Các ông lớn công nghệ Trung Quốc đang cố sức tránh bị ‘gọi tên’
Thay vì giới thiệu các sản phẩm mới, Hội nghị Trí tuệ nhân tạo Thế giới năm nay lại thành nơi để các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc thể hiện sự nhiệt tình đối với chính phủ.
Giám đốc điều hành Baidu Robin Li phát biểu tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo Thế giới 2021 tổ chức ở Thượng Hải hôm 8.7
Theo truyền thống, Hội nghị Trí tuệ nhân tạo Thế giới là sân khấu để các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc tiết lộ những tiến bộ mới nhất trong ngành. Tuy nhiên, năm nay các ông lớn công nghệ đại lục dường như đã chuyển hướng sang việc thể hiện cam kết đóng góp của họ cho xã hội và chính phủ.
Sự thay đổi giọng điệu rõ rệt tại hội nghị thường niên ở Thượng Hải đã phản ánh áp lực pháp lý mà Bắc Kinh đã đặt lên ngành công nghệ trong nước, đồng thời ngầm cho thấy mong muốn được nằm ngoài phạm vi đàn áp của các công ty. Nó cũng báo hiệu rằng chính phủ, chứ không phải ngành công nghệ, đang có ưu thế hơn.
Video đang HOT
Theo Nikkei, Giám đốc điều hành Baidu Robin Li trong bài phát biểu quan trọng hôm 8.7 nói rằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giải quyết các vấn đề xã hội, chẳng hạn như cung cấp phương tiện đi lại và chăm sóc người già. Baidu cũng có kế hoạch đưa dịch vụ gọi xe robotaxi của mình đến 30 thành phố trên khắp đại lục trong 2-3 năm tới. Trong khi đó, Tencent Holdings cam kết “sẽ đẩy nhanh nỗ lực nghiên cứu không gian cùng với chính phủ”. Trong bài phát biểu trực tuyến tại hội nghị, Giám đốc điều hành Tencent Pony Ma thông báo công ty sẽ khởi động “kế hoạch khám phá các vì sao” với các Đài quan sát Thiên văn Quốc gia.
Nikkei cho biết một số giám đốc điều hành công nghệ nổi tiếng của Trung Quốc đã vắng mặt tại sự kiện. Năm ngoái, Jack Ma, người sáng lập Alibaba, đã tham dự trực tuyến từ xa. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Alibaba Daniel Zhang có bài phát biểu tại chỗ. Giám đốc điều hành Didi Chuxing Cheng Wei cũng có mặt. Tuy nhiên, cả ba đều không tham dự hội nghị năm nay.
Những tháng gần đây, Alibaba và Didi đều trở thành mục tiêu chính trong cuộc đàn áp ngày càng tăng của chính quyền Bắc Kinh đối với lĩnh vực công nghệ. Cụ thể, các nhà chức trách Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra đối với Didi hồi tuần trước và ra lệnh gỡ ứng dụng gọi xe của công ty ra khỏi các cửa hàng ứng dụng trong nước. Quyết định này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Didi thực hiện IPO ở Mỹ. Trong khi đó, Alibaba và đơn vị tài chính Ant Group đã phải đối mặt với áp lực tái cấu trúc hoạt động kinh doanh kể từ năm ngoái. Cả Jack Ma và Cheng Wei, hai trong số các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng nhất của Trung Quốc, đã nhanh chóng mất đi vị thế của mình vì cuộc đàn áp.
Hiện các nhà chức trách Trung Quốc không có dấu hiệu từ bỏ lĩnh vực công nghệ. Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường và các cơ quan chức năng khác hôm 8.9 đã công bố quy định mới về đánh giá cạnh tranh công bằng, ngăn chặn hành vi độc quyền. Sự thay đổi này được cho là sẽ gia tăng áp lực lên các công ty công nghệ trong nước.
Chất bán dẫn là một chủ đề nóng khác, phản ánh việc Chủ tịch Tập Cận Bình đang thúc đẩy các chuỗi cung ứng công nghệ của Trung Quốc chống lại nỗ lực cô lập từ phía Mỹ. Theo sáng kiến “Made in China 2025″, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tự cung cấp chất bán dẫn lên 70% so với ước tính hiện tại là dưới 20%. Trong đó, mối quan tâm đặc biệt là các loại chip tiên tiến có giá trị gia tăng cao, một lĩnh vực mà Trung Quốc đang đi sau các quốc gia phát triển khác, mặc dù nước này sản xuất 24% tổng số lượng chất bán dẫn của thế giới.
Theo Nikkei, Chen Tianshi, Giám đốc điều hành của Cambricon Technologies thông báo trong hội nghị rằng công ty ông đã bắt đầu phát triển chip 7 nanomet cho công nghệ tự lái. Cambricon là nhà sản xuất chip cho AI quan trọng trong các dịch vụ đám mây do Alibaba và các hãng công nghệ khác vận hành. Công ty này cũng chịu trách nhiệm về công nghệ chip tiên tiến được sử dụng trong điện thoại thông minh của Huawei Technologies.
Alibaba, Tencent, Didi bị phạt vì các thương vụ sáp nhập cũ
Ngày tháng khó khăn của các ông lớn công nghệ Trung Quốc dường như sẽ còn kéo dài khi Bắc Kinh "đào bới" lại các giao dịch cũ.
Alibaba và Didi đều là tâm điểm trong các vụ trừng phạt gần đây của chính quyền Trung Quốc
Theo South China Morning Post , Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) của Trung Quốc hôm 7.7 đã công bố 22 khoản phạt tổng trị giá 500.000 nhân dân tệ (khoảng 77.000 USD) nhằm vào các công ty công nghệ lớn trong nước, bao gồm Alibaba Group Holding, Tencent Holdings và Didi Chuxing. Nguyên nhân được đưa ra là do phát hiện một loạt bất thường liên quan đến các thương vụ sáp nhập cũ đã diễn ra trong thập niên qua.
Mặc dù số tiền phạt mới tương đối nhỏ so với khả năng của các ông lớn công nghệ Trung Quốc, nhưng đây đã là mức phạt tối đa được cho phép theo luật chống độc quyền đối với vi phạm về thương vụ sáp nhập. Được biết, một số thương vụ bị trừng phạt thậm chí đã diễn ra trước cả khi SAMR được hình thành vào năm 2018. Tuy nhiên, không khó hiểu khi bây giờ cơ quan chức năng Trung Quốc mới lật lại chuyện cũ, vì thời điểm này là lúc Bắc Kinh tăng cường giám sát lĩnh vực công nghệ trong nước về một loạt vấn đề, bao gồm bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư của người dùng và các hành vi độc quyền chống lại việc cạnh tranh.
Alibaba đã nhận sáu vé phạt, với tổng số tiền phạt là 3 triệu nhân dân tệ, nhỏ hơn nhiều so với mức phạt kỷ lục 18 tỉ nhân dân tệ mà công ty nhận hồi tháng 4.2021 vì vi phạm luật chống độc quyền. Một trong những thương vụ sáp nhập cũ mà Alibaba mới bị phạt diễn ra cách nay 7 năm, khi hãng thương mại điện tử này mua lại 50% cổ phần Câu lạc bộ bóng đá Evergrande của Trung Quốc. Ngoài ra, một thương vụ khác là việc Alibaba mua 40% cổ phần của Landmilk, nhà sản xuất sữa có trụ sở tại Thượng Hải.
Tencent nhận năm vé phạt. Tencent Mobility, được đăng ký tại Hồng Kông, bị phạt vì mua 32,4% cổ phần của 58.com hồi tháng 6.2020. Trong một trường hợp khác, Tencent bị phạt vì mua lại 10% cổ phần của nhà phát triển phần mềm internet di động Cheetah Mobile vào năm 2011. Việc mua lại 36,5% cổ phần từ công ty cung cấp công cụ tìm kiếm Sogou trong năm 2013 cũng không vừa ý Bắc Kinh.
Didi, hiện là tâm điểm của cơn bão quy định về bảo mật dữ liệu, nhận hai phiếu phạt. Cụ thể, SAMR đã phạt đơn vị ô tô thông minh của Didi vì không báo cáo hoạt động liên doanh với BAIC Electric Vehicle vào cuối năm 2018 cho chính quyền. Trường hợp thứ hai là việc đơn vị sản xuất xe điện của Didi chiếm 15% cổ phần trong liên doanh với ba doanh nghiệp ở Hải Nam vào tháng 11.2019.
Trước năm 2018, Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm xem xét "hoạt động tập trung" trong các thương vụ sáp nhập. Nhưng trọng tâm của những đánh giá đó thường là về việc doanh nghiệp nước ngoài mua lại các liên doanh của Trung Quốc hơn là về các giao dịch thuần túy trong nước.
SAMR tiếp quản quyền xem xét vào năm 2018 nhưng không trừng phạt bất kỳ công ty internet lớn nào cho đến giữa tháng 12.2020. Tuy nhiên, sau thời điểm đó SAMR bắt đầu nghiên cứu các giao dịch trong quá khứ để đưa ra hình phạt thích hợp vì chính quyền Bắc Kinh đã nói rằng các công ty công nghệ lớn trong nước cần phải được cải tổ.
'Big Tech' Trung Quốc xóa H&M khỏi nền tảng trực tuyến Tìm kiếm về "H&M" đã không mang lại kết quả nào trên các ứng dụng bản đồ, trang thương mại điện tử, ứng dụng gọi xe và nền tảng giao hàng của Trung Quốc kể từ ngày 26.3. Một cửa hàng H&M ở Bắc Kinh, Trung Quốc Meituan, Didi, Baidu và nhóm các ông lớn công nghệ của Trung Quốc mới đây xóa...