Các nước nhất trí thành lập quỹ bảo tồn thiên nhiên toàn cầu
Ngày 24/8, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực môi trường của 185 quốc gia trên thế giới nhóm họp tại thành phố Vancouver (Canada) đã nhất trí thành lập quỹ bảo tồn môi trường thiên nhiên toàn cầu.
Một cánh rừng ở Lhoong, tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi các nước đóng góp cho quỹ này nhằm đáp ứng các mục tiêu, trong đó có việc đảm bảo 30% diện tích hành tinh trở thành khu vực được bảo vệ từ nay đến năm 2030.
Canada cho biết nước này sẽ đóng góp 200 triệu CAD (147,2 triệu USD) và Vương quốc Anh cung cấp 10 triệu bảng Anh (12,6 triệu USD) vào cơ chế mang tên Quỹ Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu.
Quyền Thư ký điều hành Công ước LHQ về đa dạng sinh học David Cooper nhấn mạnh: “Chúng ta đã có một khởi đầu tốt. Hiện chúng tôi kêu gọi các cam kết tiếp theo của các quốc gia và từ các nguồn khác để những dự án đầu tiên thuộc quỹ mới có thể được triển khai vào năm tới”.
Tuy nhiên, tổ chức phi lợi nhuận Avaaz cho biết từ nay đến tháng 12 tới, Quỹ Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu cần huy động được 200 triệu USD từ ít nhất 3 nhà tài trợ để cơ chế này đi vào hoạt động từ cuối năm nay.
Cuộc họp trên diễn ra 8 tháng sau khi các chính phủ đã thông qua Khuôn khổ Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal tại Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước LHQ về đa dạng sinh học (COP15) ở Canada. Một trong 23 mục tiêu của khuôn khổ này là huy động các bên tham gia trong cả khu vực công và tư nhân chi 200 tỷ USD mỗi năm cho các sáng kiến bảo tồn thiên nhiên vào năm 2030, trong đó các nước phát triển đóng góp ít nhất 20 tỷ USD mỗi năm từ nay đến năm 2025.
Quỹ Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu nói trên thuộc quản lý của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), cơ chế được thiết lập theo Công ước LHQ về đa dạng sinh học và Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, vốn đã cung cấp hơn 23 tỷ USD cho hàng nghìn dự án trong 30 năm qua. Theo GEF, các nước kém phát triển nhất thế giới và các quốc đảo nhỏ sẽ được ưu tiên nhận hơn 30% số tiền tài trợ của quỹ, trong đó khoảng 20% dành cho các dự án do người bản địa dẫn đầu.
Hiện tượng cá chết hàng loạt dọc sông Oder nhận giải 'bê bối' về tàn phá hệ sinh thái
Hiện tượng cá chết hàng loạt dọc sông Oder chảy qua Ba Lan và Đức đã nhận một giải thưởng không ai mong muốn, mang tên "Khủng long của năm" 2022, do Liên minh Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (NABU) trao.
Vớt cá chết trên sông Oder tại Widuchowa, Ba Lan, ngày 14/8/2022. Ảnh: PAP/TTXVN
Tình trạng cá chết hàng loạt ở sông Oder, đoạn gần thị trấn Olawa của Ba Lan, bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 7 vừa qua. Khoảng 2 tuần sau đó, khu vực hạ lưu sông Oder ở Đức cũng ghi nhận tình trạng cá chết bất thường. Cho đến nay, hàng tấn cá chết đã được vớt khỏi sông. Theo báo cáo của giới chuyên gia Đức, hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Oder là do sự phát triển của loài tảo độc nước lợ khi nước sông đột ngột tăng độ mặn.
NABU, tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Đức, cảnh báo nhiều con sông và dòng chảy tự nhiên ở Đức đang trong tình trạng sinh thái kém. Chủ tịch NABU Joerg-Andreas Krueger cho rằng các con sông và dòng chảy đang bị ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái tạo sông Oder để chống lại các tác động của biến đổi khí hậu và ngăn chặn thiệt hại đối với hệ sinh thái.
Tháng 10 vừa qua, Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, An toàn hạt nhân và Bảo vệ Người tiêu dùng (BMUV) Đức cho biết chỉ có 10% số sông, hồ và vùng nước ven biển của nước này được ghi nhận sinh thái tốt. Khoảng 20% số nguồn nước ngầm ở Đức được chứng minh là có hàm lượng nitrat quá cao. Mặc dù tình trạng ô nhiễm hóa chất trong nước ngầm đã giảm nhẹ, nhưng vẫn còn "những thách thức lớn".
Kể từ năm 1993, NABU trao giải "Khủng long của năm" cho những nhân vật của công chúng, hoặc những dự án thể hiện thiếu cam kết đối với bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Châu Phi đã nóng, giờ lại thêm "nóng" Với tiềm năng, lợi thế trên nhiều lĩnh vực, kinh tế trên đà phát triển mạnh,... châu Phi được coi là khu vực quan trọng trong cán cân quyền lực toàn cầu. Do đó, đây là nơi diễn ra sự cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt giữa các cường quốc trong thế kỷ XXI. Có thể nói, cuộc chạy đua gây dựng hình...