Các nước giàu đưa ra tín hiệu lạc quan về chấm dứt bất bình đẳng vaccine
Tại Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu, do Ủy ban châu Âu và Italy chủ trì, ngày 21/5, các nước giàu và các hãng sản xuất dược phẩm lớn trên thế giới đã cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa nhằm thu hẹp bất đồng trong cuộc chiến chống COVID-19, tăng cung cấp vaccine cho các nước nghèo.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Tín hiệu trên được đưa ra trong bối cảnh các chương trình tiêm chủng vaccine đại trà đang phát huy tác dụng, giúp giảm một lượng lớn số ca mắc mới tại những nước giàu, trong khi chỉ số ít vaccine được chuyển đến các nước kém phát triển hơn – vốn vẫn chật vật đối phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19, kéo theo những cáo buộc về “ phân biệt chủng tộc vaccine”.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến nay, khoảng 1,53 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu, song châu Phi chỉ chiếm khoảng 1% trong số này.
Trong Tuyên bố Rome kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo cũng kêu gọi tự nguyện cấp phép và chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy việc sản xuất vaccine. Tuy nhiên, các nước không thể đạt được đồng thuận về việc thúc đẩy vấn đề đang gây tranh cãi, được Mỹ và nhiều nước thúc đẩy, về việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine COVID-19.
Hai hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech cam kết sẽ cung cấp 1 tỷ liều vaccine giảm giá trong năm nay cho các nước nghèo hơn và cung cấp thêm 1 tỷ liều vào năm 2022. Johnson & Johnson cũng cho biết sẽ cung cấp 200 triệu liều vaccine cho COVAX – chương trình phân phối vaccine toàn cầu – nhằm hỗ trợ các nước nghèo tiếp cận với vaccine. EU cũng cam kết hỗ trợ 1,2 tỷ USD để xây dựng các trung tâm sản xuất vaccine ở châu Phi.
Cũng trong tuyên bố, các nhà lãnh đạo thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng kiến ACT-Accelerator – một công cụ của WHO để phân phối vaccine, thuốc và xét nghiệm COVID-19. Nhưng trái với những kỳ vọng ban đầu, tuyên bố không bao gồm cam kết rõ ràng để tài trợ đầy đủ cho chương trình, hiện vẫn còn thiếu 19 tỷ USD.
Tại hội nghị, Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết sẽ hợp tác với WHO phát triển hệ thống “radar đại dịch toàn cầu” giúp xác định nhanh chóng các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và theo dõi dịch bệnh trên toàn cầu. Bên cạnh đó, ông cũng kêu gọi thế giới đoàn kết để chống đại dịch COVID-19 cũng như các đại dịch khác trong tương lai. Với tư cách là Chủ tịch luân phiên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), Thủ tướng Anh đã nhấn mạnh sự cần thiết phải sẵn sàng ứng phó với các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai.
WHO khuyên chưa du lịch quốc tế dù vaccine COVID-19 hiệu quả với biến thể mới
Quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tiến triển trong cuộc chiến chống COVID-19 vẫn còn mong manh và chưa nên du lịch quốc tế tại thời điểm này.
Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của WHO, ông Hans Kluge. Ảnh: AFP
Phát biểu ngày 20/5, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của WHO, ông Hans Kluge, nói rằng tại thời điểm thế giới vẫn phải đối mặt với nguy cơ và bất ổn mới, người dân các nước cần tiếp tục thận trọng, suy nghĩ lại hoặc tránh đi du lịch quốc tế. Bởi chỉ một vài ca lây nhiễm cũng có thể làm bùng phát dịch.
Ông Kluge thừa nhận, các mẫu vaccine COVID-19 được cấp phép đều chứng minh được hiệu quả trước mọi biến chủng. "Vaccine chính là ánh sáng cuối đường hầm trong cuộc chiến chống COVID-19 và vì thế chúng ta không được phép bịt mắt trước ánh sáng đó", người đứng đầu WHO tại châu Âu nói về vai trò của vaccine cũng như tâm lý e ngại tiêm ngừa ở một bộ phận người dân.
Cho đến nay, biến chủng có nguồn gốc từ Ấn Độ đã xuất hiện tại 26/53 nước ở châu Âu. Tỉ lệ tiêm ngừa tại khu vực này mới chỉ đạt 23%, trong đó chỉ có 11% đã tiêm đủ hai mũi.
Malaysia xem xét phong tỏa bang giàu nhất nước Ngày 17/5, Bộ Y tế Malaysia cho biết có thể phải đóng cửa hoàn toàn bang Selangor - vốn là trung tâm vận tải biển và công nghiệp, đóng góp chính cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này nếu làn sóng lây nhiễm COVID-19 hiện nay vẫn tiếp diễn. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Klang, bang Selangor, Malaysia, ngày...