Các nước nới lỏng phong tỏa, giá vàng châu Á đi xuống trong phiên 5/5
Động thái nới lỏng lệnh phong tỏa tại nhiều quốc gia giúp cải thiện tâm lý các nhà đầu tư và thúc đẩy họ tìm đến đầu tư vào các loại tài sản rủi ro cao hơn thay cho kim loại quý.
Người dân mua bán vàng tại một cửa hàng ở Bangkok, Thái Lan ngày 15/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong phiên giao dịch chiều ngày 5/5, giá vàng châu Á đi xuống do các động thái nới lỏng các biện pháp phong tỏa được áp đặt để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại nhiều quốc gia đã phần nào làm lu mờ những lo ngại về quan hệ thương mại Mỹ-Trung, cũng như làm giảm nhu cầu của giới đầu tư vào kim loại quý.
Vào lúc 14 giờ 36 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống còn 1.695,29 USD/ounce. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn phiên này giảm 0,7% xuống 1.700,90 USD/ounce.
Chuyên gia phân tích Warren Patterson thuộc ING cho hay giá vàng đang ổn định quanh mức 1.700 USD/ounce.
Theo ông Warren Patterson, động thái nới lỏng lệnh phong tỏa tại nhiều quốc gia sẽ giúp cải thiện tâm lý các nhà đầu tư và thúc đẩy họ tìm đến đầu tư vào các loại tài sản rủi ro cao hơn thay cho kim loại quý, loại tài sản trú ẩn an toàn khi tình hình kinh tế, chính trị trở nên bất ổn.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Warren Patterson nhấn mạnh thị trường đang chịu tác động từ căng thẳng Mỹ-Trung liên quan đến COVID-19. Italy và Mỹ là hai trong số nhiều nước tạm thời nới lỏng lệnh phong tỏa quốc gia để vực dậy nền kinh tế vào ngày 4/5.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về căng thẳng Mỹ-Trung sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan mới với Trung Quốc vì cách Bắc Kinh xử lý vụ bùng phát dịch COVID-19, với việc Chính quyền của ông Trump đang “tăng áp” cho sáng kiến loại bỏ Bắc Kinh khỏi chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu.
Ngoài ra, các nhà đầu tư đang ngóng chờ số liệu về Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) cho các ngành phi sản xuất của Mỹ trong cùng ngày, cũng như đợi chờ số liệu thất nghiệp và lương lao động phi nông nghiệp hàng tuần trong tuần này.
Lượng vàng do quỹ trao đổi vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ tăng 0,4% lên 1.071,71 tấn trong phiên 4/5.
Cũng trong phiên này, giá palladium tăng 0,5% lên 1.857,24 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,4% xuống 763,11 USD/ounce và giá bạc để tuột mất 0,4%, xuống 14,78 USD/ounce.
Tại Việt Nam, vào lúc 15 giờ 48 phút, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 47,85-48,47 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra)./.
Những yếu tố hỗ trợ đà đi lên của giá vàng
Vàng được nhận định sẽ vẫn vững giá trong bối cảnh ngân hàng trung ương nhiều nước đang và sẽ đưa ra nhiều biện pháp kích thích để ứng phó với tác động của dịch COVID-19.
Giá vàng trong nước giảm nhẹ
Giá vàng trong nước giảm chậm hơn giá thế giới trong tuần qua. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Khép lại tuần giao dịch 27/4 - 3/5, thị trường vàng trong nước và thế giới đều ghi nhận xu hướng giảm. Trong phiên đầu tuần, giá vàng trong nước giảm mạnh trong bối cảnh giá vàng châu Á giảm khi thị trường chứng khoán mạnh lên.
Sang phiên 28/4, đà giảm của giá vàng trong nước vẫn tiếp tục khi giá vàng thế giới giảm giữa lúc một số bang của Mỹ và các nước châu Âu bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội và đưa ra các biện pháp kích thích chưa từng có để hồi phục nền kinh tế. Tuy nhiên, kim loại quý trong nước vẫn ở trên mốc 48 triệu đồng/lượng.
Phiên 29/4, kim loại quý đảo chiều tăng nhẹ lúc đầu giờ sáng, nhưng sau đó lại giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới. Giá vàng tại châu Á giảm nhẹ trong phiên này trước việc các nước triển khai kế hoạch nới lỏng dần lệnh phong tỏa đã thúc đẩy nhu cầu đối với các tài sản rủi ro.
Những phiên tiếp theo, một số doanh nghiệp lớn đóng cửa dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Giao dịch trên thị trường trầm lắng do nhu cầu mua bán vàng giảm hẳn.
Sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 47,85 - 48,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC cũng được giao dịch mua vào - bán ra ở mức 47,75 - 48,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tính chung cả tuần, giá vàng SJC chỉ giảm nhẹ và biên độ giảm chậm hơn so với giá vàng thế giới. Do đó, giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới khoảng 700.000 đồng/lượng (chưa tính thuế và các khoản phí). Chênh lệch giá mua - bán cũng kéo giãn lên đến 700.000 đồng/lượng.
Đà đi lên của giá vàng vẫn không thay đổi
Trong tuần qua, thông tin về các kế hoạch nới lỏng hạn chế ở nhiều nước cũng gây áp lực lên giá vàng. Tính chung cả tuần, giá vàng thế giới giảm 2%.
Lý giải cho sự suy giảm chung của giá vàng, ông Jameel Ahmad, người đứng đầu mảng chiến lược tiền tệ và nghiên cứu thị trường toàn cầu tại công ty môi giới đầu tư FXTM cho biết, sự không chắc chắn xung quanh dịch COVID-19 và cách các Chính phủ đang đối phó với dịch là yếu tố chi phối diễn biến của thị trường.
Ông Jameel Ahmad lưu ý rằng các thông tin đầy hứa hẹn về những tiến bộ trong việc phát triển vắc-xin chống dịch COVID-19 cùng với việc các nền kinh tế đang từng bước mở cửa trở lại đã "che lấp" một phần sự tỏa sáng của vàng trong các giao dịch trước đó.
Tuy nhiên, ông Stephen Innes, chiến lược gia thị trường tại công ty dịch vụ tài chính AxiCorp cho rằng đà đi lên của giá vàng vẫn không thay đổi nhiều. Trong những tháng tới sẽ xuất hiện một chuỗi những dữ liệu kinh tế ảm đạm và các ngân hàng trung ương tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ, bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và đó là yếu tố để giá vàng tiếp tục tăng cao hơn.
Còn Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao của công ty RJO Futures, nhận định vàng sẽ vẫn vững giá trong bối cảnh ngân hàng trung ương nhiều nước đang và sẽ đưa ra nhiều biện pháp kích thích để ứng phó với tác động của dịch COVID-19.
Giá vàng hôm nay ngày 30/4: Trong tháng 4, giá vàng tăng 850.000 đồng/lượng Trong tháng 4 vừa qua, giá vang SJC trong nước đã tăng mạnh với điểm đáng chú ý là nới rộng chênh lệch mua - bán. Trong khi đó, giá vàng thế giới cũng đã tăng thêm gần 91 USD/ounce trong tháng 4 này. Tại thị trường vàng trong nước, sau khi giảm 100.000 đồng/lượng trong ngày hôm qua, giá vàng SJC của...