Các nước ASEAN đã sẵn sàng cho chuyển đổi số?
Chuyển đổi số là xu hướng đang được nhắc đến trong tất cả lĩnh vực ở mọi quốc gia. Các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đã sẵn sàng để chuyển đổi số hay chưa?
Chuyển đổi số ( digital transformation), dù chưa có khái niệm thống nhất, có thể hiểu là sự thay đổi liên quan đến ứng dụng công nghệ số trong mọi khía cạnh đời sống, xã hội. Nó đang được dẫn dắt bởi nhu cầu khách hàng và các tác nhân thị trường. Nếu thất bại trong chuyển đổi số, doanh nghiệp có nguy cơ đánh mất người dùng.
Quan trọng như vậy, tuy nhiên các doanh nghiệp ASEAN đã chuẩn bị đến đâu cho cuộc chuyển đổi số? Theo báo cáo “Ready, Steady, Unsure” của Cisco, mức độ sẵn sàng của các nước không giống nhau. Cisco khảo sát 1.325 lãnh đạo CNTT cao cấp tại các công ty có từ 500 nhân viên trở lên tại châu Á – Thái Bình Dương, trong đó từ 75 đến 200 lãnh đạo CNTT tại ASEAN và phát hiện: 47% số này không có đủ ngân sách cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng số đúng đắn, 43% không có đủ nguồn lực con người để phát triển giải pháp cần thiết cho chuyển đổi số, 42% nói cơ sở hạ tầng CNTT sẵn có không phù hợp và không thể hỗ trợ có công nghệ thế hệ tiếp theo.
Hệ quả tất yếu là dù ASEAN khá lạc quan về chuyển đổi số, họ không thể dẫn đầu. Tất nhiên, có sự khác biệt giữa ưu tiên, trọng tâm và nhu cầu giữa mỗi nước trong khảo sát, tương ứng với sự phát triển của một số công nghệ nhất định trong khu vực. Chẳng hạn, chính phủ các nước như Singapore, Malaysia và Thái Lan cung cấp môi trường thuận lợi để doanh nghiệp dẫn đầu quá trình chuyển đổi số. Đó là lý do vì sao dữ liệu lớn và phân tích, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa phát triển mạnh tại các nước này.
Thái Lan đứng đầu ASEAN về mức độ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với 49% doanh nghiệp quan tâm và đầu tư, cao hơn mức trung bình 38% của khu vực. Nó giúp Thái Lan nổi lên như một quốc gia đổi mới. Với tiềm năng khổng lồ của AI, các công ty trong nước cũng thu hút được đầu tư nước ngoài từ Mỹ và Trung Quốc. Thái Lan còn đánh bại tỉ lệ trung bình của khu vực (48%) về ứng dụng công nghệ tự động hóa (59%). Nhờ các sáng kiến mới của chính phủ như chương trình visa công nghệ SMART áp dụng từ tháng 2/2018, có lẽ Thái Lan sẽ sớm “soán” ngôi đầu bảng.
Một điều khá thú vị là dù vạn vật kết nối (IoT) là một trong số những công nghệ hấp dẫn nhất, nó lại được ứng dụng ít nhất với tỉ lệ trung bình tại ASEAN là 28% và 36% tại Việt Nam và Singapore. Đây không phải điều khó hiểu khi công nghệ này đòi hỏi đầu tư khá lớn để triển khai trong khi ngân sách lại là bài toán khó với các doanh nghiệp khi sáng tạo và xây dựng giải pháp kỹ thuật số.
Video đang HOT
Xét tổng thể, dù các nước ASEAN tự tin nhất về tương lai số trong khu vực châu Á – Thái Bình Dươn, có vài thách thức cần được xử lý ngay nếu doanh nghiệp muốn duy trì cạnh tranh và có lãi. Để tăng tốc thay đổi, chính phủ và doanh nghiệp phải hợp tác nhằm đảm bảo khu vực có tiến triển và sẵn sàng cho chuyển đổi số – xu hướng tối quan trọng với sự tồn tại của họ.
Theo Báo Mới
Doanh nghiệp muốn thành công phải bắt kịp xu thế chuyển đổi "Tổ chức số"
Trong những năm gần đây, thuật ngữ "Chuyển đổi Số" đã không còn xa lạ đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thế nhưng, để trở thành một tổ chức chuyển đổi số thành công, đó vẫn còn là "nút thắt" cần lời giải đáp?
Vì sao doanh nghiệp chậm chuyển đổi số?
Ngày nay, cùng với sự ra đời của hàng loạt những công nghệ hiện đại, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI), Máy học (Machine Learning), Kết nối vạn vật (IoT), và dữ liệu lớn (Big data),... đã và đang mang đến cho các tổ chức, doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn mới, trong việc hoạch định hướng đi, chiến lược cho riêng mình.
Việc chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp kịp thời thay đổi, thích nghi với các mô hình kinh doanh mới, xử lý thông tin, dữ liệu nhanh chóng vượt trội, cải thiện hiệu suất kinh doanh, nâng cao tính linh hoạt của tổ chức.
Định hình thành một Tổ chức số sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động hơn trước sự thay đổi như vũ bão của công nghệ cũng như của nền kinh tế.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều nhà quản trị doanh nghiệp chưa thực sự nhìn thấy rõ tầm quan trọng của việc áp dụng các công nghệ, giải pháp kỹ thuật số hóa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, số ít tổ chức vẫn còn e ngại đến chi phí và thời gian cho việc chuyển đổi số, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống vận hành hiện hữu đã được đầu tư khá nhiều tiền và công sức trước đó.
Ứng dụng nhỏ - Hiệu quả lớn
Khách hàng là trung tâm của mọi mô hình kinh doanh, chính là lý do để doanh nghiệp thay đổi công nghệ. Một doanh nghiệp áp dụng công nghệ số sẽ có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh nhạy hơn, liên tục đánh giá, dự báo được các nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ trải nghiệm để tăng hiệu suất bán hàng.
Sự phát triển luôn là mục tiêu cao nhất. Doanh nghiệp tái xác lập mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên mới, nếu không có sự thay đổi, đầu tư về công nghệ thì rất dễ dẫn đến sự tụt lùi. Bởi hiện nay cung nhiều hơn cầu là hiện tượng xảy ra ở hầu hết các ngành công nghiệp.
Vấn đề Chuyển đổi số đang thực sự trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Cùng lúc, sự đổi mới là một nguyên tắc số tất yếu, vì công nghệ có thể biến điều không thể thành có thể. Thực tế, các doanh nghiệp đi trước "cuộc chơi" ứng dụng nguyên tắc số đã nhận ra tác động của thông tin, ảnh hưởng trực tiếp đến sự kết nối đến khách hàng, sự phát triển trong tương lai. Và đa phần, họ đều tuân thủ các nguyên tắc này để gia tăng hiệu suất sản xuất kinh doanh.
Quá trình để trở thành Tổ chức số ?
Câu hỏi đặt ra làm thể nào để trở thành một "Tổ chức số" đúng nghĩa và thành công? Đây cũng chính là nội dung sẽ được đề cập trong Hội thảo với chủ đề "Becoming A Digital Organization" do Công ty CPTH Lạc Việt phối hợp cùng DellEMC tổ chức vào ngày 25/10 tại TP HCM tới đây.
Giải pháp SurePortal của Lạc Việt giúp nâng cao khả năng hoạt động của doanh nghiệp, quản lý toàn bộ thông tin, quy trình làm việc một cách nhanh nhạy hơn
Tổ chức số phải biết kết hợp các nguyên tắc số, tận dụng các lợi thế công nghệ vào chiến lược, mô hình kinh doanh và cả văn hóa công ty. Nguyên tắc số giúp tổ chức định hình hoạt động doanh nghiệp xoay quanh khách hàng, hướng đến sự tăng trưởng, tăng hiệu suất nhờ vào sự đổi mới.
Để giải quyết bài toán về xử lý, kết nối một lượng lớn dữ liệu, gia tăng tính tương tác, kết nối với khách hàng thường xuyên, chặt chẽ, đòi hỏi các tổ chức phải có một nền tảng kỹ thuật số (Digital Enterprise Platform) ổn định và đồng bộ. Không những thế, việc kết nối giữa các phòng ban, tối ưu hóa quy trình làm việc, gia tăng tương tác, trao quyền cho nhân viên, nâng cao chất lượng hình ảnh sản phẩm luôn đi liền với một cơ sở hạ tầng thông tin đủ thông minh, đủ mạnh.
Được biết, Lạc Việt là một trong những đơn vị đầu tiên cung cấp các giải pháp HCI (Hyper Converged Infrastructure) của DellEMC kết hợp cơ sở hạ tầng truyền thống (tính toán, mạng và lưu trữ) giúp nhiều tổ chức, doanh nghiệp đơn giản hóa việc quản lý dữ liệu, tăng hiệu năng và giảm chi phí vận hành ngày càng hiệu quả hơn.
Theo Tri Thuc Tre
FPT cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc Ngày 4/10, Tập đoàn FPT đã chính thức "bắt tay" cùng Sinhan Bank-ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc trong việc phát triển, triển khai các giải pháp công nghệ như ngân hàng số, Fin-tech... Cụ thể, Shinhan Bank chia sẻ cho FPT các dữ liệu và kiến thức chuyên sâu về hệ thống ngân hàng kỹ thuật số tiên tiến, các dịch vụ...