Các “ông lớn” đổ bộ thị trường miền Trung, giá bất động sản khu vực này diễn biến ra sao?
Theo nhận định của giới chuyên gia bất động sản, không chỉ các chủ đầu tư chuẩn bị đón “sóng”, nhiều nhà đầu tư khắp cả nước cũng đang hướng trở lại khu vực miền Trung.
Bước sang năm 2022, thị trường các địa phương miền Trung đón nhận nhiều tín hiệu tích cực khi hàng loạt công trình giao thông trọng điểm được triển khai và hoàn thiện.
Loạt “ông lớn” đổ bộ
Cụ thể, tại Đà Nẵng, HĐND đã thông qua Nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư một số dự án, công trình trọng điểm đáng chú ý như Dự án đường ven biển nối cảng Liên Chiểu; Dự án cầu Quảng Đà bắc qua sông Yên và đường dẫn nối tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng.
Bên canh đó, Đà Nẵng cũng bắt tay với Quảng Nam triển khai dự án khơi thông lòng sông Cổ Cò và đưa vào sử dụng hệ thống giao thông kết nối các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng ven biển và phố cổ Hội An,…
Tại khu vực này, chứng kiến một loạt các doanh nghiệp đổ bộ như Phát Đạt phát triển dòng bất động sản thương hiệu tại khu đất có diện tích 2.734,9m2 tiếp giáp với 3 mặt tiền đường chính là Trần Phú, Bạch Đằng và Lê Hồng Phong; Novaland với dự án The Sunrise Bay; Danh Khôi với dự án The Royal – Boutique & Condo Da Nang (The Royal), Công ty Gotec Land với dự án Asiana Đà Nẵng; Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á với dự án Golden Square,…
Tại Khánh Hoà, hồi giữa tháng 3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành có văn bản gửi Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị mới tại huyện Cam Lâm, với mục tiêu phát triển thành đô thị sân bay, hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế.
Ngay sau đó, Tập đoàn Vingroup đã báo cáo ý tưởng đầu tư lên Thủ tướng Chính phủ, đề xuất 3 dự án với tổng diện tích hơn 16.800ha tại huyện Cam Lâm, gồm dự án Khu đô thị sân bay cao cấp, dự án đô thị sinh thái và dự án tổ hợp dịch vụ, thương mại, vui chơi – giải trí.
Bên cạnh đó, Tập đoàn FPT cũng đề xuất 3 dự án tại Khánh Hòa với tổng diện tích 850ha. Cụ thể, dự án Khu đô thị Công nghệ – Giáo dục FPT tại xã tại xã Phước Đồng và xã Vĩnh Thái, TP Nha Trang dự kiến 150ha; Trung tâm đào tạo chuyển đổi số và đô thị dịch vụ khu vực Tuần lễ – Hòn Ngang thuộc Khu kinh tế Vân Phong rộng 350ha; dự án thứ 3 đề xuất tại khu vực Hồ Na – Mũi Đôi rộng 350ha thuộc Khu kinh tế Vân Phong bao gồm sân golf 18 lỗ, khu nghỉ dưỡng cho chuyên gia cao cấp, khu đô thị cao cấp, khu giải trí, khu sinh hoạt cộng đồng, bến du thuyền kèm tiện siêu cao cấp, trung tâm thể thao dưới nước cấp quốc tế…
Video đang HOT
Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản đồng ý cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Crystal Bay nghiên cứu, khảo sát, đề nghị quy hoạch và đề xuất đầu tư siêu dự án tại huyện Cam Lâm và huyện Khánh Sơn. Dự án mà doanh nghiệp này đề xuất có quy mô khoảng 3.173ha, địa điểm tại xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn) và xã Cam Phước Tây, Cam An Bắc (huyện Cam Lâm).
Tại Thừa Thiên – Huế, đầu tháng 3, Tập đoàn Hòa Phát bày tỏ mong muốn các sở ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ tìm kiếm vị trí phù hợp để Tập đoàn đầu tư khu đô thị hiện đại, có quy mô, trở thành một khu đô thị “đáng sống” tại Huế.
Theo nhận định của DKRA, từ cuối năm 2021 – đầu năm 2022, một số tín hiệu báo động sự khởi đầu cho một thời kỳ mới đã xuất hiện trên thị trường bất động sản Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam sau khoảng thời gian yên ắng do tác động của dịch Covid-19. Không chỉ các chủ đầu tư chuẩn bị đón “sóng”, nhiều nhà đầu tư khắp cả nước cũng đang hướng trở lại khu vực miền Trung.
Thông tin quy hoạch đẩy giá bất động sản khu vực
Ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, dòng tiền đang có sự dịch chuyển về khu vực miền Trung. Trước kia giai đoạn 2020-2021, dòng tiền dịch chuyển từ miền Nam ra miền Bắc và lân cận khu vực Hà Nội.
Cụ thể, theo báo cáo thị trường bất động sản trong quý 1 của Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm nổi trội nhất là khu vực miền Trung, tăng vọt lên 14% trong khi khu vực miền Bắc, miền Nam giảm lần lượt 11% và 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Và sự quan tâm này tập trung ở Bình Thuận tăng 44%, Khánh Hòa tăng 48%, Đắk Lắk tăng 58%, Quảng Nam tăng 14%, Thanh Hoá tăng 6%.
Mặt bằng giá rao bán đất nền tại một số tỉnh miền Trung cũng ghi nhận tăng mạnh so với năm ngoái, trong đó, Thanh Hóa tăng 35%, Khánh Hòa tăng 26% và Bình Thuận tăng 13%.
Theo ông Quốc Anh cho biết, các tỉnh thành thu hút sự quan tâm lớn đều có điểm trung là các thông tin quy hoạch được đưa ra nhiều trong thời gian vừa qua. Điều này khiến mặt bằng giá rao bán ghi nhận tăng mạnh trong quý đầu năm.
Cụ thể, Thanh Hóa có mức độ quan tâm đất nền tăng 6% so với quý I/2021 nhưng giá rao bán tăng tới 35% so với trung bình năm 2021. Một trong những yếu tố tác động đến mặt bằng giá là thông tin quy hoạch các dự án lớn của các Tập đoàn như Sun Group, Vingroup,…
Khánh Hòa ghi nhận mức độ quan tâm tăng đột biến 48% và giá rao bán tăng 26% so với cùng kỳ do có thông tin quy hoạch tại huyện Cam Lâm cùng với thông tin các dự án lớn được đề xuất. Điều chỉnh quy hoạch Nha Trang đến năm 2040 cũng là một thông tin góp phần đẩy sự quan tâm và mặt bằng giá tăng mạnh.
Bình Thuận cũng là khu vực có mức độ quan tâm lớn với mức tăng 44%, giá rao bán tăng 13%. Trong đó, các khu vực được chú ý nhiều nhất là Phan Thiết và Mũi Né bởi có nhiều dự án nghỉ dưỡng được triển khai. Nhiều thông tin liên quan đến hạ tầng như sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết cũng tác động tích cực đến thị trường này.
Vị chuyên gia này cho biết thêm, dòng tiền lớn tìm đến bất động sản miền Trung chủ yếu là của các nhà đầu tư phía Bắc, có cả sự có mặt của các nhà đầu tư phía Nam nhưng ít hơn.
Đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư mới, ông Quốc Anh cho hay, điều quan trọng khi đầu tư là nhà đầu tư cần hiểu mua vì lý do gì? Vì sao mua bất động sản tại khu vực đấy. Nhà đầu tư cần phải cân nhắc rõ nếu không có lý do mua thì không mua. Sau khi biết lý do cần cân nhắc nền giá như thế nào?
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần quan tâm theo dõi các báo cáo thị trường định kỳ của các bên uy tín để có nhận định rõ ràng và chuẩn xác về thị trường bất động sản nhìn được mức độ biến động của mặt bằng giá để đưa ra quyết định chuẩn xác nhất trước khi xuống tiền.
Nhiều phân khúc bất động sản đồng loạt tăng giá
Mặc dù trải qua 2 năm dịch bệnh COVID-19 phức tạp và vẫn đang có dấu hiệu giă tăng, làm kéo lùi nền kinh tế, nhưng giá bất động sản (BĐS) nhiều phân khúc trên thị trường cuối năm 2021 vẫn tiếp tục tăng, cho thấy BĐS vẫn là kênh đầu tư an toàn, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Đồng loạt tăng
Theo Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Công ty Đầu tư và dịch vụ BĐS bất động sản thương mại Mỹ tại Việt Nam, thị trường bất động sản nhà ở bán cuối năm 2021 chứng kiến thực trạng nguồn cung giảm do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội, nguồn cung mới chỉ ghi nhận sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp, căn hộ bình dân dần biến mất khỏi thị trường... Nguồn cung hạn chế khiến tỷ lệ hấp thụ của thị trường đạt mức cao, nhất là tại TP Hồ Chí Minh.
Còn tại Hà Nội, tỷ lệ bán trung bình của các dự án mới ra mắt cuối năm 2021 đang tiếp tục đà tăng kéo dài đến quý I/2022, giá dự kiến tiếp tục tăng do chi phí đất tăng, chi phí xây dựng leo thang, nhiều sản phẩm mới ở phân khúc cao, lượng cầu ổn định và nguồn cung tạm thời còn hạn chế. Giá bán căn hộ sơ cấp tại Hà Nội tăng 16%, giá bán căn hộ sơ cấp TP Hồ Chí Minh tăng 17%.
Giá bất động sản 2021 đồng loạt tăng ở nhiều phân khúc.
Cụ thể, qua tìm hiểu thị trường nhà phố, biệt thự tại Hà Nội, nguồn cung mới của cuối năm 2021 chỉ đạt 440 căn, với cơ cấu biệt thự 1%, liền kề 58% và nhà phố thương mại 41%. Nguồn cung mới phân khúc này tại TP Hồ Chí Minh chỉ khoảng chục căn, với giỏ hàng hóa là 100% các căn liền kề. Nhu cầu nhà phố, biệt thự ở mức cao đã tạo triển vọng tăng giá mạnh mẽ, cùng với cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển đã tạo động lực cho nguồn cung và giá BĐS liền kề tiếp tục tăng ở các đô thị lớn. Tại Hà Nội, giá bán biệt thự đã tăng 13%, nhà phố tăng 4%, nhà phố thương mại tăng 3%; trong khi ở TP Hồ Chí Minh biệt thự tăng 3%, nhà phố tăng 17%, nhà phố thương mại tăng 6%.
Riêng đối với giá bán condotel Phú Quốc hiện đạt mức gần 4.000 USD/m2. Thị trường BĐS sản nghỉ dưỡng là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19 trong 2 năm qua, nhưng thị trường vẫn tiếp nhận nhiều thông tin tích cực về phân khúc này. Đáng chú ý, tỉnh Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về nguồn cung condotel, với gần 14.000 căn condotel tung ra thị trường.
Từ đầu năm đến nay, giá bán sơ cấp condotel ở Phú Quốc đạt mức gần 4.000 USD/m2, tại Khánh Hòa, Đà Nẵng là gần 2.500 USD/m2, Bà Rịa - Vũng Tàu gần 2.000 USD/m2... Về nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng, các địa phương như Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận và Phú Quốc là những thị trường dẫn đầu về số lượng biệt thự nghỉ dưỡng hiện nay. Giá bán biệt thự nghỉ dưỡng tăng ngay cả trong thời kỳ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đặc biệt tại các thị trường cấp 2 như Phú Yên và Bà Rịa-Vũng Tàu...
Nhiều triển vọng tương lai
Tại hội nghị toàn cảnh thị trường BĐS năm 2021 mới đây, ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, có rất nhiều yếu tố hứa hẹn sự tăng trưởng của thị trường BĐS trong năm 2022. Nền kinh tế có thể phục hồi nhanh, nếu Việt Nam thực hiện tốt chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội năm 2022-2023. Thêm vào đó, đầu tư cơ sở hạ tầng được coi là 1 trong 3 đột phá chiến lược, cùng với hành lang pháp lý về BĐS đã và đang được tháo gỡ (Nghị định 148/CP/2020 về đất đai, Nghị định 69/CP/2021 về cải tạo chung cư cũ, Luật Đất đai dự kiến sửa đổi năm 2022, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, thị hiếu khách hàng thay đổi sau đai dịch... là những yếu tố tích cực thúc đẩy thị trường BĐS khởi sắc trong tương lai.
Bên cạnh đó, nguồn vốn BĐS vẫn dồi dào. Quý IV/2021, nguồn vốn tín dụng BĐS tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước; tổng dư nợ tín dụng BĐS khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 19% tổng dư nợ nền kinh tế; trong đó, theo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng, cho vay nhà ở chiếm 64%, còn lại là tín dụng kinh doanh BĐS chiếm khoảng 36%.
Nguồn vốn tư nhân đến tháng 12/2021, số doanh nghiệp kinh doanh BĐS thành lập mới là 6.700 doanh nghiệp, tăng 10,3%; vốn đăng ký 423.000 tỷ đồng, tạo ra 43.400 việc làm. Thị trường ghi nhận 1.250 doanh nghiệp hoạt động trở lại và 1.580 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
Về nguồn vốn FDI, đến tháng 12/2021, tổng vốn đăng ký mới vào BĐS đạt gần 2 tỷ USD (chiếm khoảng 11%), đứng thứ 3 trong các lĩnh vực thu hút FDI. Riêng góp vốn, mua cổ phần đạt 983 triệu USD (chiếm 22,4%). Về phát hành trái phiếu, tính đến tháng 12/2021, toàn thị trường phát hành 436 nghìn tỷ đồng; trong đó, doanh nghiệp BĐS xếp thứ 1 (chiếm 45%), thứ 2 là nhóm ngân hàng (chiếm 30%).
Những yếu tố trên góp phần khiến giá BĐS hầu như không giảm, riêng BĐS nhà ở còn tăng 5-9% tùy địa phương. Giá thuê BĐS khu công nghiệp cũng tăng từ 3-18% tùy địa phương.
Đón sóng đầu tư, biệt thự biển Cam Ranh Bay Hotels & Resorts tăng sức hút Giới đầu tư cả nước đang đổ về Cam Lâm, Khánh Hòa để tìm kiếm cơ hội đầu tư khi chuỗi thông tin quy hoạch tại đây được công bố. Ngày 18/01/2022, Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành, đánh dấu bước ngoặt...