Các nước EU ủng hộ hợp tác công nghệ và thương mại với Mỹ
Các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết ngày 29/9, chính phủ các nước thành viên khối này đã cam kết xây dựng một tuyên bố chung về hợp tác công nghệ giữa EU và Mỹ, ngay trong thời gian diễn ra cuộc họp xuyên Đại Tây Dương quan trọng.
Cờ Liên minh châu Âu (trái) và quốc kỳ Mỹ tại trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Hội đồng Thương mại và Công nghệ (TTC) EU – Mỹ sẽ chính thức ra mắt và nhóm họp lần đầu tiên tại Pittsburgh, bang Pennsylvania (Mỹ) vào ngày 29/9 để thảo luận một số thách thức kinh tế và công nghệ lớn mà liên minh xuyên Đại Tây Dương đang phải đối mặt. Theo các nguồn tin trên, các quan chức cấp cao của Mỹ và EU dự định thảo luận về tình trạng thiếu chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và các vấn đề cạnh tranh công nghệ tại cuộc họp đầu tiên này. Đề xuất về mối quan hệ đối tác chuỗi cung ứng chất bán dẫn giữa EU và Mỹ cũng sẽ được thảo luận theo hướng cả hai bên đều phụ thuộc lẫn nhau.
Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo và Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai sẽ tham dự cuộc họp đầu tiên của TTC tại Pittsburgh. Các quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng sẽ tiếp hai Phó Chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu (EC) Margrethe Vestager và Valdis Dombrovski tại một diễn đàn ở Pittsburgh, vốn được tổ chức nhằm thiết lập các tiêu chuẩn về công nghệ.
TCC sẽ là nền tảng cho EU và Mỹ thúc đẩy đổi mới và đầu tư giữa hai khu vực kinh tế, tăng cường chuỗi cung ứng và ngăn chặn những trở ngại không cần thiết đối với thương mại. Bên cạnh đó, TTC cũng đóng vai trò như một diễn đàn có ảnh hưởng chính trị để giải quyết những bất đồng xuyên Đại Tây Dương trong thập niên qua – từ các quy định về quyền riêng tư và chuyển dữ liệu cho đến những quy định về các tập đoàn công nghệ lớn và việc đánh thuế số. Theo tuyên bố chung giữa EU – Mỹ sau hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6 năm nay, hội đồng chung này sẽ tập trung vào việc dỡ bỏ các rào cản thương mại, thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu và thúc đẩy đổi mới các công nghệ quan trọng.
Afghanistan không có đại diện phát biểu tại Khóa họp 76 ĐHĐ LHQ
Afghanistan sẽ không có đại diện phát biểu tại khóa họp 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) sau khi Đại sứ của chính quyền cũ của Afghanistan tại LHQ, ông Ghulam Isaczai quyết định rút lui vào ngày 26/9.
Phiên khai mạc Tuần lễ cấp cao kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 76 tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ). Ảnh: THX/TTXVN
Các nhà ngoại giao cho biết, theo kế hoạch ban đầu, ông Ghulam Isaczai sẽ có bài phát biểu trong phiên họp ngày 27/9, tuy nhiên, ông thông báo rút lui vào 1 ngày trước đó.
Ông Ghulam Isaczai đưa ra quyết định trên trong bối cảnh có nhiều tranh cãi liên quan đến chiếc ghế đại diện của Afghanistan tại LHQ sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước Tây Nam Á này vào tháng trước.
Tuần trước, Ngoại trưởng Amir Khan Muttaqi của chính quyền Taliban đã gửi thư yêu cầu được phát biểu tại kỳ họp của ĐHĐ LHQ và đề cử người phát ngôn của văn phòng chính trị Taliban tại Doha, ông Suhail Shaheen làm Đại sứ của Afghanistan tại LHQ.
Trong khi đó, ông Ghulam Isaczai hiện là Đại sứ Afghanistan tại LHQ, cũng đã yêu cầu LHQ gia hạn chứng nhận quyền đại diện của ông này.
Các vấn đề công nhận ghế đại diện của các nước tại LHQ sẽ do một ủy ban gồm 9 thành viên, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và Nga, giải quyết. Tuy nhiên, ủy ban này thường nhóm họp vào tháng 10 hoặc tháng 11. Do vậy, cho đến khi ủy ban trên công bố thông tin chính thức, ông Isaczai tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Đại sứ của Afghanistan tại LHQ.
Mỹ tin tưởng hoàn tất việc sơ tán ở Afghanistan trước hạn chót 31/8 Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 23/8, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden tin rằng Mỹ có thời gian để sơ tán tất cả các công dân Mỹ ra khỏi Afghanistan vào thời hạn rút toàn bộ binh lĩnh Mỹ là ngày 31/8. Binh sĩ Mỹ đảm bảo an ninh cho công...