Các nước Nam Mỹ ngăn đội tàu cá khổng lồ của Trung Quốc đánh bắt tận diệt
Bốn quốc gia Nam Mỹ công bố kế hoạch xây dựng khu bảo tồn chung nhằm ngăn đội tàu cá hàng trăm chiếc của Trung Quốc ồ ạt đánh bắt, gây nguy hại tới môi trường và sinh kế của ngư dân địa phương.
Tàu hải quân Ecuador tiếp cận một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Galapagos (Ảnh: Armada del Ecuador).
Đầu tuần này, chính phủ các nước Ecuador, Colombia, Panama, Costa Rica công bố kế hoạch lập khu bảo tồn kéo dài từ quần đảo Galapagos vào hành lang biển từ đảo Malpelo của Colombia tới đảo Cocos và Coiba ngoài khơi Trung Mỹ. Nỗ lực này sẽ giúp các nước lập vùng cấm đánh bắt cá chung trên khu vực biển diện tích nửa triệu km2.
Theo Wall Street Journal, các nhà bảo tồn học đánh giá rất cao nỗ lực của các nước Mỹ Latinh trong việc mở rộng khu bảo tồn ở Thái Bình Dương từ Ecuador tới Trung Mỹ để ngăn các tàu cá Trung Quốc tràn vào đánh bắt cạn kiệt nguồn hải sản.
“Điều tuyệt vời nhất trong dự án này chính là việc đây là khu bảo tồn đa quốc gia đầu tiên trên thế giới. Đó là một bước đi quan trọng. Chúng tôi có công nghệ giúp bảo vệ khu vực và các vệ tinh có thể cung cấp thông tin quan trọng”, chuyên gia chính sách đại dương Maximiliano Bello, nhận định.
Dù các quốc gia Mỹ Latinh không nêu đích danh Trung Quốc khi công bố khu bảo tồn hàng hải mới, nhưng trong quá khứ, họ từng lên tiếng về cách hành xử của các đội tàu cá Trung Quốc vận hành từ Argentina tới Mexico. Các nhà môi trường học cáo buộc hàng trăm tàu cá Trung Quốc đánh bắt ồ ạt ở vùng biển ngoài khơi Mỹ Latinh để bắt mực ống khổng lồ, đe dọa tính bền vững của nguồn thức ăn quan trọng trong chuỗi thức ăn cho các loài động vật biển khác, bao gồm cá voi lưng gù, cá đuối, rùa khổng lồ và cá mập đầu búa.
Nhà bảo tồn Milko Schvartzman người Argentina gọi vấn đề này là “quả bom hẹn giờ sinh thái. Nó gây ra thiệt hại cho toàn bộ chuỗi thực phẩm”.
Ông Schvartzman cho biết, ông ước tính khoảng 800 tàu cá Trung Quốc ở khu vực biển Nam Mỹ trong năm nay. Hai mươi năm trước, khi các tàu cá Trung Quốc lần đầu tiên tới khu vực này đánh cá, nhóm tàu này chỉ có khoảng 50 chiếc.
Mỹ cho rằng các hoạt động đánh cá bất hợp pháp cũng gây ảnh hưởng tới kinh tế địa phương tại các quốc gia đang phát triển. Washington cũng coi đánh bắt bất hợp pháp là mối đe dọa an ninh hàng hải lớn nhất thế giới, vượt hơn cả cướp biển.
Video đang HOT
Phía Trung Quốc chưa đưa ra bình luận khi Wall Street Journal đề nghị. Trong quá khứ, Bắc Kinh từng tuyên bố sẽ không khoan nhượng với hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp và kêu gọi các ngư dân Trung Quốc tuân thủ luật hàng hải của các nước như Ecuador.
Đánh bắt tận diệt
Vùng biển lạnh và sâu ở Thái Bình Dương kéo dài từ Nam Cực đến Bắc Mỹ có một trong những hệ sinh thái biển đa dạng sinh học nhất thế giới. Nó cũng là một trong những ngư trường phong phú nhất. Những điều này đã thu hút các tàu đánh cá từ bên ngoài châu Mỹ Latinh, dẫn đến việc đánh bắt bất hợp pháp gia tăng.
Các đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc có khả năng ở trên biển hàng tháng trời đánh bắt cá trong vùng biển quốc tế bên ngoài các nước Mỹ Latinh. Chính phủ các nước nhiều lần cáo buộc đội tàu Trung Quốc đang đánh bắt quá mức và làm tổn hại đến ngành ngư nghiệp địa phương, vốn không có khả năng cạnh tranh với tàu cá nước ngoài.
Ngoại trưởng Ecuador Mauricio Montalvo cho rằng, vấn đề ở đây chính là quy mô lớn của đội tàu cá Trung Quốc.
“Có tới 300 tàu cùng tàu đông lạnh khổng lồ đậu hàng tháng trời ở các đại dương để đánh bắt và chế biến hải sản tại chỗ. Chúng tôi cảnh giác và cố gắng kiểm soát, nhưng không làm được gì nhiều”, ông Montalvo thừa nhận.
Các nhà bảo tồn đã cảnh báo về tình trạng khai thác quá mức ở vùng biển quanh đảo Galapagos của Ecuador. Họ cho rằng sức ép chưa từng có tiền lệ từ hoạt động đánh bắt ồ ạt cá mập và các loài sinh vật khác đã đe dọa hệ sinh thái biển tại quần đảo nổi tiếng thế giới này.
Dù ủng hộ sáng kiến lập khu bảo tồn chung, nhưng các nhà môi trường học cho rằng, việc thực thi nó có thể sẽ khó khăn vì các nước Mỹ Latinh thiếu ngân sách, cũng như thiếu năng lực kiểm soát và tuần tra ở khu vực này.
Nguy cơ khủng hoảng năng lượng đe dọa toàn cầu
Nỗ lực loại bỏ than đá, giữa lúc nhu cầu năng lượng tăng vọt để phục hồi sau đại dịch, khiến nhiều nước thiếu nghiêm trọng nguồn cung.
Trong bối cảnh mùa đông đang đến gần, nhiệt độ giảm dần ở Bắc Bán cầu, nhu cầu sưởi ấm trở thành tất yếu. Tuy nhiên, các kho dự trữ năng lượng tại châu Âu đang ở mức thấp đáng báo động.
Rắc rối bắt đầu từ mùa đông năm ngoái, khi thời tiết lạnh bất thường khiến nhu cầu sưởi ấm tăng vọt, làm giảm nghiêm trọng trữ lượng khí đốt xuống mức đáng lo ngại là 30% vào tháng 3. Tới mùa xuân, với chiến dịch tiêm chủng Covid-19 thành công, hoạt động kinh doanh và tiêu dùng tại châu Âu tăng trở lại nhanh chóng, thúc đẩy làn sóng tiêu thụ năng lượng mới.
Nhu cầu tiếp tục gia tăng trong mùa hè, do thời tiết nóng bức khiến người dân sử dụng điều hòa và các hệ thống làm mát nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu tăng không đi kèm với sự gia tăng về nguồn cung, khi dòng khí đốt Nga, Na Uy và Algeria cung cấp cho châu Âu vẫn ở mức bình thường bất chấp giá cả tăng. Trong khi đó, các nhà máy điện hạt nhân lạc hậu của châu Âu đang bị loại bỏ dần hoặc hoạt động ngày càng kém hiệu quả.
Tim Gore, chuyên gia thuộc Viện Chính sách Môi trường châu Âu, cho biết ngoài những lý do trên, nhiều yếu tố khác đang khiến vấn đề thêm trầm trọng. "Chúng tôi đã thành công trong việc đưa than đá khỏi mạng lưới điện, nhưng nguồn năng lượng từ gió gần đây lại sụt giảm vì thời tiết", Gore giải thích.
Hệ quả là giá khí đốt tại châu Âu đã tăng gần 500% trong năm qua. Dù Liên minh châu Âu (EU) đang dần cắt giảm sự phụ thuộc lâu nay vào nhiên liệu hóa thạch, với việc năng lượng tái tạo lần đầu tiên trở thành nguồn điện chính của khối vào năm ngoái, sự thay đổi này chưa đủ nhanh và rộng rãi để đáp ứng nhu cầu tăng vọt.
Các thợ điện làm việc tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, hôm 27/9. Ảnh: AFP .
Giờ đây, ngay cả một mùa đông với mức nhiệt bình thường tại Bắc Bán cầu cũng có nguy cơ đẩy giá khí đốt ở hầu hết khu vực trên thế giới lên cao. Các nhà hoạch định hy vọng thời tiết sẽ không quá cực đoan, bởi đã quá muộn để tăng nguồn cung.
"Nếu mùa đông năm nay thực sự lạnh, chúng tôi lo ngại sẽ không có đủ khí đốt để sưởi ấm tại châu Âu", Amos Hochstein, cố vấn cấp cao về an ninh năng lượng tại Bộ Ngoại giao Mỹ, cảnh báo, nói thêm rằng đối với một số nước, tình trạng thiếu khí đốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
Châu Á cũng rơi vào tình huống tương tự, khi các nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng đang phải trả mức giá kỷ lục đối với thời điểm này trong năm nhằm đảm bảo nguồn cung. Một số bắt đầu tăng cường mua những nhiên liệu có hại cho môi trường hơn như than và dầu sưởi, phòng trường hợp thiếu năng lượng.
Tình trạng này có thể gây suy yếu nỗ lực đạt những mục tiêu đầy tham vọng về môi trường của chính phủ các nước, bởi khí đốt thải ra lượng CO2 khoảng một nửa so với than đá.
Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc, nước mua nhiều khí đốt nhất thế giới, đã không tăng dự trữ khí đốt đủ nhanh, dù lượng nhập khẩu gần gấp đôi so với năm ngoái, trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực thúc đẩy giảm ô nhiễm.
Mục tiêu này buộc chính quyền nhiều tỉnh ở Trung Quốc phải áp dụng những biện pháp tình thế như cắt điện diện rộng, mặc dù tình trạng thiếu than cũng được cho là một lý do gây ra cảnh khan hiếm điện đang bao trùm đất nước. Một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể khiến tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc thêm trầm trọng, khi giới chức sử dụng khí đốt để thắp sáng và sưởi ấm cho các hộ gia đình trong mùa đông thay vì sản xuất điện.
Việc các nhà máy Trung Quốc bị thiếu điện sẽ dẫn đến giá thép và nhôm toàn cầu tăng vọt. Tại châu Âu, chi phí năng lượng tăng đột biến cũng đã buộc một số nhà máy phân bón phải giảm sản lượng, cùng nhiều cơ sở sản xuất khác sắp rơi vào cảnh tương tự. Vì vậy, chi phí sản xuất của nông dân có nguy cơ cũng tăng, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát lương thực toàn cầu.
Sau khi châu Âu dần nối lại hoạt động, các nước Đông Á cũng tái khởi động nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu năng lượng gia tăng. Các dịch vụ cung cấp điện tại Nhật Bản và Hàn Quốc phần lớn được đảm bảo nhờ những hợp đồng khí tự nhiên hóa lỏng dài hạn.
Tuy nhiên, Công ty Điện lực Hàn Quốc hôm 23/9 thông báo sẽ tăng giá điện lần đầu tiên trong vòng 8 năm, bởi một đợt lạnh đột ngột có thể buộc các công ty phải mua khí đốt khẩn cấp với giá cao kỷ lục. Tình huống này đã xảy ra vào mùa đông năm ngoái.
Chi phí đảm bảo nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng thậm chí châm ngòi bất đồng chính trị tại Pakistan, khi các chính trị gia đối lập yêu cầu điều tra hoạt động nhập khẩu mặt hàng này do các công ty quốc doanh thực hiện.
Tại Brazil, dòng chảy trên lưu vực sông Parana xuống mức thấp nhất trong gần một thế kỷ, khiến sản lượng thủy điện giảm, buộc các công ty điện lực phải phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt. Hồi tháng 7, nước này tăng lượng nhập khẩu khí đốt lên mức cao kỷ lục, khiến hóa đơn điện của các hộ gia đình cũng tăng vọt.
"Cơn khát" năng lượng từ châu Á, châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ khiến cả thế giới hướng đến các nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng như Qatar, Mỹ, Trinidad và Tobago.
"Mọi khách hàng của chúng tôi đều có nhu cầu rất lớn, nhưng không may, chúng tôi không thể đáp ứng tất cả", Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Al-Kaabi cảnh báo tại một hội nghị trong tháng này.
Trong khi đó, các nhà xuất khẩu Mỹ sẵn sàng vận chuyển nhiều hàng hơn nhờ những dự án khai thác mới đi vào hoạt động. Tuy nhiên, việc tăng cường xuất khẩu đồng nghĩa với lượng khí đốt trong nước giảm bớt.
Dù giá khí đốt tại Mỹ thấp hơn đáng kể so với châu Âu và châu Á, chúng đang ở gần mức cao nhất kể từ năm 2014. Lượng khí đốt dự trữ cũng đang thấp hơn mức trung bình theo mùa. Tổ chức Người tiêu dùng Năng lượng Công nghiệp Mỹ đã yêu cầu Bộ Năng lượng nước này giảm xuất khẩu cho tới khi lượng khí đốt dự trữ trở lại mức bình thường.
Động thái này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt năng lượng ở nước ngoài. Vì vậy, giới quan sát nhận định nền kinh tế thế giới có khả năng sẽ "thấm đòn" từ sự phụ thuộc vào khí đốt trong mùa đông năm nay.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...