Các ông chồng trốn vợ chơi game trong mùa dịch: Giả vờ đau bụng, viện cớ họp trực tuyến
Trốn vợ để chơi game khi thực hiện cách ly tại nhà trong mùa chống dịch Covid-19 là điều không hề đơn giản.
Trong những ngày dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, cư dân ở khắp nơi đều phải cách ly ở nhà và hạn chế tụ tập đông người để tránh nguy cơ lây nhiễm virus. Không cần phải mất nhiều thời gian suy đoán, chúng ta đều biết được thời gian ở nhà của mọi người phần lớn được dùng để giải trí, đặc biệt là chơi game. Đối với những ông chồng mê điện tử, đây không phải là tin vui bởi họ thường xuyên phải nghĩ cách ‘đối phó’ với vợ.
Cách phổ biến nhất mà cánh mày râu áp dụng đó là tranh thủ trốn vào nhà vệ sinh để chơi. Nhiều ông chồng đang cho biết, mỗi lần muốn chơi game là lại phải viện một lý do vào nhà vệ sinh. Có người trốn vợ từ 15 đến nửa tiếng đồng hồ để hoàn thành nhiệm vụ. Lý do hoàn hảo nhất mà không bà vợ nào ‘bắt bẻ’ được đó là đau bụng.
Đau bụng là lý do hoàn hảo để các ông chồng thoải mái vào nhà vệ sinh chơi game. (Ảnh minh họa)
Có những bà vợ rất cao thủ, dễ dàng ‘đọc vị’ được chồng mình, bèn thu luôn điện thoại để chồng dành thời gian cho gia đình. Thế nhưng, ‘vỏ quýt dày có móng tay nhọn’, anh Hoàng, một game thủ ở Hà Nội sau khi bị vợ tịch thu điện thoại, đã quyết định mua thêm một chiếc điện thoại tầm trung khác và cẩn thận mua thêm cả một chiếc túi chống nước. Sau đó, anh bỏ chiếc điện thoại này vào vị trí ít ai ngờ tới nhất, đó là bồn giật nước của nhà vệ sinh. Mỗi khi công thành chiến hay quân đoàn cần hỗ trợ anh lại tìm cớ để vào đó lấy điện thoại ra để vào game mà vợ không mảy may nghi ngờ.
Giấu điện thoại vào nhà vệ sinh cũng là một chiêu ‘khó lường’.
Với những người chơi game trên điện thoại thì việc ‘lén lút’ có vẻ dễ dàng hơn là những người chơi game trên máy tính. Anh Hải tại quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh có thói quen đánh Liên Minh Huyền Thoại với đồng nghiệp cơ quan trong giờ nghỉ trưa. Nhưng trong thời điểm dịch bệnh, đây là điều không tưởng vì vợ thường xuyên bắt anh đi ngủ.
Vậy là ‘cái khó ló cái khôn’, họp trực tuyến bàn công việc là lý do hoàn hảo mà anh nghĩ ra để thoải mái chơi game vào các buổi trưa trong tuần. Chỉ cần ăn cơm trưa với gia đình xong, anh lập tức vào phòng đóng cửa kín mít để ‘họp trực tuyến’ một vài trận với anh em.
Mê game là điểm chung của cánh mày râu.
Anh Tân, một game thủ đang chơi Võ Lâm Truyền Kỳ tại TP.HCM thì không thể áp dụng chiến thuật ‘họp trực tuyến tại nhà’ vì vợ anh không thích game và không muốn anh làm ảnh hưởng đến con cái.
Không thể bỏ chiến hữu của mình ở những trận quan trọng bởi mình là trụ cột của bang hội khi công thành chiến, anh Tân nghĩ ra một sáng kiến, đó là cách vài ngày lại lên công ty từ 18h-21h tối để tranh thủ online. Nếu vợ hỏi thì anh nói rằng phải lên xử lý số liệu ở máy cơ quan, vì một số thứ không thể đem về nhà làm được.
Video đang HOT
Tìm cách để trốn vợ chơi game là chuyện đau đầu đối với một số ông chồng đam mê điện tử.
Tuy nhiên, cũng có một số bà vợ không hề cấm chồng chơi game mà còn nhiệt tình ủng hộ. Chị Thu Trang ở Chung cư Miếu Nổi tại Bình Thạnh, TP.HCM là một ví dụ điển hình, không chỉ cho phép chồng thoải mái chơi mà chị còn nạp cả tiền vào tài khoản cho chồng, điều này khiến ai cũng ngạc nhiên. Lý do chị đưa ra khiến nhiều người phải ‘gật gù’ vì hợp lý: ‘ Mình không cho chơi thì ổng cũng trốn đi chơi, bên cạnh đó ổng chơi game ở nhà còn hơn là la cà đi nhậu hay đánh bài giữa mùa dịch này lại nguy hiểm hơn’.
Ảnh minh họa
Trong thời điểm cách ly chống dịch Covid-19, game cũng là một hình thức giải trí hết sức bình thường. Tuy nhiên để tránh làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, các ông chồng cũng nên học cách chơi game sao cho điều độ và hợp lý.
Bích Ngọc
Đằng sau những tiếng cười, sự nổi tiếng là góc khuất đầy nước mắt ít ai biết của các streamer!
Đằng sau vẻ hào nhoáng trên stream là nhiều góc khuất ít người có thể nói ra của nghề streamer.
Mới đây, trong nhóm cộng đồng của streamer nổi tiếng, anh đã gửi tâm thư để trải lòng với người hâm mộ. Nội dung bài đăng khiến fan bức xúc vì nhiều hành vi xấu xí mà một số kẻ ích kỷ đã gây ra và khiến anh gánh chịu hậu quả.
"Tôi không rõ mọi thứ từ đâu ra, nhưng thời gian này, tôi mệt thực sự các ông ạ"
Độ Phùng
Quả thật, bất kể ngành nghề nào đều có những mặt hạn chế của nó. Streamer cũng không phải ngoại lệ. Đằng sau những ánh hào quang, tiền tài, danh vọng là những mặt tối người ngoài ít ai nhìn thấy.
Gian nan có thuở, an nhàn có khi
Streamer là những người phát sóng trực tiếp (streaming) khi chơi game. Việc phát trực tuyến có thể được thực hiện qua các nền tảng như Twitch, YouTube Gaming hoặc Facebook Gaming. Những cái tên đóng góp hàng đầu trong lĩnh vực này có lẽ phải nhắc đến ViruSs, QTV, PewPew, Dũng CT, Linh Ngọc Đàm hay MisThy. Họ ngồi trước máy tính để cống hiến phục vụ người xem và yêu thích game.
Buổi stream tiêu biểu trên nền tảng livestream.
Khi mới bắt đầu, nghề này có nhiều thử thách và khó khăn. Tuy nhiên, khi đã đạt những thành công nhất định, streamer sẽ sở hữu được khoản thu nhập xứng đáng. Đi kèm với đó là sự nổi tiếng cùng lượng fan hùng hậu.
Cụ thể, MisThy, ViruSs đang là KOL sở hữu rất nhiều hợp đồng quảng cáo cho các nhãn hàng, Độ Mixi có lượng người hâm mộ đông đảo, Pewpew cũng trở thành ông chủ chuỗi cửa hàng bánh mì... Tất cả sự thành công của những con người ấy hầu như được bắt đầu với nghề streamer.
Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!
Tuy vậy, bất kì lĩnh vực, ngành nghề nào cũng đều có mặt tối. Streamer cũng không phải ngoại lệ. Cũng giống game thủ, công việc streamer/caster tại Việt Nam không được công nhận là "nghề". Bố mẹ, gia đình, xã hội vẫn có những định kiến khá sâu sắc. Họ đánh đồng với việc suốt ngày ngồi chơi điện tử và không có thu nhập ổn định. Đó là một rào cản thực sự lớn.
Ngoài rào cản về gia đình, xã hội, các streamer/caster khi khởi nghiệp thường rơi vào trạng thái nản. Họ cảm thấy nản vì trong suốt một thời gian dài kênh stream của mình chỉ có lượng người theo dõi đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, họ sẽ từ bỏ bởi ý nghĩ mình không phải game thủ chuyên nghiệp, chẳng ai biết đến danh tính thì stream chắc gì đã có người xem?
Nhiều người đã tìm mọi cách để thu hút càng nhiều lượt xem càng tốt, thậm chí có những hành động tiêu cực. Khá nhiều streamer hiện nay cũng sử dụng các chiêu trò để thu hút lượng khán giả quan tâm. Những hành động lố bịch ở đây có thể kể đến việc bỗng dưng gào thét trước nhiều tình huống chẳng mấy nguy hiểm.
Nicktron - streamer LMHT với những lần gào thét khó hiểu trên stream.
Khoe thân cũng là hành động rất phổ biến xuất hiện ở nhiều tựa game hay lĩnh vực khác của đời sống. Những streamer khoe thân thường thuộc về nữ giới, ăn mặc theo phong cách gợi cảm và đầy khiêu khích để thu hút người xem.
Nữ streamer Hàn Quốc với dáng ngồi phản cảm.
Tiếp đến, các streamer hầu như kiếm thu nhập qua sự đóng góp và ủng hộ (donate) từ fan. Ngoài ra, họ còn kiếm được qua lượt xem, số lượng người đăng kí kênh, tài trợ và quảng cáo. Donate là hệ thống tương tác chủ yếu giữa fan và streamer. Nhưng cũng vì thế donate có nhiều bất cập.
Vì donate không kiểm duyệt nội dung, nên thường xuất hiện những ngôn từ tục tĩu có thể xúc phạm trực tiếp đến streamer hoặc người thân, gia đình của họ. Nhưng họ vẫn phải bắt buộc đọc vì những dòng chữ đó tự động hiện lên màn hình. Nhiều nữ streamer bị quấy rối qua những donate không hay. Đơn cử như MisThy, trong cuộc phỏng vấn với báo chí, cô kể chuyện mình từng bị quấy rối và xúc phạm khi livestream. Nghiêm trọng hơn, các vụ việc quấy rối nữ streamer ngày càng phổ biến.
Ngoài ra, có nhiều donate dưới dạng "thử thách", streamer làm theo yêu cầu của người ủng hộ để được nhận thêm một khoản tiền. Nhiều donate có nội dung hạ thấp bản thân của streamer, nhưng họ vẫn cố nhẫn nhịn làm để kiếm thêm khoản thu nhập.
Do sự nổi tiếng quá nhanh, được nhiều người biết đến dẫn tới vô vàn hệ lụy ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống riêng tư của các streamer.
Gần đây, Độ Mixi đã đăng bức tâm thư trên nhóm cộng đồng kể về hành động xấu xí mang đến rất nhiều phiền toái cho anh như bị công khai số điện thoại qua donate, kẻ xấu lấy ảnh làm avatar Facebook để trêu người thân, gia đình, làm đủ trò nhục mạ trên các group xã hội khác nhau. Độ Mixi thực sự mệt mỏi vì những thành phần như trên.
Những vụ việc gần đây khiến Độ Mixi cảm thấy rất mệt mỏi.
"Em không cho fan biết địa chỉ thật nơi em livestream vì sợ các bạn ấy tìm đến và làm ảnh hưởng cuộc sống riêng tư"
một nữ streamer nổi tiếng
Ở nước ngoài cũng xảy ra tình cảnh tương tự. Nữ streamer Kaitlyn Siragusa trên Twitch chia sẻ rằng hàng ngày luôn phải đối mặt với nhiều sự quấy rối khiếm nhã từ những người theo dõi. Một streamer nữ khác là Brittany Venti từng tố cáo việc bị quấy rối nghiêm trọng bởi các game thủ nam khi đang chơi GTA V Online.
Brittany Venti, nữ streamer vừa là nạn nhân trong một vụ quấy rối tình dục tập thể trong GTA Online.
Hơn nữa, cũng giống game thủ, "tuổi thọ" nghề streamer thường rất ngắn. Thị hiếu của người xem luôn thay đổi theo từng ngày, đòi hỏi các streamer cũng phải làm mới bản thân hoặc bị đào thải khỏi đường đua danh tiếng và tiền bạc.
Tóm lại, streamer là một nghề hấp dẫn cho các bạn trẻ có niềm đam mê với game, nhưng cũng cần phải biết mặt tối của nó.
Một nghề "làm dâu trăm họ", cần phải cẩn trọng trước mọi đường đi nước bước của mình, bắt kịp với xu thế xã hội hiện tại. Không chịu thay đổi, không thể sống chung với áp lực lớn có nghĩa là bạn đã chấp nhận ra khỏi cuộc đua đầy tính cạnh tranh này.
Theo Trí Thức Trẻ
Cô gái chứng minh hóa ra game cũng có thể 'lây' qua đường tình yêu Lợi ích của việc có bạn trai biết chơi game là vừa không sợ người yêu có thời gian đi 'tà tưa' người khác mà còn là thầy dạy và chịu trách nhiệm leo top luôn cho bạn gái. Đây là kinh nghiệm được cô bạn Phạm Hồng đúc rút ra sau 1 năm rưỡi có người yêu biết chơi game. Những tưởng...