Các ông lớn công nghệ Trung Quốc thúc đẩy fintech ở châu Phi
Một cuộc cách mạng chuyển tiền kỹ thuật số đang âm thầm diễn ra ở châu Phi, khi hàng chục ví điện tử đã mọc lên ở châu lục này với công nghệ được cung cấp từ các công ty Trung Quốc.
Cửa hàng của Huawei tại Trung tâm mua sắm Menlyn Park ở Pretoria, Nam Phi
Một trong những dịch vụ công nghệ tài chính ( fintech) lớn nhất là M-Pesa, dịch vụ chuyển tiền di động được thành lập vào năm 2007 bởi công ty điện thoại Safaricom của Kenya, đang sử dụng giải pháp doanh nghiệp do Huawei Technologies cung cấp. M-Pesa hiện được giao dịch nhiều hơn hầu hết các ngân hàng ở Kenya. Theo South China Morning Post , Huawei cung cấp công nghệ cho TeleBirr, ứng dụng chuyển tiền di động đầu tiên của Ethiopia ra mắt vào tháng 5.2021.
M-Pesa và TeleBirr là hai trong số nhiều ví dụ nhấn mạnh sự thúc đẩy của Huawei vào thị trường viễn thông châu Phi, nơi công ty đã mở rộng một loạt giải pháp và dịch vụ doanh nghiệp, bao gồm việc cung cấp cho khách hàng mạng công nghệ để chạy ứng dụng thanh toán di động, bên ngoài hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng điện thoại.
Việc Huawei thúc đẩy sự phát triển fintech ở châu Phi nhấn mạnh mục tiêu xoay chiều khi doanh số bán điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông này bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. Giải pháp doanh nghiệp hiện là phân khúc tăng trưởng duy nhất của hãng viễn thông Trung Quốc, với báo cáo mức tăng 18,2% trong nửa đầu năm nay. Các đối tác ví điện thoại di động của Huawei ở châu Phi là Vodafone, Vodacom và Teasy Mobile đã có mặt ở 19 quốc gia, bao gồm Kenya, Ghana, Lesotho, Nigeria, Tanzania, Zimbabwe và Cộng hòa Dân chủ Congo.
“Dịch vụ tài chính số hóa đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực thương mại khác nhau. Chúng tôi có thể xây dựng hệ sinh thái đa ngành để phục vụ khách hàng”, Jason Cao, Chủ tịch bộ phận kinh doanh dịch vụ tài chính toàn cầu của Huawei, nói.
Huawei không phải là công ty duy nhất xây dựng ví di động ở châu Phi. Zhou Yahui, tỉ phú sáng lập Beijing Kunlun Technology, chủ sở hữu cũ của ứng dụng hẹn hò đồng tính nổi tiếng Grindr, hiện là người đứng sau công ty thanh toán và thương mại điện tử OPay được thành lập năm 2018 ở Nigeria, do đơn vị trình duyệt web Opera của Kulun phát triển. Theo dữ liệu tổng hợp từ Crunchbase, trong một đợt gây quỹ 400 triệu USD gần đây, OPay được định giá ở mức 1,5 tỉ USD.
Được biết, Opera đang chuyển một hình mẫu phát triển fintech của Trung Quốc đến Kenya, nơi đơn vị này đang phát triển một nền tảng bao gồm OKash, OPesa và Credit Hela để cung cấp các khoản vay thông qua ứng dụng điện thoại di động mà không cung cấp bất kỳ hình thức bảo mật nào cho người cho vay và thường không yêu cầu lịch sử tín dụng từ người nhận.
Alipay, được điều hành bởi chi nhánh Ant Group của công ty mẹ Alibaba Group Holding, cũng cung cấp công nghệ cho VodaPay, một siêu ứng dụng với 70 nhà phát triển chương trình nhỏ do Vodacom của Nam Phi phát triển, hứa hẹn sẽ “thúc đẩy sự hòa nhập tài chính và tăng trưởng kinh tế”.
“Điểm hấp dẫn ở châu Phi là phần lớn dân số vẫn chưa tham gia vào hoạt động giao dịch ngân hàng. Huawei và các công ty Trung Quốc khác tập trung vào tài chính kỹ thuật số vì họ ít gặp bất lợi khi thâm nhập vào các thị trường mới nổi. Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn để nhận được phần thưởng lớn hơn”, Dobek Pater, Giám đốc phát triển kinh doanh tại công ty nghiên cứu thị trường Africa Analysis, nói.
Giống như thẻ SIM trả trước vốn phổ biến trong viễn thông di động với hàng triệu người châu Phi, ví thanh toán di động sẽ là kênh dễ tiếp cận hơn cho nhiều tầng lớp dân cư ở châu lục này. Thậm chí còn có một phiên bản ví điện tử đơn giản hơn hoạt động trên mạng viễn thông 2G thay vì trên điện thoại thông minh.
Video đang HOT
“Điều đó có nghĩa là người dùng có thể gửi tiền hoặc có quyền truy cập vào các tùy chọn ngân hàng từ điện thoại phổ thông thông qua tin nhắn văn bản, thay vì điện thoại thông minh. Thực tế là vẫn còn nhiều vùng nông thôn châu Phi rộng lớn với cơ sở hạ tầng viễn thông 2G, nơi những người nghèo nhất có thể có điện thoại phổ thông, nhưng không có điện thoại thông minh”, Henry Tugendhat, nhà phân tích chính sách cấp cao tại Viện Hòa bình Mỹ, nói.
Đằng sau chiến lược thanh trừng Bigtech lớn chưa từng có của Trung Quốc: Tham vọng bá chủ thế giới bằng sản xuất chứ không phải công ty gọi xe
Trung Quốc cho rằng các ông lớn công nghệ đang bị thổi phồng giá trị, không đem lại lợi ích thực tế tương xứng cho xã hội.
Việc chính quyền Bắc Kinh siết chặt kiểm soát với những tập đoàn công nghệ nội địa lớn như Alibaba, Tencent hay Didi Global đã khiến nhiều nhà đầu tư Phương Tây bất ngờ chúng có vẻ giống như hành động tự sát.
Nhiều chuyên gia bắt đầu đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại siết chặt kinh doanh của các hãng công nghệ thành công nhất của mình, qua đó có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch.
Tỷ phú Jack Ma của Alibaba đang gặp khó với các chính sách mới tại Trung Quốc
Tuy nhiên theo tờ Wall Street Journal (WSJ), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại có quan điểm khác về ngành công nghệ. Theo đó mảng công nghệ được chia thành loại cần có (Need to Have) và nếu có thì càng tốt (Nice to Have).
Cụ thể những mảng công nghệ như mạng xã hội, thương mại điện thử... là loại nếu có thì càng tốt nhưng theo Chủ tịch Tập Cận Bình, sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc không phải dựa trên những ứng dụng gọi xe hay nền tảng trò chuyện tốt nhất thế giới.
Trái lại, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng một nền công nghiệp chất bất dẫn hiện đại, các xưởng sản xuất pin ô tô điện, nhà máy thiết bị viễn thông hay sản xuất máy bay thương mại mới là thứ Trung Quốc cần để duy trì sức mạnh ngành sản xuất. Đây mới là những mảng công nghệ mà Trung Quốc cần để tránh phi công nghiệp hóa (De-industrialization) cũng như đạt được sự tự chủ thay vì dựa dẫm vào các nhà cung cấp nước ngoài.
Do đó ngay cả khi chính quyền Bắc Kinh ban hành một loạt quy định siết chặt quản lý với các tập đoàn công nghệ hàng đầu nước này thì họ vẫn duy trì bảo hộ, trợ cấp và duy trì chính sách mua hàng nội địa với các nhà sản xuất chứ không hề từ bỏ mảng này như nhiều đồn đoán.
Bằng chứng rõ nhất cho quan điểm này đã được Chủ tịch Tập Cận Bình mô tả về sự khác biệt ưu tiên trong bài phát biểu được xuất bản trên một tạp chí chính trị năm 2020. Theo đó Chủ tịch Tập Cận Bình công nhận nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, cho biết Trung Quốc phải đẩy nhanh xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số, xã hội kỹ thuật số và chính phủ kỹ thuật số. Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng khẳng định nền kinh tế thực mới là nền tảng và các ngành sản xuất khác cũng không thể bị bỏ rơi.
Tránh phi công nghiệp hóa
Theo dòng lịch sử phát triển kinh tế, công nghiệp sản xuất sẽ thay thế nông nghiệp, rồi ngành dịch vụ thay thế dần sản xuất. Chúng ta có thể thấy rõ tỷ lệ đóng góp GDP của mảng công nghiệp sản xuất vào nền kinh tế các nước phát triển những thập niên gần đây đang ngày càng suy giảm.
Đặc biệt tại các nền kinh tế như Mỹ và Anh, nơi các nhà máy bị dịch chuyển sang Trung Quốc thì tỷ lệ đóng góp của ngành sản xuất cho GDP càng giảm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tại Trung Quốc, nền kinh tế thứ 2 thế giới này đã chứng kiến sự suy giảm của mảng công nghiệp sản xuất cho GDP sau khi dịch chuyển trong tâm sang ngành dịch vụ. Thế nhưng đóng góp của công nghiệp sản xuất vẫn chiếm đến 26% tổng GDP, cao nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Điều đáng ngạc nhiên là thay vì tiếp tục dịch chuyển, Trung Quốc lại muốn giữ tỷ lệ này ở mức đó vì không muốn rập khuôn đi theo con đường phi công nghiệp hóa như các nước Phương Tây.
Theo nhà phân tích Dan Wang của Gavekal Dragonomics, Trung Quốc không muốn học tập những nước như Anh, nơi thành công trong các ngành có vẻ hiện đại như truyền hình, báo chí, tài chính hay giáo dục nhưng lại có sự suy giảm về đầu tư nghiên cứu công nghệ. Đặc biệt các tập đoàn lớn của Anh cũng đang mất dần vị thế trên toàn cầu.
Theo tờ WSJ, chính phủ nhiều nước trên thế giới có xu hướng ủng hộ công nghiệp sản xuất trong khi các nhà đầu tư thì lại chẳng thích điều này. Nguyên nhân chính là công nghiệp sản xuất giúp phát triển công nghệ, tạo nhiều việc làm cũng như nội lực nền tảng cho kinh tế nhưng chúng cũng có tính cạnh tranh cao, đỏi hỏi lượng vốn lớn và lao động khổng lồ. Tất cả những thứ đó đều khiến suy giảm lợi nhuận, có độ rủi ro cao và cần thời gian dài, điều mà các nhà đầu tư chẳng thích thú cho lắm.
Trái lại một công ty công nghệ tiêu dùng với nền tảng thống trị thị trường có thể tạo lợi nhuận lớn với mức đầu tư ít hơn nhiều, rủi ro thấp hơn và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Đây là một trong những lý do khiến Facebook có tổng mức vốn hóa cao gấp 11 lần so với hãng sản xuất chất bán dẫn Micron Technology dù mạng xã hội lớn nhất thế giới này có lượng nhân công chỉ bằng một nửa.
Đây cũng là nguyên nhân khiến các tập đoàn lớn của Trung Quốc như Alibaba có tổng giá trị cao gấp 20 lần so với đế chế sản xuất chip Semiconductor Manufacturing International, vốn là công ty quốc doanh được trợ cấp rất nhiều từ chính phủ, trước khi bị siết chặt quản lý.
Trong con mắt của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những hãng công nghệ tiêu dùng đang gây ra nhiều tổn thất xã hội và không đem lại đúng giá trị thực so với mức vốn hóa khổng lồ trên sàn chứng khoán.
Những hãng tài chính trực tuyến như Ant của Alibaba đang đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính, các ứng dụng giáo dục làm giàu trực tuyến đang gây bất an cho xã hội còn những trò chơi trực tuyến như của Tencent chỉ tạo nên tầng lớp nghiện game, ma túy tinh thần cho giới trẻ.
Ngược lại, chính phủ Trung Quốc cho rằng ngành sản xuất mang lại lợi ích xã hội rất lớn nhưng thị trường chứng khoán không phản ánh đúng giá trị của các công ty này.
Sự độc quyền của hãng công nghệ
Trong nhiều thập niên, chính ngành công nghiệp sản xuất đã giúp Trung Quốc tạo ra việc làm, nâng cao năng suất và phổ biến những công nghệ, kỹ năng để phát triển kinh tế. Giờ đây khi muốn sánh bước với Phương Tây, Trung Quốc sẽ sử dụng chính sách trợ cấp, bảo hộ và buộc chuyển giao công nghệ để phát triển sản xuất chứ không đặt trọng tâm vào những ngành công nghệ tiêu dùng bị thổi phồng giá trị trên thị trường chứng khoán.
Trên thực tế, bản thân các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng có cùng tâm trạng khi lo lắng những đại gia công nghệ đang bóp nghẹt cạnh tranh, vi phạm quyền riêng tư, tuyên truyền thông tin sai lệch và cổ xúy nạn nghiện Internet.
Có một điều trớ trêu là chính phủ các nước Phương Tây sẵn sàng đối đầu Trung Quốc trong vấn đề trợ cấp, bảo hộ, bản quyền... trong ngành sản xuất vốn được coi là thiết yếu với an ninh quốc gia nhưng lại mềm yếu trước các cổ đông. Đây là điều hoàn toàn khác ở Trung Quốc khi chính phủ có quyền lực tối cao.
Vậy nhưng theo WSJ, Trung Quốc cũng chưa chắc đã hoàn toàn chính xác khi lựa chọn con đường này. Việc phân bổ vốn cho ngành sản xuất là đúng khi nền kinh tế còn chưa thực sự phát triển. Thế nhưng khi nền công nghiệp đã phát triển và các ngành sản xuất dư thừa, cung vượt cầu thì những nhà máy sẽ chỉ ngập trong nợ nần nếu không có sự đổi mới.
Việc ngành sản xuất của Trung Quốc quá thừa sản lượng khi thị trường nội địa không thể hấp thụ hết đã buộc họ phải thặng dư xuất khẩu. Để có thể duy trì điều đó thì Trung Quốc sẽ phải tìm cách buộc các nước khác chấp nhận tỷ trọng sản xuất nội địa nhỏ hơn nhằm mua hàng của họ, từ đó tạo nên các xung đột về thương mại như hiện nay.
Dù con đường mà Trung Quốc có chính xác trong dài hạn hay không thì về ngắn hạn, các doanh nghiệp công nghệ cũng phải hiểu được vị trí của mình trước khi có những tuyên bố tự mãn.
"Chính phủ điều hành kinh tế tư nhân để phục vụ lợi ích đa số người dân. Các doanh nghiệp tư nhân phải hiểu rõ vị trí cấp thấp của mình trong hệ thống, nếu không họ sẽ phải gánh chịu hậu quả từ những sai lầm của bản thân", nhà sáng lập Ray Dalio của quỹ đầu cơ Bridgewater Associates nhận định.
Huawei, TikTok đổ tiền vận động chính phủ Mỹ Những tên tuổi công nghệ lớn nhất Trung Quốc đang tăng cường rót tiền vận động hành lang với chính phủ Mỹ. Theo Nikkei, Huawei và ByteDance (công ty mẹ TikTok) rót nhiều tiền hơn để vận động hành lang chính phủ Mỹ trong quý II so với quý I. Động thái diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa...