đội (1.063 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT Viễn thông Mobifone (603 tỷ đồng) chủ yếu là nợ cước viễn thông của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông trả sau;
Công ty mẹ – TCT Thương mại Sài Gòn (321 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT Cà phê VN (288 tỷ đồng); Công ty mẹ – TĐ Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (259 tỷ đồng); Công ty mẹ – Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (240 tỷ đồng)…
Cũng theo báo cáo, các TĐ,TCT hiện đã thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo số liệu báo cáo hợp nhất là 12.993 tỷ đồng (Công ty mẹ: 8.239 tỷ đồng).
Theo Thoidai.com.vn
Quý 3/2019 lỗ thêm 7 tỷ đồng, DDM chìm đắm trong thua lỗ 30 quý liên tiếp
Trong khi kiểm toán nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động, DDM cho biết dòng tiền được tạo ra vẫn đang dương và tiếp tục hỗ trợ các hoạt động của công ty.
Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô (UpCOM: DDM) đã công bố BCTC quý 3/2019 với khoản lỗ hơn 7 tỷ đồng.
Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt hơn 51 tỷ đồng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước trong khi giá vốn hàng bán giảm nhiều nên lãi gộp đạt hơn 4 tỷ đồng tăng 54% so với cùng kỳ 2018.
Nhờ có hơn 2 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính và cắt giảm được đáng kể chi phí của hoạt động này nên doanh nghiệp chỉ còn lỗ ròng hơn 7 tỷ đồng giảm đáng kể so với khoản lỗ hơn 19 tỷ đồng của quý 3/2018 - Như vậy đây cũng đã là quý thứ 30 liên tiếp kể từ quý 1/2012 doanh nghiệp vận tải biển này không thể kinh doanh có lãi.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, DDM đạt 154,8 tỷ đồng doanh thu thuần giảm nhẹ so với cùng kỳ và lỗ ròng ở mức hơn 29 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 55 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/09/2019, DDM lỗ lũy kế tới 864 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm nặng 725 tỷ đồng. Tổng tài sản giảm từ 686 tỷ đồng của đầu kỳ xuống còn 670,6 tỷ đồng. Nợ phải trả lên tới 1.396 tỷ đồng vượt quá tổng tài sản gần 2 lần trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn lần lượt chiếm gần 30 tỷ đồng và 611 tỷ đồng. Hiện Nhà nước đang nắm 49% vốn DDM.
Trước đó tại BCTC bán niên 2019, liên quan đến số lỗ lũy kế lớn và nợ phải trả vượt quá tổng tài sản khiến kiểm toán đã đưa ra ý kiến nghi ngờ khả năng tiếp tục hoạt động của công ty. Tuy nhiên công ty cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây nên thua lỗ của công ty là thị trường vận tải biển sụt giảm rất mạnh làm doanh thu ngành này sụt giảm mạnh và lãi vay dài hạn, khấu hao phát sinh lớn. Tuy nhiên, dòng tiền được công ty tạo ra vẫn dương và tiếp tục hỗ trợ các hoạt động của công ty.
Trong năm 2019, DDM cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm phương thức khai thác tàu để tiết giảm chi phí, đồng thời tìm kiếm khách hàng/nguồn hàng tốt trên thị trường để kinh doanh các tàu... Công ty vẫn tiếp tục đặt kế hoạch giảm lỗ tối đa và phấn đấu cân bằng. DDM đã lỗ suốt cả giai đoạn 2012 - 2018 và với mức lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm 2019 là 29 tỷ đồng thì triển vọng có lãi cao trong quý 4/2019 là khó khả thi.
Minh Phương
Theo Tài chính Plus/HNX
Ngày đón KEB Hana Bank của BIDV thêm gần Mới đây, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt: BIDV - Mã CK: BID). Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) Chủ trương phát hành cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đã được Đại hội đồng cổ đông...