Các nước Mỹ Latinh với bài toán phân bổ vaccine ngừa COVID-19
Không chỉ các nước châu Phi, một số nước Mỹ Latinh, vốn đang “kẹt” về tài chính, phải đối mặt với rất nhiều thách thức xã hội, kinh tế và địa lý trong nỗ lực đảm bảo phân phối vaccine ngừa COVID-19 đến cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương trong bối cảnh dịch bệnh tại những quốc gia này đang tiếp tục lây lan nghiêm trọng.
Vaccine ngừa COVID-19 do hãng Pfizer (Mỹ) phát triển. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo các chuyên gia, các thành phố lớn như Sao Paulo (Brazil), hay các khu vực đồi núi như dãy núi Andes và lưu vực Amazon đặt ra thách thức rất lớn về địa lý đối với các nhà phân phối dược phẩm do phải có chuỗi cung ứng lạnh để bảo quản vaccine.
Nhà dịch tễ học người Colombia, Carlos Trillos nhấn mạnh việc vận chuyển vaccine đến những khu vực xa xôi hẻo lánh nhất với yêu cầu đảm bảo lạnh được xem là khó khăn lớn đầu tiên. Không chỉ vậy, chính phủ nhiều nước còn chạy đua với thời gian để đào tạo nhân viên cách thức bảo quản những dược phẩm này.
Các nước nằm trong lưu vực Amazon đã từng gặp phải thách thức về địa lý trong các chiến dịch tiêm chủng trước đó cho 3 triệu người thổ dân sinh sống trong rừng nhiệt đới Amazon, một khu vực có quy mô rộng lớn gấp gần 7 lần diện tích của Tây Ban Nha. Do vậy, việc phân bổ vaccine ngừa COVID-19 cũng không ngoại lệ.
Theo thống kê đến thời điểm này, có khoảng 12,5 triệu người trong tổng số 630 triệu dân số Mỹ Latinh mắc COVID-19 và ít nhất 435.000 người đã không qua khỏi.
Video đang HOT
Trong số hãng dược phẩm dẫn đầu cuộc đua bào chế vaccine ngừa COVID-19, thì vaccine của hãng Pfizer và BioNTech đòi hỏi nhiệt độ bảo quản ở mức -70 độ C, điều này đồng nghĩa với việc loại vaccine tiềm năng này chỉ có thể phân phối đến các thành phố lớn.
Phó Giám đốc Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO), ông Jarbas Barbosa, chỉ rõ việc đảm bảo chuỗi cung ứng lạnh xuyên suốt là thách thức đối với tất cả quốc gia. Tuy nhiên, một tin vui là hơn 100 loại vaccine ngừa COVID-19 đang trong quá trình thử nghiệm, thậm chí một số vaccine sắp hoàn tất các cuộc thử nghiệm lâm sàng chỉ đòi hỏi chuỗi cung ứng lạnh thông thường từ -15 độ C đến -25 độ C.
Trở ngại khác mà các nước Mỹ Latinh đối mặt, theo ông Barbosa, là chi phí mua vaccine. PAHO dự định phân bổ vaccine cho các nước Mỹ Latinh từ tháng 3 đến tháng 5/2021 thông qua COVAX, một cơ chế tiếp cận và phân bổ vaccine ngừa COVID-19 trên phạm vi toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đứng đầu.
Phó Giám đốc PAHO chỉ rõ tất cả nước Mỹ Latinh đã tham gia cơ chế này dù một số nước thiếu nguồn lực tài chính để tự mua vaccine. Ông nêu rõ trong trong trường hợp COVAX chỉ cung cấp đủ vaccine cho 10% đến 20% dân số Mỹ Latinh, nhiều quốc gia trong khu vực này buộc tìm kiếm các thỏa thuận mua vaccine riêng rẽ với các hãng dược phẩm. Một số nước Mỹ Latinh đã đặt cọc những khoản tiền rất lớn để đảm bảo sớm vaccine, song điều này dường như “xa vời” đối với một số quốc gia có thu nhập thấp như Bolivia, Haiti, Guyana, một số đảo quốc Caribe hay một số quốc gia bị thiên tai hoành hành như El Salvador, Honduras và Nicaragua.
Argentina mới đây đã đạt thỏa thuận với các hãng dược phẩm nhằm đảm bảo vaccine có sẵn cho 28 triệu trong tổng số 44 triệu người dân nước này, đồng thời giao cho quân đội tham gia phấn phối dược phẩm này. Peru cũng “nhanh chân” đặt hàng 9,5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và đang thỏa thuận với các hãng dược phẩm khác để cung cấp vaccine cho 24,5 triệu trong tổng số 31 triệu người dân nước này. Tương tự, Venezuela đã đạt thỏa thuận với Nga để mua 10 triệu liều vaccine Sputnik V trong quý I/2021 và có kế hoạch tiên phòng trên diện rộng từ tháng 4 năm sau tại nước này.
Tuy nhiên, ông Virgilio Vasquez, người đừng tổ chức phi chính phủ Doctors United, cho rằng ngoài những vấn đề trên, Venezuela đối mặt với thách thức về nhiên liệu và điện năng để đảm bảo vận hành tốt chuỗi cung ứng lạnh và phân phối vaccine đến người dân.
Điện Kremlin tiết lộ lý do ông Putin vẫn chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19
Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19, nhiều tháng sau khi nhà lãnh đạo Nga thông báo Sputnik V là vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên được đăng ký trên thế giới.
Ông Putin đến nay chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Điện Kremlin ngày 24.11 thông báo ông Putin vẫn chưa thể tiêm vaccine vì Sputnik V chưa được chứng nhận, chưa kết thúc quá trình thử nghiệm đại trà.
Nhưng đội ngũ nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch, các quan chức và giáo viên Nga đã được tiêm vaccine.
"Tổng thống chưa thể sử dụng vaccine chưa được chứng nhận", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời họp báo. Ông Peskov không giải thích sự khác biệt giữa "vaccine được chứng nhận" và "vaccine được đăng ký".
"Việc tiêm vaccine đại trà cho người dân chưa diễn ra. Dĩ nhiên là Tổng thống cũng chưa thể tiêm vaccine với tư cách là tình nguyện viên", ông Peskov nói thêm.
Ông Peskov nói các thử nghiệm sẽ sớm hoàn tất và ông Putin sẽ quyết định khi nào thì mình "cần phải tiêm vaccine".
Cùng ngày, các nhà phát triển vaccine Sputnik V cung cấp các thông tin mới, khẳng định vaccine hiệu quả, an toàn, rẻ và dễ dàng vận chuyển.
Viện Gamaelya - nơi phát triển vaccine và Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) - đơn vị tài trợ tài chính, đã cung cấp các dữ liệu ban đầu về vaccine. Các dữ liệu thu thập được cho thấy Sputnik V đạt hiệu quả 91,4% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19. Ước tính có 18.794 tình nguyện viên tham gia tiêm vaccine.
Trong khi đó, các hãng sản xuất vaccine khác như Pfizer và Moderna của Mỹ đã thông báo vaccine của các cơ quan này phát triển đạt hiệu quả từ 94,5-95%.
Viện Gamaelya và RDIF cung thông báo mỗi liều vaccine có giá dưới 10 USD ở thị trường quốc tế và coi đây là mức giá rất cạnh tranh. Mỗi người cần tiêm 2 liều vaccine cách nhau vài tuần. Người dân Nga được tiêm vaccine miễn phí.
Nga cũng thông báo vaccine Sputnik V cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C. Trong khi đó, vaccine của Pfizer cần được bảo quản ở nhiệt độ lên tới âm 70 độ C. Vaccine của Mordena có thể lưu trữ ở tủ lạnh trong 30 ngày.
Vaccine Covid-19 vẫn là mối quan tâm chính của các nước Australia đang khá lạc quan với vaccine ngừa Covid-19 của Oxford-AstraZeneca. Trong khi đó, Thái Lan đang thúc đẩy tới 7 dự án sản xuất vaccine ngừa đại dịch này. Sau khi vaccine ngừa Covid-19 của trường Đại học Oxford và công ty AstraZeneca mà Australia đã đặt mua được khẳng định có hiệu quả bảo vệ lên tới 90%, chính phủ nước...