Các nước thành viên nợ Liên Hợp Quốc hơn 3,5 tỉ USD
Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc, tổng số nợ nói trên bao gồm 2,6 tỉ USD dành cho các hoạt động gìn giữ hòa bình, trong đó Pháp và Mỹ đang nợ nhiều nhất với 356 triệu USD và 337 triệu USD.
Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách quản lý Yukio Takasu
Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) phụ trách quản lý Yukio Takasu hôm 9/10 đã thông báo với Đại hội đồng LHQ về tình hình tài chính của tổ chức này, theo đó ngân sách thường xuyên đang “ở mức thấp, và tình hình sẽ càng thắt chặt trong những tháng cuối năm”.
Tại cuộc họp báo sau đó, ông Takasu cho biết các nước thành viên đang nợ LHQ khoảng hơn 3,5 tỉ USD, bao gồm 2,6 tỉ cho các hoạt động gìn giữ hòa bình, và 950 triệu USD cho các hoạt động thường xuyên. Trong số 950 triệu USD này thì Mỹ nợ phần lớn, với khoảng 800 triệu, còn lại là 77 triệu từ Brazil và 28 triệu từ Venezuela.
Theo ông Takasu, hiện nay LHQ chỉ còn 35 triệu USD cho các hoạt động thường xuyên, và việc này là hơi đáng báo động. Tổ chức còn nguồn quỹ dự trữ khoảng 384 triệu USD, nhưng kể cả như vậy thì tổng nguồn tiền cũng là khá thấp.
Video đang HOT
Trong số các nước nợ ngân sách gìn giữ hòa bình, Pháp đang nợ nhiều nhất với 356 triệu USD, tiếp theo là Mỹ nợ 337 triệu, và Italia nợ 250 triệu.
Ông Takasu lên tiếng kêu gọi các nước nhanh chóng trả nợ cho LHQ, để tổ chức này có thể hoạt động hiệu quả và đảm bảo sức khỏe tài chính.
Hiện LHQ còn nợ các nước khoản tiền 1,2 tỉ USD dành cho các hoạt động gìn giữ hòa bình. Con số này cũng là khá cao, nhưng ông Takasu cho biết từ nay đến cuối năm tổ chức này đã có kế hoạch trả khoảng 500 triệu USD cho các nước cử quân tham gia gìn giữ hòa bình, giảm tổng nợ xuống còn khoảng hơn 500 triệu USD.
Tuấn Anh(từ New York)
Theo Dantri
Iran: Mỹ sợ thương vong không dám điều quân diệt IS
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 19/9 đã lên tiếng chỉ trích Mỹ khi Washington từ chối điều binh sỹ tới chiến đấu chống lại các tay súng IS mà theo ông Rouhani là đang tìm cách "sát hại loài người".
Tổng thống Iran Hassan Rouhani
Trả lời phóng vấn với kênh truyền hình NBC của Mỹ tại Tehran trước khi lên đường tới Liên Hợp Quốc dự phiên họp của Đại hội đồng, nhà lãnh đạo Iran dường như đã đặt dấu hỏi về việc liệu Mỹ có thể giành chiến thắng trước IS nếu không điều quân tới thực địa.
"Phải chăng người Mỹ sợ phải có thêm thương vong trên chiến trường Iraq? Họ sợ phải thấy binh sỹ của mình chết trong cuộc chiến mà họ gọi là chống lại chủ nghĩa khủng bố", Tổng thống Rouhani khẳng định với NBC.
"Nếu họ muốn sử dụng máy bay và máy bay không người lái để không người Mỹ nào bị thương, thì liệu có thể chống lại chủ nghĩa khủng bố mà không gặp phải khó khăn, không chịu hy sinh?", ông Rouhani đặt câu hỏi. "Liệu có thể đạt được một mục tiêu lớn mà không hy sinh? Trong toàn bọ các vấn đề quốc tế và khu vực, người chiến thắng luôn là người sẵn sàng hy sinh".
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cũng bày tỏ nghi ngờ về chiến lược của Mỹ chống lại IS, và khẳng định nhóm Hồi giáo cực đoan này là một "hiện tượng rất nguy hiểm", có thể "sẽ không bị tiêu diệt tận gốc thông qua các vụ không kích".
"Chúng ta cần phải xem xét những vấn đề đã tạo điều kiện cho những sự phát triển rất khó khăn và đáng ngại này" Zarif phát biểu với một cơ quan nghiên cứu của Mỹ. "Chúng ta cần những công cụ mới để đối phó với những diễn biến mới này", ông Zarif phát biểu tại Hội đồng quan hệ đối ngoại, với hàm ý cuộc chiến tại Iraq của Mỹ năm 2003 đã reo rắc mầm mống cho những bất ổn tại Trung Đông hiện nay.
Nhóm IS đã "có một chương trình để bành trướng", Zarif nói và cảnh báo tất cả các quốc gia phải chú ý tới "những sự tước đoạt quyền dân chủ mà họ đã gây ra cho người dân để có thể sẵn sàng chấp nhận những hành vi tàn độc như vậy".
Ông Rouhani cho rằng, mặc dù các cuộc không kích là cần thiết "trong một số điều kiện và hoàn cảnh", chúng chỉ có thể diễn ra "với sự cho phép của quốc gia và chính phủ của đất nước đó".
Dù chỉ trích Mỹ không điều động binh sỹ tới tham chiến, ông Rouhani khẳng định nhóm IS phải bị chặn đứng.
"Chúng muốn sát hại loài người. Và từ quan điểm của giáo lý và văn hóa đạo Hồi, việc sát hại người vô tội cũng không khác nào giết hại toàn thể loài người. Do đó, việc sát hại và chặt đầu những người vô tội là một nỗi ô nhục với chúng, và đó là vấn đề cần quan ngại và đau đón cho toàn thể nhân loại".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Thư từ LHQ: Nơi áp lực trở thành không khí để thở PV Dân trí đã có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), trước thềm Đại hội đồng khóa 69, chứng kiến những công đoạn chuẩn bị hối hả cuối cùng, và "thâm nhập" thế giới đầy áp lực của các nhà báo làm việc tại đây. Trụ sở LHQ nhìn từ bên ngoài. Căn phòng chật chội của...